Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ thông

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TIẾT HỌC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI THƠ VÀ TRUYỆN (Trang 57)

1 .Giáo dục đạo đức

2.4.Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ thông

qua các tiết học thơ, truyện

Qua thực trạng nhận thức của giáo viên về vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học thơ, truyện và thực trạng việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua các tiết học thơ, truyện tại trường mầm non xã Tràng An – Bình Lục – Hà Nam. Tôi xin đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tác phẩm văn học.

2.4.1.Giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về thơ, truyện trong mỗi tiết học cho trẻ làm quen với TPVH

Trước hết giáo viên cần nâng cao nhận thức của mình về nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ thơng qua việc tìm tài liệu, sách tham khảo. Một tiết học cho trẻ LQVTPVH được coi là thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có sự ủng hộ của trẻ, bên cạnh đó thì giáo viên cũng đóng một vai trị hết sức quan trọng, nếu cơ giáo có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về hình thức (đồ dùng trực quan, tranh ảnh) và nội dung (soạn giáo án, thuộc giáo án, thuộc thơ và truyện) thì tiết học đã được đánh giá là thành công, nhưng phải làm sao để giáo viên truyền đạt được hết nội dung của tác phẩm, sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc, đặt câu hỏi phù hợp… thì giáo viên cần phải có nhận thức đúng đắn, có sự am hiểu về tác phẩm mới có thể đạt được hiệu quả giáo dục như mong đợi, cơ giáo có thể tìm kiếm các tài liệu, sách tham khảo, mạng internet… để tìm hiểu trước về các tác phẩm mà cô định dạy cho trẻ. Như vậy việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua tiết học làm quen với thơ và truyện sẽ đạt được hiệu quả.

2.4.2. Giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm lí của từng đối tượng khi cho trẻ tham gia tiết học làm quen với thơ, truyện cho trẻ tham gia tiết học làm quen với thơ, truyện

những đặc điểm riêng cá biệt. Vì vậy, muốn giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua việc cho trẻ làm quen với tiết học thơ và truyện đạt hiệu quả thì giáo viên phải có sự hiểu biết nhất định về trẻ thông qua việc trao đổi, trò chuyện với phụ huynh, trò chuyện với trẻ và quan sát những hành vi của trẻ hàng ngày để giáo viên có những biện pháp giáo dục phù hợp.

Giáo viên cần xác định được với độ tuổi này, chủ điểm này thì mục tiêu cần đạt ở trẻ về đạo đức là gì? Dựa trên cơ sở trẻ đã biết gì? Trẻ đã làm được gì? Và muốn trẻ biết gì và làm được gì sau khi thực hiện xong chủ điểm. Tiếp đó lựa chọn và lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức vào trong các dạng hoạt động cho trẻ LQVTPVH cụ thể. Tức là xác định trong hoạt động này hình thành ở trẻ những tư tưởng tình cảm đạo đức nào? Uốn nắn, sửa chữa, nhắc nhở trẻ những hành vi, thói quen đạo đức nào?

Giáo viên cần chuẩn bị nội dung giáo dục đạo đức trong kế hoạch rõ ràng, cụ thể hơn, đầu tư chuẩn bị hệ thống câu hỏi, tình huống và cách giải quyết những tình huống đó để lồng ghép nội dung giáo dục một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.

2.4.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi

Trong quá trình khai thác nội dung giáo dục đạo đức, giáo viên cần chú ý đặt ra hệ thống câu hỏi gợi mở, phát huy tính tích cực chủ động của trẻ. Giáo viên cần phân tích nội dung lời thơ, lời truyện một cách rõ ràng, cụ thể và cần liên hệ nội dung giáo dục đạo đức đó phù hợp với cuộc sống thực tế, định hướng trẻ thói quen, hành vi đạo đức cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.

Muốn giờ học cho trẻ làm quen với thơ, truyện đạt hiệu quả thì giáo viên nên sử dụng câu hỏi cụ thể, gắn liền với đề tài đàm thoại, câu hỏi được đưa ra để trẻ độc lập suy nghĩ, hệ thống câu hỏi logic để hướng đến việc phát triển tư duy logic cho trẻ, giáo viên đàm thoại với trẻ giúp trẻ tái hiện được nội dung tác phẩm và có thể có những câu hỏi có liên quan đến tác phẩm. Ví dụ truyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ”

Câu 1: Khi gặp mưa, bác Gấu đen đã đến nhà Thỏ nào xin chú nhờ? Bác Gấu đã nói gì?

Câu 2: Thỏ nâu đã làm gì khi bác Gấu xin được chú nhờ vì bị mưa? Thỏ nâu nói như thế nào?

Câu 3: Thỏ trắng đã giúp đỡ bác Gấu như thế nào? Câu 4: Đêm đó gió to nhà Thỏ nâu bị làm sao? Câu 5: Thỏ nâu đã đến nhà ai?

Câu 6: Ai giúp Thỏ nâu làm lại nhà?

Câu 7: Các con nên học tập bạn Thỏ nào? Vì sao?

Khi thực hiện việc giáo dục, giáo viên nên giao tiếp với trẻ một cách nhẹ nhàng, thân thiết, gần gũi, khơi gợi những xúc cảm của trẻ.

Tạo môi trường gần gũi và phù hợp với nội dung bài thơ, câu chuyện. Biện pháp này có vai trị hết sức quan trọng đối với đời sống tình cảm cũng như sự phát triển tồn diện của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo lớn thì trẻ chưa biết đọc truyện trực tiếp nên việc tạo ra môi trường gần gũi với bối cảnh tác phẩm là biện pháp nâng cao khả năng tiếp nhận tác phẩm thơ và truyện giúp trẻ có thể tái hiện lại cốt truyện, hiểu được nội dung bài thơ từ đó giúp trẻ dễ dàng hiểu, cảm nhận và như sống cùng tác phẩm. Qua đó giúp giáo viên dễ dàng bồi đắp cho các em những tư tưởng, tình cảm đạo đức tốt đẹp.

2.4.4. Kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình

Gia đình là một tế bào của xã hội, giáo dục con cái cũng là chức năng tất yếu của mỗi gia đình, nếu nhà trường và gia đình cùng có mục đích nội dung, phương pháp giáo dục thống nhất đến trẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển toàn diện. Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, giữa giáo viên và cha mẹ trẻ về việc giúp trẻ nắm vững được nội dung của tác phẩm văn học cũng góp thêm phần vào việc giáo dục đạo đức cho trẻ đạt hiệu quả ở mọi lúc, mọi nơi.

Hàng ngày trẻ chỉ sống và sinh hoạt ở trường mầm non với thời gian nhất định cịn lại trẻ sống ở gia đình, chịu sự giáo dục của gia đình, khi trẻ đến trường mầm non trẻ đã được giáo viên cho tiếp cận với thơ, truyện bằng nhiều hình thức khác nhau khi về với gia đình trẻ lại được củng cố lại những câu chuyện, bài thơ mà trẻ đã được học trên lớp thì đó sẽ là một nguồn lực lớn giúp trẻ ghi nhớ lại những nội dung giáo dục đạo đức mà cô giáo, cha mẹ rút ra từ ý nghĩa giáo dục của từng bài.

Gia đình có thể cho trẻ tiếp cận với thơ, truyện bằng những hình thức khác nhau, cha mẹ có thể mua những quyển truyện, thơ và đọc kể cho trẻ nghe trước giờ đi ngủ, hoặc có thể kể chuyện mọi lúc mọi nơi sao cho thích hợp, ngồi ra cho trẻ xem những băng đĩa hoạt hình có nội dung truyện, thơ nằm trong chương trình học của trẻ

Như vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là phương thưc tốt để giúp trẻ hiểu nội dung thơ, nội dung truyện, giúp trẻ định hướng được các hành động của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức mà trẻ tiếp thu được từ nhà trường, gia đình.

Tập thể các giáo viên nên có những quan hệ đúng đắn, có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức lối sống, ứng xử trong tập thể phải nhẹ nhàng, thân ái, tránh có những xung đột khơng hay, tránh sử dụng những ngôn từ, cử chỉ, điệu bộ thơ thiển, khơng có đạo đức. Tập thể giáo viên phải là một tấm gương đạo đức cho trẻ noi theo.

2.4.5. Sử dụng trò chơi

Vui chơi là một hoạt động ln đi cùng và gắn bó với cuộc sống của con người ngay từ thuở ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên nội dung và hình thức chơi ở mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi có khác nhau song nó cũng chung một mục đích đó là thỏa mãn nhu cầu hoạt động của con người trong cuộc sống.

Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo, qua chơi trẻ được phát triển chức năng tâm lí và hình thành nhân cách. Khi chơi cũng là dịp tốt là để trẻ khám phá mơi trường xung quanh, qua đó kích thích tính tị mị, khả năng quan sát, năng lực phán đốn, trí tưởng tượng của trẻ. Chính vì lẽ đó mà nhiều nhà giáo dục đã gọi: “Trò chơi là trường học của cuộc sống”. Trẻ cần chơi như cần ăn no, mặc ấm, cần được u thương. Trị chơi ni dưỡng tâm hồn trẻ thơ mà khơng gì thay thế được.

Trong giờ học cho trẻ làm quen với thơ và truyện , trị chơi giúp trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống qua trải nghiệm các nhân vật trong tác phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngơn ngữ, kĩ năng diễn đạt, tình cảm, thái độ của trẻ. Thơng qua các trị chơi trẻ học được ở đó lịng dũng cảm, sự tự tin, bạo dạn… đặc biệt qua đó sẽ hình thành và phát triển ở trẻ tính tích cực cá nhân và tính độc lập, sáng tạo, giáo dục được các hành vi đạo đức phù hợp thông qua các tác phẩm thơ, truyện.

Ví dụ: tổ chức trị chơi “Kết bạn” thơng qua câu chuyện “Chú Dê Đen”. Cô chuẩn bị cho trẻ mũ hình các con vật có trong truyện, mũ Dê Đen, mũ Dê Trắng, mũ sói.

Luật chơi: sau khi kết thúc bài hát “Trời nắng, trời mưa” mỗi trẻ phải tự tìm cho mình những người bạn có mặt trong câu chuyện sao cho mỗi nhóm trẻ khớp với số lượng nhân vật trong truyện, mỗi nhóm có đầy đủ các nhân vật mà khơng bị trùng nhau, ví dụ trong truyện có ba nhân vật Dê Đen, Dê Trắng, Sói nếu trong một nhóm bạn mà trẻ kết có hai Dê Đen hoặc hai Dê Trắng hoặc hai Sói thì bị phạm luật và sẽ phạt nhảy lị cị.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các hoạt động diễn ra ở trường mầm non có thể nói hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một trong những hoạt động trẻ tham gia một cách tích cực và hứng thú. Trường mầm non xã Tràng An – Bình Lục – Hà Nam, với cơ sở vật chất phục vụ đầy đủ cho giờ làm quen với thơ, truyện của trẻ, với quang cảnh nhà trường rộng rãi, thống mát đã tạo cho trẻ tâm lí thoải mái, hứng khởi trong các hoạt động khác nói chung và hoạt động văn học nói riêng. Đây là một trong những điều kiện giúp cho nội dung GDĐĐ lồng ghép vào các tiết học truyện, thơ được trẻ tiếp nhận một cách nhẹ nhàng. Mặc dù cịn ít kinh nghiệm và chưa được bồi dưỡng về vấn đề GDĐĐ cho trẻ thông qua các tiết học thơ, truyện, xong với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề giáo viên đã nhận thức đúng đắn và sự cần thiết phải GDĐĐ cho trẻ cũng như ý nghĩa quan trọng của hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Hầu hết các giáo viên đã xác định được nội dung giáo dục đạo đức cần trang bị cho trẻ theo từng chủ điểm và đã có sự lồng ghép nội dung giáo dục vào trong các tiết học thơ, truyện. Tuy nhiên do cịn ít kinh nghệm nên khi giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học giáo viên cịn gặp nhiều khó khăn. Do thời lượng dành cho việc giáo dục quá ít, giáo viên chưa đi sâu phân tích nội dung giáo dục cho nên nội dung giáo dục vẫn còn sơ sài, chung chung, giáo điều, thực hiện giáo dục một cách gị bó, áp đặt và thụ động, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ. Đây là những hạn chế cơ bản cần được khắc phục, để khai thác triệt để và phát huy tối đa ý nghĩa giáo dục đạo đức của hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Vấn đề giáo dục đạo đức hiện nay đang là điểm nóng khơng chỉ của ngành giáo dục mà của toàn xã hội. Thế hệ trẻ đang có những xu hướng suy thối về đạo đức, xuống cấp về lối sống, có lối sống bng thả, phóng đãng, ích kỉ, thiếu trách nhiệm… Đây là tình trạng đáng báo động mà Đảng, Nhà nước và tồn xã hội đang tìm cách khắc phục, nhiệm vụ quan trọng nhất là thuộc về các cấp học. Nhà trường không chỉ cung cấp cho trẻ những kiến thức mà phải giáo dục trẻ đạo đức làm người, kiên trì bồi đắp cho học sinh lịng nhân ái, tính trung thực, tinh thần tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, biết trọng đạo lí và sống có kỉ luật. Việc giáo dục này phải diễn ra ngay từ lứa tuổi mầm non. Giai đoạn trẻ ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển tồn diện nhân cách sau này của trẻ. Tại các sơ sở giáo dục mầm non đã sử dụng đa dạng các phương tiện khác nhau để thực hiện giáo dục đạo đức cho trẻ. Trong đó việc cho trẻ làm quen với các tiết học thơ và truyện là phương tiện thường xuyên được sử dụng bởi thông qua hoạt động này trẻ lĩnh hội được rất nhiều nội dung giáo dục đạo đức, từ tình cảm đạo đức tới ý thức đạo đức và cịn giúp trẻ hình thành và rèn luyện các thói quen đạo đức đúng đắn. Trong thời gian đi thực tập tơi đã tiến hành tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua tiết học cho trẻ làm quen với thơ và truyện tại cơ sở thực tập.

Thông qua việc quan sát, dự giờ, trao đổi, trị chuyện về vấn đề nêu trên, tơi nhận thấy hầu hết các giáo viên đã nhận thức được ý nghĩa giáo dục đạo đức của hoạt động cho trẻ làm quen với thơ và truyện nên đã thường xuyên sử dụng phương tiện này, các giáo viên cũng nắm được nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ, đã xác định được nội dung giáo dục cần lồng ghép vào từng hoạt động âm nhạc cụ thể. Tuy nhiên việc chuẩn bị nội dung giáo dục đạo đức cịn mang nhiều tính hình thức, giáo viên chưa thực sự đầu tư vào việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi cũng như các tình huống để lồng ghép nội dung giáo dục cho nên khi thực hiện giáo dục còn lúng túng, thực hiện giáo dục còn sơ sài, gượng ép, gị bó và thụ động chưa để trẻ chủ động tiếp nhận nội dung giáo dục đạo đức. Nội dung giáo dục đưa ra còn chung chung và giáo điều, giáo dục qua loa, đại khái do vậy chưa định hướng trẻ tới những hành vi cụ thể và phù hợp. Tất cả những hạn chế trên đã làm cho việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học làm quen với thơ và truyện của cơ sở chưa đạt được hiệu quả triệt để.

2. Kiến nghị

Từ thực trạng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua tiết học làm quen với thơ và truyện tại trường mầm non xã Tràng An – Bình Lục – Hà Nam, tơi xin đề xuất một số ý kiến với hy vọng sẽ khắc phục được những hạn chế còn tồn tại trong công tác giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua tiết học làm quen với thơ và truyện.

2.1. Về phía trường mầm non

- Nhà trường cần có kế hoạch thực hiện những chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua tiết học làm quen với thơ và truyện cũng như các hoạt động khác.

- Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho giáo viên và trẻ theo chủ đề hoặc vào các ngày lễ trong năm để kết hợp giáo

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TIẾT HỌC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI THƠ VÀ TRUYỆN (Trang 57)