1 .Giáo dục đạo đức
2.3. Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các tiết học
2.3.2. Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các tiết học thơ,
học thơ, truyện trong một số hoạt động chung khác
Hoạt động thơ, truyện là một hoạt động rất hứng thú và có khả năng thu hút và tạo tâm lí hứng khởi cho trẻ trước khi vào hoạt động. Chính vì vậy, các bài thơ, câu chuyện ln được các giáo viên lựa chọn để phối hợp trong các dạng hoạt động chung khác như cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, cho trẻ làm quen với âm nhạc, trong hoạt động tạo hình…Và để tìm hiểu thực trạng
GDĐĐ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các tiết học thơ, truyện, tôi đã quan sát và dự giờ một số hoạt động chung khác diễn ra tại cơ sở để xem xét, trong hoạt động đó việc GDĐĐ thơng qua tác phẩm văn học được diễn ra như thế nào? Qua việc dự giờ tôi thấy trong các dạng hoạt động chung khác, hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học được lựa chọn kết hợp và việc giáo dục đạo đức cho trẻ thơng qua các hoạt động đó cũng được giáo viên thực hiện. Cụ thể tơi có một số nhận xét về vấn đề này như sau:
Hầu hết các giáo viên đã biết lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với độ tuổi, chủ đề, chủ điểm để kết hợp. Các tác phẩm văn học đều đảm bảo tính hình tượng, giàu cảm xúc, có nội dung lành mạnh và đặc biệt là có khả năng kích thích và phát triển tình cảm đạo đức cho trẻ.
Trong HĐC CMĐ HT cho trẻ tìm hiểu – khám phá mơi trường xung quanh, giáo viên đã lựa chọn bài “Gấu qua cầu” kể cho trẻ nghe để dẫn dắt trẻ vào hoạt động phù hợp với chủ điểm giáo dục (thế giới động vật) và phù hợp với nhu cầu hứng thú của trẻ. Nội dung câu chuyện rõ ràng, trong sáng, với những lời đối thoại dễ thương, gần gũi đã làm nổi lên hình ảnh những con vật sinh động, tính cách đáng yêu, tạo cho trẻ tình cảm yêu thương những con vật gần gũi xung quanh.
Trong HĐC CMĐHT tạo hình, giáo viên chọn bài thơ “Bó hoa tặng cô” làm hoạt động dẫn dắt và kết thúc hoạt động là phù hợp với chủ điểm giáo dục và kích thích được trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động trọng tâm. Bài thơ với nhịp điệu nhẹ nhàng, vui tươi, lời thơ rõ ràng, trong sáng của các em nhỏ đang khoe là hái những bông hoa tươi thắm tặng cô giáo. Việc này không chỉ giáo dục trẻ biết quan tâm đến người thân trong gia đình mà cịn hình thành ở trẻ tình cảm yêu thương, kính trọng và biết ơn thầy cơ. Với lời thơ trong sáng, dễ thương bài thơ khơng chỉ tạo tâm lí thích thú cho trẻ mà cịn giúp trẻ hồn nhiên, vui vẻ hơn.
Trong HĐC CMDDHT cho trẻ làm quen với âm nhạc, chọn bài thơ “Cái bát xinh xinh” cho trẻ nghe đảm bảo yêu cầu khi lựa chọn tác phẩm văn học. Với lời thơ giàu hình tượng mơ tả sinh động công việc của bố mẹ, rộng hơn nữa là biết ơn những người lao động trong xã hội, trẻ có mong muốn lớn lên sẽ làm một nghề có ích cho xã hội.
Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp, khai thác triệt để nội dung bài thơ, câu chuyện và tạo điều kiện cho trẻ chủ động hình thành những tình cảm đạo đức. Giáo viên đàm thoại với trẻ về câu chuyện “Gấu qua cầu”:
+ Tên câu chuyện là gì?
+ Những con vật đó sống ở đâu?
+ Các con thấy những con vật đó có tính cách như thế nào?
Giáo viên sử dụng phương pháp phân tích và giải thích nội dung bài thơ, câu chuyện một cách rõ ràng và cụ thể, qua đó giáo viên đã kết hợp giáo dục đạo đức cho trẻ.
Giao tiếp giữa giáo viên và trẻ thân mật, gần gũi tạo cho trẻ tâm lí thoải mái, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của việc giáo dục đạo đức cho trẻ.
Về hạn chế:
Giáo viên chưa chuẩn bị hệ thống câu hỏi đàm thoại và các tình huống để lồng ghép nội dung giáo dục . Hệ thống câu hỏi đàm thoại còn rất sơ sài.
Nội dung giáo dục đưa ra còn rất chung chung, giáo viên chủ yếu dựa vào lời thơ, lời truyện của các tác phẩm để giáo dục trẻ một cách qua loa, sơ sài: Giáo viên giáo dục trẻ yêu thương các con vật gần gũi nhưng giáo viên chưa chỉ rõ yêu thương các con vật thì trẻ cần thực hiện những hành động nào? Giáo viên cũng nhắc nhở trẻ phải biết ơn cô giáo, biết làm quà tặng cô giáo nhưng giáo viên cũng chưa chú ý mở rộng nội dung giáo dục trẻ. Ví dụ: Biết ơn cơ giáo thì trẻ phải vâng lời cơ giáo, chăm ngoan, cịn việc quan tâm đến cô giáo không chỉ làm q tặng cơ mà cịn phải biết nghe lời cơ, học giỏi, ăn cơm hết suất…Từ đó giáo dục trẻ biết quan tâm đến mọi người xung quanh như ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè…
Như vậy, việc cho trẻ LQVTPVH trong các hoạt động chung khác giáo viên cũng đã khai thác và chuyển tải nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ. Tuy nhiên, nội dung giáo dục còn rất sơ sài, miên man, khai thác nội dung giáo dục chủ yếu dựa vào lời thơ, lời truyện, còn việc khai thác nội dung giáo dục đạo đức trong các hoạt động khác thì hầu như giáo viên khơng chú ý tới, hoặc có đề cập thì cũng chỉ nhắc nhở trẻ một cách gượng ép chứ chưa định hướng trẻ tới những hành vi đạo đức cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
2.3.3. Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các tiết học thơ, truyện trong giờ hoạt động góc học thơ, truyện trong giờ hoạt động góc
Hoạt động góc cũng là dạng hoạt động có sự tham gia của hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Cụ thể là góc văn học – là một trong các góc trẻ rất hứng thú khi tham gia. Thông qua việc quan sát một số hoạt động góc diễn ra tại cơ sở tôi đã chú ý tới vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các hoạt động góc tại góc văn học, tơi rút ra một số nhận xét sau:
Về ưu điểm:
Cả 3 giờ hoạt động góc, tại góc văn học giáo viên đều chuẩn bị tốt về đầu đĩa, băng đĩa phù hợp với chủ đề chủ điểm, các đồ dùng, đồ chơi để tạo điều kiện cho trẻ hoạt động một cách tích cực và thoải mái, giúp trẻ cảm nhận tốt nội dung từng bài thơ, câu chuyện. Các bài thơ, câu chuyện đều phù hợp với chủ điểm giáo dục, giàu cảm xúc và có khả năng phát triển tình cảm đạo đức ở trẻ, cụ thể:
Chủ điểm: Thế giới động vật – Hoạt động ngày 25/2/2113 giáo viên đã chuẩn bị tốt về đầu đĩa, có các bài thơ, câu chuyện “chú bị tìm bạn”, “chú vịt xám”, “mèo đi câu cá”…
Chủ điểm: Nghề nghiệp – hoạt động góc ngày 11/3/2113 giáo viên đã chuẩn bị băng đĩa có các các bài “chú bộ đội hành quân trong mưa”, “bác sĩ sói”, “hạt gạo làng ta”, “chiếc cầu mới”, “sự tích quả dưa hấu”…
Chủ điểm: Nước và hiện tượng thiên nhiên – Hoạt động góc ngày 28/3/2013 giáo viên đã chuẩn bị băng đĩa có các bài: “giọt nước tí xíu”, “cây tùng con”, “hạt đỗ con”…
Giao tiếp giữa giáo viên và trẻ nhẹ nhàng, thân thiện, tự nhiên, tạo cho trẻ tâm lí thoải mái, hứng thú khi hoạt động.
Về hạn chế:
Giáo viên cịn ít chú ý đến góc văn học, khi tới góc văn học chủ yếu giáo viên hướng dẫn trẻ vận động minh họa theo câu chuyện hoặc theo những động tác của bài thơ còn việc lồng ghép nội dung giáo dục thì hầu như giáo viên không đề cập đến, đôi lúc giáo viên nhắc nhở một số hành vi của trẻ, cũng hướng dẫn trẻ phối hợp cùng nhau vận động và chơi trị chơi đóng vai, giáo viên cũng đã giáo dục trẻ tình đồn kết bạn bè… tuy nhiên việc giáo dục vẫn còn sơ sài, qua loa, đại khái.
2.3.4. Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các tiết học thơ, truyện trong các hoạt động mọi lúc, mọi nơi học thơ, truyện trong các hoạt động mọi lúc, mọi nơi
Các tiết học cho trẻ LQVTPVH thường xuyên diễn ra mọi lúc, mọi nơi như trong lúc các trẻ vui chơi tự do, trong hoạt động chiều… Qua việc quan sát hoạt động thơ, truyện diễn ra mọi lúc, mọi nơi của trẻ tại cơ sở, tôi nhận thấy hầu như các trẻ đều rất hứng thú với hoạt động đó. Trong các hoạt động này giáo viên cũng đã sử dụng lời thơ, nội dung truyện của các tác phẩm văn học để khai thác nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ, tuy nhiên việc giáo dục còn khá sơ sài, giáo viên nhắc nhở trẻ chút ít cịn lại là trẻ hoạt động tự do, giáo viên rất ít chú ý tới
việc lồng ghép nội dung giáo dục cho trẻ. Điều này cũng có thể là do giáo viên cịn nhiều cơng việc khác phải làm nên không chú ý tới trẻ nhiều. Nếu giáo viên chơi cùng trẻ, đọc thơ cùng trẻ, kể chuyện cùng trẻ, vận động cùng trẻ và lồng ghép nội dung giáo dục một cách nhẹ nhàng, tự nhiên thì việc giáo dục đạo đức của giáo viên sẽ đạt hiệu quả đáng kể.