Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi trong giờ hoạt động chung

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TIẾT HỌC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI THƠ VÀ TRUYỆN (Trang 48 - 51)

1 .Giáo dục đạo đức

2.3.1.Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi trong giờ hoạt động chung

2.3. Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các tiết học

2.3.1.Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi trong giờ hoạt động chung

chung có mục đích học tập truyện, thơ

Vì HĐC có mục đích học tập truyện, thơ là một hoạt động trẻ rất hứng thú nên hầu như tuần nào giáo viên cũng tiến hành 1 giờ. Qua thời gian đi thực tập tại cơ sở tôi đã tiến hành quan sát, dự giờ ở 2 lớp MGL A và MGL B, vì vị trí của 2 lớp ở sát cạnh nhau nên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi dự được 3 giờ HĐC CMĐHT truyện, thơ. Trong quá trình dự giờ, phân tích đánh giá hoạt động tơi chú trọng đến công tác chuẩn bị nội dung giáo dục đạo đức và việc thực hiện khai thác, chuyển tải nội dung GDĐĐ thông qua các tiết học thơ, truyện. Qua việc dự giờ và quan sát 3 HĐC CMĐHT truyện, thơ diễn ra tại cơ sở, tơi có nhận xét về việc giáo dục đạo đức cho trẻ thơng qua các tiết học đó như sau:

Về ưu điểm:

Hầu hết các giáo viên đã xác định đúng các nội dung GDĐĐ cần trang bị cho trẻ 5-6 tuổi theo chủ điểm giáo dục. Giáo viên cũng đã xác định được các nội dung giáo dục đạo đức có liên quan tới các tiết học thơ, truyện cụ thể. Cơng tác chuẩn bị kế hoạch đã có sự chuẩn bị về nội dung giáo dục đạo đức, nội dung đưa ra phù hợp với chủ điểm giáo dục và nội dung các tiết học truyện, thơ. Cụ thể:

Chủ điểm “thế giới động vật” HĐC CMĐHT thơ, truyện (1) thực hiện ngày 25/2/2013, giáo viên đã đưa ra nội dung giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các lồi động vật sống xung quanh bé.

Với chủ điểm “nghề nghiệp” HĐC CMĐHT thơ, truyện (2) diễn ra ngày 11/3/2013, trong kế hoạch giáo viên đã đưa ra nội dung giáo dục đạo đức: Giáo dục trẻ tình u và lịng biết ơn những người lao động trong xã hội, biết giữ gìn

và trân trọng sản phẩm lao động, trẻ biết quan tâm đến cô giáo và những người xung quanh vào những dịp lễ tết, yêu quý và trân trọng, vâng lời cô.

HĐC CMĐHT thơ, truyện (3) diễn ra ngày 28/3/2013, khi xây dựng kế hoạch giáo viên đã đưa ra nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ phù hợp với chủ điểm “Nước và hiện tượng thiên nhiên”. Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, có mong muốn làm được những cơng việc có ích.

Giáo viên lựa chọn các tác phẩm thơ, truyện cho trẻ làm quen phù hợp với độ tuổi, chủ điểm và hoạt động. Đặc biệt các tác phẩm văn học đều có nội dung lành mạnh, cơ đọng, có giá trị nghệ thuật, giàu tình cảm, giàu hình tượng và có khả năng kích thích và phát triển tình cảm đạo đức ở trẻ.

Trong giờ HĐC CMĐHT (1): Lựa chọn bài thơ “mèo đi câu cá” – Thái Hoàng Linh kể về hai anh em mèo trắng rủ nhau đi câu nhưng vì tính lười biếng, ỷ lại vào người khác mà cuối cùng cả hai đều khơng có một con cá nhỏ nào để ăn, mèo anh lòng riêng thầm chắc đã có em rồi nên đã ngả lung ngủ ln một giấc, mèo em thì có tính mải chơi thấy bầy thỏ bạn đang đùa vui múa lượn, mèo em nghĩ ồ thôi anh câu cũng đủ nên đã nhập bọn vui chơi với các bạn. Vậy là cuối cùng hai anh em đều đói bụng vì cái tính trơng chờ vào người khác mà khơng tự mình đi câu, cơ giáo dục trẻ phải biết hồn thành nhiệm vụ của mình, khơng được ỷ lại, không lười biếng, không mải chơi…

Trong giờ HĐC CMĐHT (2): bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” – Vũ Thùy Hương với những hình tượng cụ thể, sinh động về công việc của các chú bộ đội đã hình thành ở trẻ tình cảm yêu mến và biết ơn chú bộ đội, bài thơ cịn kích thích ở trẻ thói quen đạo đức tốt đẹp đó là biết ơn những người lao động, những người đã hi sinh vì độc lập tự do cho Tổ quốc, cho quê hương, trẻ biết sự khó khăn vất vả của các chú bộ đội, hình thành ở trẻ tình cảm, lịng biết ơn và sự kính yêu đối với các chú bộ đội. Bài thơ “Hạt gạo làng ta”- Trần Đăng Khoa lại mang đến cho trẻ tình cảm với những người nơng dân, trẻ hiểu thêm về sự khó khăn vất vả của các cô bác nông dân trong q trình làm ra hạt thóc hạt gạo, từ đó trẻ biết trân trọng, yêu quý hạt gạo, giáo dục trẻ thái độ đối với những bát cơm chúng ta ăn hàng ngày. Từ đó giúp trẻ nhận ra sự quý giá của từng hạt thóc, hạt gạo, trẻ biết trân trọng sản phẩm lao động và có thái độ đúng đắn hơn với những sản phẩm lao động đó.

Trong giờ HĐC CMĐHT (3): lựa chọn câu chuyện “Giọt nước tí xíu” câu chuyện kì thú nói về cuộc phiêu lưu vô cùng thú vị của giọt nước, từ biển xanh tới rừng già rồi về suối về sông rồi lại ra biển, câu chuyện cũng là một bài học

du ngoạn diệu kì từ rừng xanh về biển cả. Câu chuyện không chỉ cho các em thưởng thức những vẻ đẹp của thiên nhiên kì diệu, khơi gợi tình yêu thiên nhiên trong những tâm hồn thơ trẻ, văn học còn giúp các em cảm nhận được một cách sâu sắc mối quan hệ biên chứng của các hiện tượng, sự vật trong thiên nhiên đặc biệt là mối quan hệ qua lại mật thiết giữa con người với thiên nhiên. Thông qua câu chuyện giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và có mong muốn làm được những cơng việc có ích.

Trong q trình tổ chức hoạt động và thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục giao tiếp giữa giáo viên và trẻ rất thân thiện, gần gũi tạo cho trẻ tâm lí thoải mái trong hoạt động, trẻ hoạt động rất hứng thú. Điều này ảnh hưởng tích cực tới việc giáo dục đạo đức ở trẻ. Ở đây giáo viên đã chú ý khai thác phương pháp giáo dục bằng nghệ thuật kết hợp với phương pháp dùng tình cảm để tác động đến trẻ, giúp trẻ lĩnh hội nội dung giáo dục đạo đức một cách nhẹ nhàng. Giáo viên đã khai thác nội dung của các tác phẩm thơ, truyện để lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức khơng làm mất đi tính chất đặc trưng của giờ học đó.

* Về hạn chế:

Việc trình bày nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ trong kế hoạch cịn mang nhiều tính hình thức, nội dung giáo dục đưa ra còn rất chung chung, chưa đưa ra nội dung cụ thể. Ví dụ như: giáo viên đưa ra nội dung giáo dục chung như là giáo dục trẻ tình u và lịng biết ơn tới những người lao động trong xã hội, biết giữ gìn và trân trọng sản phẩm lao động. Điều này làm ảnh hưởng tới việc tổ chức giáo dục đạo đức cho trẻ, chính vì việc chuẩn bị nội dung giáo dục chưa được tốt nên khi tiến hành chuyển tải nội dung giáo dục đạo đức giáo viên đã rất lúng túng.

Giáo viên chưa chú ý chuẩn bị đồ dùng trực quan để dạy học. Việc chuẩn bị hình ảnh sinh động đẹp mắt về hình ảnh con vật, hay xem phim về những cơn mưa, xem băng đĩa về công việc và sản phẩm của một số nghề… để cho trẻ quan sát không chỉ làm cho trẻ hứng thú trong hoạt động mà còn giúp việc giáo dục đạo đức cho trẻ đạt hiệu quả hơn. Việc quan sát hình ảnh trực quan kết hợp đàm thoại sẽ thu hút trẻ, kích thích ở trẻ lòng yêu mến thiên nhiên, thêm yêu cuộc sống. Không cần lời lẽ cứng nhắc mà việc giáo dục đạo đức cho trẻ vẫn đạt hiệu quả cao.

Giáo viên chưa dự kiến những tình huống xảy ra trong giờ và cách giải quyết những tình huống đó để lồng ghép nội dung giáo dục.

Giáo viên vẫn chưa chú ý xây dựng hệ thống câu hỏi, các tình huống để lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức. Việc đặt ra hệ thống câu hỏi khai thác nội

dung tác phẩm còn sơ sài, chưa đi sâu vào khai thác nội dung của các tác phẩm thơ, truyện, hệ thống câu hỏi cịn mang tính xác nhận chưa phát huy được tính tích cực và chủ động của trẻ.

VD: Giáo viên đưa ra các câu hỏi:

+ Các con có yêu quý và biết ơn các chú bộ đội khơng?

+ Các con có mong muốn sau này trở thành các cô chú bộ đội không?

Giáo viên đặt câu hỏi đàm thoại về nội dung bài thơ nhưng không để trẻ trả lời mà giáo viên khái quát ngay nội dung bài thơ đó và nêu lên nội dung giáo dục rất sơ sài. Đây là một hạn chế, nếu giáo viên đặt câu hỏi gợi mở và để trẻ trả lời sau đó dựa trên ý kiến của trẻ, giáo viên khái quát lại kết hợp giáo dục trẻ, việc này tác động rất lớn đến trẻ giúp trẻ nhớ lâu hơn.

Trong quá trình tổ chức hoạt động thơ, truyện ở trường mầm non, giáo viên đã thực hiện việc GDĐĐ cho trẻ tuy nhiên việc lồng ghép vẫn cịn thơ cứng và chưa thực sự linh hoạt. Giáo viên khai thác nội dung giáo dục của các tác phẩm thơ, truyện mới chỉ dừng lại ở mức độ nêu lên nội dung chính của bài thơ, câu chuyện, nội dung giáo dục còn rất chung chung và giáo điều chưa định hướng trẻ tới những việc làm cụ thể. Ví dụ: giáo viên chưa chỉ rõ cho trẻ hiểu rằng yêu quý và tơn trọng các nghề trong xã hội thì trẻ phải như thế nào? Bảo vệ con vật có lợi và tiêu diệt con vật có hại cụ thể là gì? Quan tâm, biết ơn, tơn trọng cơ giáo thì trẻ phải có những hành vi như thế nào?

Như vậy, hầu hết các kế hoạch dạy học đã đề ra mục tiêu giáo dục đạo đức cho trẻ nhưng thực tế khi tiến hành trên tiết học việc giáo dục đạo đức cho trẻ có đề cập tới nhưng lại rất sơ sài, chưa thực sự triệt để như ý nghĩa giáo dục vốn có của thơ, truyện. Giáo viên thực hiện giáo dục đạo đức còn rất qua loa, thời lượng dành cho vấn đề này là rất ít, giáo viên chỉ nêu nội dung giáo dục như viết trong giáo án mà chưa chú ý phân tích cho trẻ hiểu sâu hơn, điều này làm cho chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học thơ, truyện còn gặp nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TIẾT HỌC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI THƠ VÀ TRUYỆN (Trang 48 - 51)