Nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ, nội dung và phương tiện giáo

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TIẾT HỌC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI THƠ VÀ TRUYỆN (Trang 40 - 42)

1 .Giáo dục đạo đức

2.2.2.Nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ, nội dung và phương tiện giáo

2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên mẫu giáo tại cơ sở về vấn đề giáo

2.2.2.Nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ, nội dung và phương tiện giáo

TT Sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức

cho trẻ mẫu giáo Số lượng (người)

Tỉ lệ (%)

a Rất cần thiết 14 100

b Bình thường 0 0

c Không cần thiết 0 0

Qua bảng 1 cho thấy 100% ý kiến giáo viên đề cho rằng việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo là rất cần thiết. Như vậy, giáo viên có nhận thức đúng về vai trò và sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo. Hầu hết các giáo viên đều nhận thấy rằng giai đoạn tuổi mầm non là giai đoạn tiền đề cho sự phát triển nhân cách sau này của trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo. Vì ở giai đoạn này đời sống tình cảm của trẻ phát triển khá mãnh liệt, đặc biệt là tình cảm thẩm mĩ – đạo đức. Lúc này tính hình tượng và tính dễ xúc cảm chi phối mạnh hoạt động tâm lí của trẻ mẫu giáo, đây là thời điểm thuận lợi để xây dựng nền tảng đạo đức cho mỗi người. Giáo viên đã nhận rõ được thời kì này là thời kì hồng kim để giáo dục đạo đức cho trẻ.

2.2.2. Nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ, nội dung và phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo

Nhiệm vụ cơ bản của GDĐĐ cho trẻ mẫu giáo là hình thành ở trẻ tình cảm đạo đức, kĩ năng và thói quen hành vi đạo đức trong sự thống nhất với những biểu tượng đạo đức và động cơ hành vi. Giáo viên cần nhận thức đúng nhiệm vụ này để GDĐĐ cho trẻ một cách triệt để và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó giáo viên cần cụ thể các nhiệm vụ thành các nội dung GDĐĐ để khai thác và lồng ghép vào nội dung bài học. Tiếp đó, giáo viên sẽ lựa chọn và sử dụng các phương tiện GDĐĐ để truyền đạt nội dung GDĐĐ tới trẻ. Điều tra ý kiến của giáo viên về vấn đề này tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2: Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo: TT Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ

mẫu giáo

Số lượng

(người) Tỉ lệ (%)

a Hình thành xúc cảm, tình cảm đạo đức 2 14.3

b Hình thành thói quen, hành vi đạo đức 0 0

c Hình thành những biểu tượng, chuẩn mực

đạo đức sơ đẳng 0 0

d Tất cả ý kiến trên 12 85.7

Bảng 3: Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo. TT Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo Số lượng

(người) Tỉ lệ (%) a Giáo dục lòng nhân ái và những nhân tố sơ

đẳng của tình yêu quê hương đất nước 0 0

b Giáo dục thói quen hành vi đạo đức 0 0

c Giáo dục ý thức đạo đức 0 0

d Tất cả ý kiến trên 14 100%

Bảng 4: Phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo.

TT Phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo

Số lượng

(người) Tỉ lệ (%) a HĐ làm quen với thơ truyện, HĐ âm nhạc, HĐ

khám phá tìm hiểu MTXQ, HĐ tạo hình 10 71,4

b Qua HĐ sinh hoạt giao tiếp kết hợp giữa phụ

huynh và nhà trường 2 14,3

c Nêu gương, khen ngợi, qua tranh ảnh, băng

Thông qua cả 3 bảng trên tôi thấy, hầu như giáo viên đã nhận thức đúng đắn và toàn diện nhiệm vụ, nội dung, phương tiện để giáo dục đạo đức cho trẻ. Có nhận thức được như vậy bởi vì giáo viên đã nắm bắt được mục tiêu cần đạt được về lĩnh vực tình cảm đạo đức cho trẻ mẫu giáo, trong các buổi trao đổi kinh nghiệm hay buổi tập huấn các giáo viên đều nói về vấn đề này để đưa ra mục tiêu cho toàn chủ điểm và mục đích cho từng hoạt động cụ thể. Đây là cơ sở để giáo viên khai thác và lồng ghép nội dung GDĐĐ vào các hoạt động chăm sóc – giáo dục nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển tình cảm đạo đức cho trẻ một cách toàn diện và đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TIẾT HỌC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI THƠ VÀ TRUYỆN (Trang 40 - 42)