1 .Giáo dục đạo đức
1.4. Văn học với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.4.5. Các yêu cầu khi giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học truyện,
qua các tiết học truyện, thơ
- Xác định các nội dung giáo dục đạo đức cần trang bị cho trẻ
- Xác định các nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học truyện, thơ mà giáo viên dự định tiến hành
- Xây dựng hệ thống câu hỏi khai thác và truyền đạt nội dung giáo dục đạo đức, dự kiến tình huống để lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức
- Thực hiện khai thác và truyền đạt nội dung giáo dục đạo đức tới trẻ
1.4.5. Các yêu cầu khi giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học truyện, thơ truyện, thơ
1.4.5.1. Yêu cầu khi lựa chọn tác phẩm truyện, thơ
- Các tác phẩm truyện, thơ phải giàu tình cảm, có nội dung lành mạnh, phù hợp với chủ đề giáo dục
- Tác phẩm truyện, thơ có nội dung cơ đọng, súc tích, phân biệt được rõ cái gì là tốt cái gì là xấu, đâu là thiện đâu là ác, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với độ tuổi của trẻ
- Các bài thơ, câu chuyện có khả năng kích thích và phát triển tình cảm đạo đức
- Tác phẩm văn học phải hay, giàu hình tượng, có giá trị về mặt nghệ thuật, tránh những tác phẩm sơ lược, thô thiển gây cho trẻ thị hiếu xấu.
1.4.5.2. Yêu cầu khi khai thác nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ từ các tiết học thơ, truyện
- Khi khai thác nội dung giáo dục đạo đức từ các TPVH cần bám sát vào nội dung bài thơ, câu chuyện. Phân tích kĩ các TPVH cho trẻ hiểu sau đó rút ra ý nghĩa giáo dục đạo đức nhẹ nhàng, linh hoạt rồi định hướng trẻ tới những hành vi đạo đức, việc làm cụ thể.
- Khi phân tích và truyền đạt nội dung giáo dục đạo đức từ các tiết học thơ, truyện, người lớn cần dùng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, trong sáng mang sắc thái biểu cảm để trẻ dễ tiếp nhận.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Văn học là một trong những hình thái ý thức xã hội phụ thuộc vào quy luật chung của tự nhiên và những quy luật riêng bắt nguồn từ tính chất của loại hình nghệ thuật văn chương. Vì vậy mà văn học phản ánh cuộc sống xung quanh chúng ta bằng sức mạnh của ngơn từ. Cũng giống như loại hình nghệ thuật khác như hội họa sử dụng đường nét, màu sắc, hình khối; âm nhạc sử dụng giai điệu, tiết tấu… Văn chương đã nói lên những gì mà cuộc sống con người đã trải qua từ lúc sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời, vì thế nó ln gắn liền với con người và dễ đi vào lòng người. Dựa trên những yếu tố này mà văn học đã trở thành một trong những phương tiện hữu hiệu để giáo dục đạo đức cho mọi người. Với thực trạng suy thoái về đạo đức của thế hệ trẻ hiện nay thì việc giáo dục đạo đức cho mọi người ngay từ thuở còn thơ là một việc làm rất cần thiết. Bởi đạo đức là một trong những nền tảng giúp cho trẻ phát triển nhân cách toàn diện cả về nhận thức, thẩm mĩ, thể chất và lao động. Với ý nghĩa giáo dục đạo đức của mình – thơ, truyện đã là một phương tiện giáo dục đạo đức hiệu quả. Nhưng tùy vào từng độ tuổi, từng hoạt động tổ chức tiết học thơ, truyện mà giáo viên có những phương pháp giáo dục phù hợp và khai thác lồng ghép nội dung giáo dục một cách hợp lí để trẻ tiếp nhận nhẹ nhàng mà khơng làm mất đi tính chất đặc trưng của giờ học thơ, truyện. Đây là một việc làm không hề dễ dàng, thực tế nhiều giáo viên đã gặp khơng ít khó khăn trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học thơ, truyện.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA CÁC TIẾT HỌC CHO TRẺ
LÀM QUEN VỚI THƠ, TRUYỆN