Một số kết luận rút ra từ thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TIẾT HỌC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI THƠ VÀ TRUYỆN (Trang 55 - 57)

1 .Giáo dục đạo đức

2.3.5.Một số kết luận rút ra từ thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua

2.3. Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các tiết học

2.3.5.Một số kết luận rút ra từ thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua

qua các tiết học thơ, truyện tại cơ sở

Như vậy, qua việc quan sát, dự giờ, trao đổi và trị chuyện để tìm hểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học thơ, truyện tại trường mầm non xã Tràng An – Bình Lục – Hà Nam, tơi có một số nhận xét sau:

Việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học thơ, truyện tại cơ sở cũng đã đạt được những kết quả nhất định và có những ưu điểm như: Giáo viên cơ sở đã xác định được nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ theo từng chủ điểm cụ thể, đồng thời giáo viên cũng đã xác định được nội dung giáo dục lồng ghép vào trong từng tiết học thơ, truyện một cách phù hợp. Giáo viên đã biết cách lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với chủ điểm giáo dục, có nội dung lành mạnh, trong sáng và các tác phẩm văn học có khả năng kích thích và phát triển tình cảm đạo đức cho trẻ. Hầu như các giáo viên đều khai thác nội dung giáo dục đạo đức từ lời thơ, nội dung truyện thông qua việc sử dụng phương pháp nêu gương, phân tích, giải thích nội dung tác phẩm văn học để truyền đạt nội dung giáo dục đến trẻ. Một số giáo viên cũng đã cố gắng lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ vào trong các tiết học. Khi thực hiện giáo dục, giao tiếp giữa giáo viên và trẻ gần gũi, tự nhiên, đây là một trong những điều kiện giúp trẻ tiếp nhận nội dung giáo dục một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.

Bên cạnh những ưu điểm trên thì việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các tiết học truyện, thơ tại trường mầm non cơ sở vẫn còn một số hạn chế sau:

Việc đưa ra nội dung giáo dục đạo đức trong kế hoạch của giáo viên vẫn cịn mang nhiều tính hình thức, dập khn, nội dung giáo dục cịn khá sơ sài. Đa phần giáo viên chỉ nêu một cách chung chung, giáo viên chưa thực sự đầu tư cho việc chuẩn bị nội dung giáo dục đạo đức cho giờ dạy. Giáo viên chưa chú ý chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở và các tình huống để lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ.

Hầu hết các kế hoạch giáo dục giáo viên đều đặt ra mục tiêu giáo dục đạo đức cho trẻ nhưng thực tế khi tiến hành hoạt động thì nội dung giáo dục đó được đề cập đến một cách sơ sài, việc khai thác nội dung giáo dục đạo đức chưa thực

cho việc giáo dục trẻ là rất ít nên hầu như các giáo viên chỉ nêu nội dung giáo dục một cách chung chung mà chưa chú ý đi sâu phân tích nội dung đó cho trẻ hiểu sâu hơn. Việc giáo dục đạo đức cịn mang nhiều tính lí thuyết và hình thức, chưa định hướng trẻ tới những hành vi, việc làm cụ thể và phù hợp.

Đa phần các giáo viên chỉ chú ý tới khai thác nội dung giáo dục từ lời thơ, nội dung truyện của tác phẩm văn học, việc giáo dục đạo đức cũng chỉ dừng lại ở việc nêu lên nội dung chính của bài, giáo viên đưa ra nội dung giáo dục cịn gượng ép và gị bó theo lời thơ, lời truyện của tác phẩm.

Giáo viên chưa thực sự phát huy được tính tích cực chủ động, tiếp nhận nội dung giáo dục đạo đức của trẻ, chưa để trẻ tham gia trải nghiệm, xử lí các tình huống thực tiễn để tự lĩnh hội các nội dung giáo dục một cách tự nhiên.

Nguyên nhân dẫn đến những ưu điểm:

Do giáo viên nhận thức rõ được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho trẻ, giáo viên cũng nhận thức đúng đắn ý nghĩa giáo dục đạo đức của hoạt động làm quen với văn học. Mặt khác giáo viên cũng nắm được nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ, giáo viên đã xác định được nội dung giáo dục cần trang bị cho trẻ trong từng chủ điểm giáo dục, xác định được các nội dung giáo dục có liên quan đến các tiết học thơ, truyện mà giáo viên dự định tổ chức.

Do giáo viên nắm được các yêu cầu khi lựa chọn tác phẩm văn học cho trẻ làm quen: các tác phẩm phải giàu tình cảm, có tính hình tượng, phù hợp với chủ điểm và có khả năng phát triển tình cảm đạo đức ở trẻ.

Do giáo viên biết cách khai thác nội dung giáo dục đạo đức trong các tiết học thơ, truyện bằng nhiều phương pháp khác nhau như phân tích, giải thích, nêu gương, chê trách…

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế:

Giáo viên cịn ít kinh nghiệm và chưa được bồi dưỡng về vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyên.

Do nhận thức của giáo viên về ý nghĩa giáo dục đạo đức trong hoạt động cho trẻ làm quen với văn học chưa được hoàn thiện, hầu hết giáo viên chỉ thấy nội dung giáo dục đạo đức ở trong lời thơ, lời truyện mà chưa chú ý tới nội dung giáo dục trong các hoạt động chung khác, giáo viên cịn gị bó thụ động theo lời của các tác phẩm văn học.

Do giáo viên chưa thực sự đầu tư chuẩn bị cho việc giáo dục dạo đức cho trẻ, từ việc chuẩn bị đồ dùng dạy học tới nội dung giáo dục, giáo viên chưa biết cách chuẩn bị hệ thống câu hỏi và các tình huống để lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ.

Do giáo viên chỉ chú ý tới hoạt động trọng tâm của hoạt động mà chưa thực sự quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cho trẻ.

Do đặc điểm nghề nghiệp của giáo viên, công việc tại trường nhiều, số lượng trẻ đơng và lại mỗi trẻ lại có đặc điểm khác nhau nên việc giáo dục cịn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TIẾT HỌC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI THƠ VÀ TRUYỆN (Trang 55 - 57)