Chương 3 : TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ
4.2 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO NGHIÊN CỨU
4.2.1 Mô tả thang đo qua kết quả khảo sát
Tiếp theo, các biến quan sát sẽ được đưa vào thống kê để xem xét mức độ đồng ý của học sinh đối với chúng như thế nào. Giá trị trung bình của từng nhân tố giúp phản ánh cảm nhận của học sinh đối với ý định theo học tại trường CĐN Cần Thơ. Từ đó, rút ra nhận định nhân tố nào đang được đánh giá cao nhất hay cần phải được cải thiện cho công tác tuyển sinh được hiệu quả hơn.
12,8% 27,6% 59,6% Chưa có ý định Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Kết quả thống kê mô tả các biến được thể hiện qua bảng 4.7 như sau: Bảng 4.7: Kết quả thống kê mô tả biến
Nhân tố Biến quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn
Đặc điểm của trường
Vị trí 2,9509 1,29153
Danh tiếng 3,0415 1,19110
Ngành đào tạo 3,0717 1,18966
Chất lượng đào tạo 3,0642 1,15783
Cơ sở vật chất 2,5849 1,22527
Học phí 2,9962 1,26580
Chính sách hỗ trợ 2,9623 1,26375
Cơ hội nghề nghiệp
Cơ hội việc làm 4,1660 1,05294
Cơ hội thu nhập 3,9132 1,08538
Cơ hội liên thông 3,7283 1,08439
Nỗ lực giao tiếp
Tham quan trường 3,9887 1,04259
Tư vấn tuyển sinh 3,9962 1,03169
Internet 4,0000 1,05529 Quảng cáo 3,8906 1,10067 Đặc điểm cá nhân Năng lực 3,1774 1,12591 Sở thích 3,2377 1,20922 Giới tính 3,1698 1,12371 Nhóm tham khảo Cha mẹ 2,9736 1,13621 Anh chị em 3,0830 1,14179 Thầy cô 3,0264 1,23830 Bạn bè 3,0075 1,16448
Chuyên gia tư vấn 3,1019 1,10139
Người thân đã học 3,0000 1,14150
Ý định
Ý định 1 3,9245 1,07042
Ý định 2 3,9736 1,07099
Ý định 3 3,8528 1,08583
Nguồn: Kết quả phân tích (2021)
Qua kết quả phân tích từ bảng 4.7, nhìn chung mức độ đồng ý của học sinh THPT đối với các biến quan sát về ý định chọn trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ ở mức trung bình. Cụ thể:
Thang đo “Đặc điểm của trường”: biến được đánh giá cao nhất chính
là trường có chương trình học linh hoạt, có ngành nghề đào tạo đa dạng hấp dẫn phù hợp với năng lực sở thích và nguyện vọng của các em (Mean = 3,07), tiếp
theo đó là danh tiếng, thương hiệu, chất lượng đào tạo, vị trí, học phí, các chính sách hỗ trợ người học và sau cùng thấp nhất là Cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy (Mean = 2,58). Điều này cho thấy, điều mà các em quan tâm nhất khi chọn trường là trường có ngành nghề đào tạo mà các em cảm thấy phù hợp, đáp ứng được nhu cầu, năng lực, sở thích và nguyện vọng của các em. Còn các nhân tố khác như danh tiếng, thương hiệu, vị trí, học phí hay cơ sở vật chất các em cũng có quan tâm nhưng mức độ ít hơn.
Thang đo “Cơ hội nghề nghiệp”: biến được đánh giá cao nhất chính là
cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp (Mean = 4,16), tiếp theo là biến cơ hội thu nhập và thấp nhất là biến cơ hội được liên thông, nâng cao trình độ (Mean = 3,72). Kết quả phân tích cho thấy, điều mà các em học sinh THPT đặc biệt quan tâm nhất khi có ý định chọn trường ĐH, CĐ để tiếp tục việc học sau khi tốt nghiệp THPT đó chính là cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Khi học cao đẳng nghề, sinh viên được học thực hành và rèn luyện các kỹ năng làm việc nhiều hơn là học chuyên về lý thuyết. Cho nên, sau khi tốt nghiệp, các em có khả năng làm được việc ngay và cơ hội tìm được việc làm cũng sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, thời gian đào tạo hệ cao đẳng nghề cũng được rút ngắn hơn so với đại học nên sinh viên có thể nhanh chóng ra trường đi làm và kiếm tiền hơn. Chính vì lý do đó, ngày nay nhiều học sinh THPT có xu hướng chọn trường Cao đẳng Nghề để theo học.
Thang đo “Nỗ lực giao tiếp của nhà trường đến học sinh”: Với sự
phát triển của khoa học cơng nghệ, ngày nay giới trẻ có xu hướng tìm kiếm thông tin qua các ứng dụng trên internet. Vì vậy, biến được các em đánh giá cao nhất là được biết thông tin về trường qua Internet như: địa chỉ website của trường, fanpage facebook, zalo,… (Mean = 4,00), tiếp theo là được biết thông tin của trường qua hoạt động tư vấn tuyển sinh, qua chuyến tham quan trực tiếp tại trường và cuối cùng là thông tin quảng cáo trên các phương tiện truyền thơng: Tivi, báo đài, tạp chí,.. (Mean = 3,89).
Thang đo “Đặc điểm cá nhân của học sinh”: biến được đánh giá cao
nhất chính là trường có ngành nghề đào tạo phù hợp với sở thích và nguyện vọng của cá nhân (Mean = 3,23), tiếp theo là năng lực và kết quả học tập (Mean = 3,1774) và biến được đánh giá thấp nhất là trường có ngành nghề đào tạo phù hợp với giới tính bản thân (Mean = 3,16). Kết quả phân tích cho thấy, xu hướng chọn trường của các em ngày nay, bên cạnh việc chọn trường có ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội, dễ tìm được việc làm thì các ngành nghề phù hợp với sở thích và nguyện vọng của cá nhân cũng được các em đánh giá rất cao. Các em cũng ít quan tâm đến vấn đề giới tính trong khi lựa chọn ngành, chọn trường theo học.
Thang đo “Ảnh hưởng của nhóm tham khảo đến ý định chọn trường của học sinh THPT”: biến được đánh giá cao nhất chính là biến định hướng
chọn trường theo tư vấn của các chuyên gia tư vấn tuyển sinh, (Mean = 3,10), tiếp theo là anh chị em, thầy cô, bạn bè, người quen và thấp nhất là biến chọn trường theo định hướng của cha mẹ (Mean = 2,97). Kết quả phân tích cho thấy, các thơng tin tư vấn tuyển sinh từ các cán bộ, chuyên gia tư vấn có ảnh hưởng rất lớn đến ý định chọn trường của học sinh THPT. Sauk hi được tư vấn, học sinh có được những thông tin đầy đủ hơn về trường. Đây cũng là cơ sở để các em ra quyết định chọn trường bên cạnh những lời khuyên, lời tư vấn của anh chị em, bạn bè hay định hướng chọn trường từ cha mẹ.
Thang đo “Ý định chọn trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ”: biến chọn
Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ là một trong những ý định ưu tiên của học sinh được đánh giá cao nhất (Mean = 3,97), tiếp theo là biến trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ phù hợp với bạn hơn so với những trường khác (Mean = 3,92), và cuối cùng là biến Bạn sẽ đăng ký xét tuyển vào trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ (Mean = 3,85).
Qua kết quả thu được từ nghiên cứu có thể nhận thấy, phần lớn các em học sinh THPT khá nắm rõ thông tin về trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ và có đánh giá khá khách quan các biến quan sát.
4.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo
Độ tin cậy thang đo được kiểm định bằng cách phân tích Cronbach’s Alpha được thể hiện qua bảng 4.8 như sau:
Bảng 4.8: Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha
Nhân tố Biến quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu biến bị loại Đặc điểm của trường Vị trí 2,9509 1,29153 ,757 ,849 Danh tiếng 3,0415 1,19110 ,721 ,855 Ngành đào tạo 3,0717 1,18966 ,628 ,867 Chất lượng đào tạo 3,0642 1,15783 ,738 ,853 Cơ sở vật chất 2,5849 1,22527 ,330 ,902
Học phí 2,9962 1,26580 ,725 ,854
Chính sách hỗ trợ 2,9623 1,26375 ,774 ,847
Nhân tố Biến quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu biến bị loại Cơ hội nghề nghiệp
Cơ hội việc làm 4,1660 1,05294 ,561 ,709 Cơ hội thu nhập 3,9132 1,08538 ,654 ,602 Cơ hội liên thông 3,7283 1,08439 ,557 ,715
Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố: 0,759 Nỗ lực
giao tiếp của trường
Tham quan trường 3,9887 1,04259 ,745 ,800 Tư vấn tuyển sinh 3,9962 1,03169 ,729 ,807
Internet 4,0000 1,05529 ,669 ,832
Quảng cáo 3,8906 1,10067 ,666 ,834
Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố: 0,857 Đặc điểm cá nhân Năng lực 3,1774 1,12591 ,603 ,635 Sở thích 3,2377 1,20922 ,521 ,732 Giới tính 3,1698 1,12371 ,609 ,628
Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố: 0,749
Ảnh hưởng của nhóm tham khảo Cha mẹ 2,9736 1,13621 ,735 ,869 Anh chị em 3,0830 1,14179 ,630 ,885 Thầy cô 3,0264 1,23830 ,689 ,877 Bạn bè 3,0075 1,16448 ,804 ,858
Chuyên gia tư vấn 3,1019 1,10139 ,624 ,886 Người thân đã học 3,0000 1,14150 ,789 ,860
Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố: 0,892 Ý định chọn trường Ý định1 3,9245 1,07042 ,650 ,699 Ý định2 3,9736 1,07099 ,615 ,737 Ý định3 3,8528 1,08583 ,635 ,715
Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố: 0,792
Nguồn: Kết quả phân tích (2021)
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ở bảng 4.8 cho thấy, các nhân tố đều có ý nghĩa thống kê vì hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6. Trong đó:
− Nhóm các nhân tố thuộc về đặc điểm của trường: có hệ số Cronbach’s Alpha cao nhất là 0,879. Trong đó, biến Cơ sở vật chất có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,92 lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 vì thế tất cả các biến đều sẽ được giữ lại.
− Nhóm các nhân tố thuộc về cơ hội nghề nghiệp: có hệ số Cronbach’s
Alpha là 0,759 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên tất cả các biến đều sẽ được giữ lại.
− Nhóm các nhân tố thuộc về nỗ lực giao tiếp của trường đến học sinh:
với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,857 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 vì thế tất cả các biến đều sẽ được giữ lại.
− Nhóm các nhân tố thuộc về đặc điểm cá nhân của học sinh: có hệ số
Cronbach’s Alpha là 0,749, hệ số tương quan tổng cũng đều lớn hơn 0,3 vì thế tất cả các biến đều sẽ được giữ lại.
− Ảnh hưởng của nhóm tham khảo đến ý định chọn trường của học sinh THPT: có hệ số Cronbach’s Alpha 0,892 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn
hơn 0,3 vì thế tất cả các biến đều sẽ được giữ lại.
− Nhóm các nhân tố về ý đi ̣nh chọn trường: với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,792 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 vì thế tất cả các biến đều sẽ được giữ lại.
Như vậy, sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo thì mô hình bao gồm 05 nhân tố là: Đặc điểm của trường, Cơ hội nghề nghiệp, Nỗ lực giao tiếp của trường, Đặc điểm cá nhân, Ảnh hưởng của người nhóm tham khảo đến ý định chọn trường của học sinh. Các nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố
khám phá EFA.