Phân tích tương quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường cao đẳng nghề cần thơ của học sinh trung học phổ thông (Trang 66 - 72)

Chương 3 : TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ

4.3 PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN Ý

4.3.2 Phân tích tương quan

Phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập: Đặc điểm của trường, Cơ hội nghề nghiệp, Nỗ lực giao tiếp của trường đến học sinh, Đặc điểm cá nhân của học sinh, Ảnh hưởng của nhóm tham khảo đến ý định chọn trường của học sinh THPT. Đồng thời, phân tích tương quan cũng phân tích mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập. Bởi vì những tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập với nhau có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Kết quả phân tích tương quan Pearson được thể hiện qua bảng 4.11 như sau:

Bảng 4.11: Kết quả phân tích tương quan Pearson Ý định Đặc điểm Ý định Đặc điểm của trường Cơ hội nghề nghiệp Nỗ lực giao tiếp Đặc điểm cá nhân Ảnh hưởng cuả nhóm tham khảo Ý định Pearson Correlation 1 ,234** ,603** ,325** ,300** ,539** Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 N 265 265 265 265 265 265 Đặc điểm của trường Pearson Correlation ,234** 1 ,114 ,189** ,256** ,095 Sig. (2-tailed) ,000 ,064 ,002 ,000 ,123 N 265 265 265 265 265 265 Cơ hội nghề nghiệp Pearson Correlation ,603** ,114 1 ,139* ,213** ,464** Sig. (2-tailed) ,000 ,064 ,024 ,000 ,000 N 265 265 265 265 265 265 Nỗ lực giao tiếp Pearson Correlation ,325** ,189** ,139* 1 ,132* ,112 Sig. (2-tailed) ,000 ,002 ,024 ,032 ,068 N 265 265 265 265 265 265 Đặc điểm cá nhân Pearson Correlation ,300** ,256** ,213** ,132* 1 ,221** Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,032 ,000 N 265 265 265 265 265 265 Ảnh hưởng của nhóm tham khảo Pearson Correlation ,539** ,095 ,464** ,112 ,221** 1 Sig. (2-tailed) ,000 ,123 ,000 ,068 ,000 N 265 265 265 265 265 265

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Qua kết quả ở bảng 4.11 cho thấy, có 05 biến độc lập có tương quan tuyến tính khá mạnh với biến phụ thuộc, các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê.

Cụ thể, mối liên hệ tương quan giữa các biến như sau:

- Tương quan giữa biến Đặc điểm của nhà trường và Ý đi ̣nh cho ̣n trường là r = 0,234.

- Tương quan giữa biến Cơ hội nghề nghiệp và Ý định cho ̣n trường là r = 0,603.

- Tương quan giữa biến Nỗ lực giao tiếp của trường đến ho ̣c sinh và Ý đi ̣nh chọn trường là r = 0,325.

- Tương quan giữa biến Đặc điểm cá nhân của học sinh và Ý định chọn trường là r = 0,300.

- Tương quan giữa biến Ảnh hưởng củ a nhóm tham khảo và Ý đi ̣nh cho ̣n trường là r = 0,539.

Như vậy, việc phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Tuy nhiên, kết quả phân tích tương quan cũng cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập ở mức tương quan khá mạnh nên cần quan tâm đến hiện tượng đa cộng tuyến khi phân tích hồi qui đa biến. Nổi bật nhất là hệ số tương quan giữa biến Cơ hội nghề nghiệp và Ý định chọn trường cao nhất với r = 0,603. Kế đến là tương quan giữa biến Ảnh hưởng của nhóm tham khảo và Ý định cho ̣n trường với hệ số tương quan là r = 0,539. Tiếp theo là tương quan giữa Nỗ lực giao tiếp của nhà trường và Ý đi ̣nh cho ̣n trường với r = 0,325. Các biến còn lại là Đặc điểm cá nhân của học sinh và Đặc điểm của nhà trường cũng có mối quan hệ tương quan khá mạnh đến ý định chọn trường với hệ số tương quan lần lượt là r = 0,300 và r = 0,234.

4.3.3 Phân tích hời qui đa biến

Phân tích hồi quy được tiến hành với 05 biến độc lập là Đặc điểm của nhà trường, Cơ hội nghề nghiệp, Nỗ lực giao tiếp của trường đến ho ̣c sinh, Đặc điểm cá nhân của học sinh, Ảnh hưởng của nhóm tham khảo đến ý định chọn trường và 1 biến phụ thuộc là ý đi ̣nh theo học tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ của học sinh THPT. Như đã trình bày ở nội dung phương pháp phân tích (trang 33) thì phương trình hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định theo học tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ của học sinh THPT có dạng như sau:

4.3.3.1 Đánh giá độ phù hợp của mơ hình

Đánh giá độ phù hợp của mơ hình thơng qua hệ số R2 (R Square). và R2

hiệu chỉnh (Adjusted R Square). Vì R2 sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mơ hình nên dùng R2 hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mơ hình. R2 hiệu chỉnh càng lớn thể hiện độ phù hợp của mơ hình càng cao. Nó phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Nếu giá trị này từ 50% trở lên thì nghiên cứu được đánh giá tốt. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.12 như sau:

Bảng 4.12: Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mơ hình

hình R R 2 R2 hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn Hệ số Durbin-Watson 1 ,723a ,522 ,513 ,63574 1,787

Nguồn: Kết quả phân tích (2021)

Như kết quả phân tích ở bảng 4.12, thì mơ hình nghiên cứu có R2 hiệu chỉnh là 0,513 nghĩa là 51,3% sự biến thiên của ý định cho ̣n trường được giải thích bởi sự biến thiên của các thành phần như: Đặc điểm của trường, Cơ hội nghề nghiệp, Nỗ lực giao tiếp của trường đến ho ̣c sinh, Đặc điểm cá nhân của học sinh, Ảnh hưởng của nhóm tham khảo đến ý định chọn trường của học sinh. Tuy nhiên sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Để kiểm định xem có thể suy diễn mơ hình cho tổng thể thực hay khơng ta phải kiểm định độ phù hợp của mơ hình.

4.3.3.2 Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mơ hình

Để xem mơ hình hồi quy tuyến tính được sử dụng trong phương trình này có suy rộng và áp dụng được cho tổng thể hay không, tác giả tiến hành kiểm định F trong bảng ANOVA, từ đó suy ra tính chất chung của tổng thể. Kết quả kiểm định được thể hiện qua bảng 4.13 như sau:

Bảng 4.13: Kiểm định độ phù hợp của mơ hình

ANOVAa Mơ hình Tổng bình phương Df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa 1 Hồi qui 114,459 5 22,892 56,640 ,000b Phần dư 104,678 259 ,404 Tổng 219,136 264

Với giả thuyết H0: β1 = β2 = β3 = β4 = β5 = 0 (tất cả hệ số hồi qui = 0) ▪ Giá trị Sig(F) = 0,000 < mức ý nghĩa 5%: giả thuyết H0 bị bác bỏ. Điều đó có ý nghĩa là sự kết hợp của các biến độc lập hiện có trong mơ hình có thể giải thích được sự biến thiên của biến phụ thuộc. Mơ hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng là phù hợp với tập dữ liệu hiện có.

▪ Sig(β1), Sig(β2), Sig(β3), Sig(β4), Sig(β5) < mức ý nghĩa 5% nên các biến độc lập tương ứng là Đặc điểm của trường, Cơ hội nghề nghiệp, Nỗ lực giao tiếp của trường đến ho ̣c sinh, Đặc điểm cá nhân của học sinh, Ảnh hưởng củ a nhóm tham khảo đến ý định chọn trường có hệ số hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

4.3.3.3 Phương trình hồi quy và ý nghĩa các hệ sớ hồi quy

Thông số thống kê của các biến trong mơ hình hồi quy được thể hiện thông qua bẳng 4.14 như sau:

Bảng 4.14: Thông số thống kê của từng biến trong mơ hình hồi quy

Coefficientsa Mơ hình Hệ số khơng chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Giá trị t Mức ý nghĩa Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Dung sai VIF 1 (Constant) -,273 ,257 -1,059 ,290

Đặc điểm của trường ,089 ,041 ,097 2,151 ,032 ,908 1,101 Cơ hội nghề nghiệp ,478 ,058 ,405 8,245 ,000 ,765 1,307 Nỗ lực giao tiếp ,180 ,039 ,204 4,616 ,000 ,945 1,059 Đặc điểm cá nhân ,092 ,044 ,096 2,103 ,036 ,881 1,135 Nhóm tham khảo ,294 ,048 ,298 6,075 ,000 ,768 1,303

Nguồn: Kết quả phân tích (2021)

Theo kết quả phân tích từ bảng 4.14, phương trình hồi quy của đề tài được xác định như sau:

YĐ = 0,405*CHNN + 0,298*NTK + 0,204*NLGT + 0,097*ĐĐNT + 0,096*ĐĐCN

Qua mơ hình hồi quy thu được cho thấy, cả 05 nhóm nhân tố của mơ hình nghiên cứu đều có ảnh hưởng (dương) đến ý định theo học tại trường CĐN Cần Thơ của học sinh THPT. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được thể hiện thông qua hệ số Beta. Theo kết quả bảng thông số thống kê của từng biến trong mơ hình hồi quy cho thấy tầm quan trọng của các biến này trong mơ hình đối với ý đi ̣nh theo học tại trường CĐN Cần Thơ của học sinh THPT như sau:

1. Nhân tố Cơ hội nghề nghiệp có hệ số Beta là 0,405 nên có tầm quan trọng nhất đối với Ý định chọn trường.

2. Đứng thứ hai là Ảnh hưởng của nhóm tham khảo đến ý định chọn trường của học sinh THPT với hệ số Beta là 0,298.

3. Thứ 3 là nhân tố Nỗ lực giao tiếp của nhà trường đến học sinh với hệ số Beta là 0,204.

4. Thứ 4 là Đặc điểm của nhà trường có hệ số Beta là 0,097.

5. Cuối cùng là Đặc điểm cá nhân của học sinh với hệ số Beta là 0,096.

4.3.3.4 Dị tìm các phạm vi giả định

Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư thể hiện qua hình 4.8 như sau:

Từ biểu đồ phần dư chuẩn hóa có trị trung bình (Mean) = 8,87*10-16 ≈ 0 và độ lệch chuẩn = 0,990 ≈ 1: phân phối phần dư có dạng gần chuẩn, thỏa yêu cầu giả định về phân phối chuẩn của phần dư.

4.3.3.5 Kiểm định đa cộng tuyến

Theo kết quả phân tích hồi qui ở bảng 4.14, giá trị VIF của các biến độc lập đều < 2 nên hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập không ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mơ hình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường cao đẳng nghề cần thơ của học sinh trung học phổ thông (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)