1.1.2 .Các nghiên cứu trong nước
1.5. Các con đƣờng giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng
Nội dung của GDĐĐ là những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những giá trị đạo đức cần thiết của con ngƣời Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH cần trang bị cho HS nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân
lực của nền kinh tế xã hội đất nƣớc.Trên cơ sở kế thừa những chuẩn mực đạo đức truyền thống, kết hợp với lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, chúng ta có thể phân chia thành các nhóm chuẩn mực của nội dung GDĐĐ sau đây:
- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức tƣ tƣởng chính trị bao gồm giáo dục lý tƣởng độc lập dân tộc gắn liền với xây dựng Tổ quốc XHCN. Đạo đức cao nhất của mỗi con nguời là sống, làm việc, rèn luyện vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh”.
- Nhóm chuẩn mực đạo đức hƣớng vào sự hoàn thiện của bản thân bao gồm các chuẩn mực sau: Tự trọng, tự tin, tự lập, sống giản dị, kiết kiệm, trung thực, siêng năng, hƣớng thiện, nhân ái, giàu lòng vị tha, có xúc cảm trƣớc nhân tình thế thái.
- Nhóm những chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với mọi ngƣời và với dân tộc khác. Đó là lịng nhân nghĩa, lịng biết ơn tổ tiên, cha mẹ, thày cơ,
- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với cơng việc. Đó là làm việc có tinh thần hợp tác và trách nhiệm cao, có lƣơng tâm nghề nghiệp, tơn trọng pháp luật, lẽ phải, dũng cảm, liêm khiết.
- Nhóm chuẩn mực đạo đức liên quan đến xây dựng môi trƣờng sống tự nhiên và xã hội. Đó là xây dựng hạnh phúc gia đình, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng, xã hội dân chủ, tiến bộ văn minh, bình đẳng, bảo vệ hồ bình, phát huy truyền thống và di sản văn hoá dân tộc và nhân loại.
Phương pháp.
PPGDĐĐ là cách thức tác động của nhà giáo dục lên đối tƣợng giáo dục nhằm đạt đƣợc mục tiêu GDĐĐ hay nói cách khác là nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức và những kỹ năng ứng xử tốt trong các mối quan hệ, từ đó hình thành và phát triển nhân cách.
Có nhiều PPGDĐĐ khác nhau, nhƣng thơng thƣờng có thể đƣợc chia làm ba nhóm sau đây:
- Nhóm phương pháp tác động lên nhận thức.
Nhóm phƣơng pháp này xuất phát từ nguyên tắc sự thống nhất giữa ý thức và hành động, giữa lý trí và tình cảm trong mọi hành vi của con ngƣời có nguồn gốc từ nhận thức. GDĐĐ có trách nhiệm cung cấp cho họ những kinh nghiệm sống mà xã hội lồi ngƣời đã tích luỹ đƣợc sau khi đã đƣợc khái quát hoá và hệ thống hố nhằm giúp HS có cách nhìn đầy đủ hơn trƣớc các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
- Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động và tích luỹ kinh nghiệm ứng xử xã hội.
Thực tế cuộc sống vốn vô cùng đa dạng và phong phú. Thông qua hoạt động thực tế, rất nhiều mối quan hệ xã hội nảy sinh đòi hỏi đối tƣợng phải giải quyết, yêu cầu họ phải động não, phải vận dụng những tri thức đã có để ứng xử từ đó họ sẽ đƣợc tích luỹ kinh nghiệm sống, hình thành lên hành vi, thói quen từ đó dần hình thành và hồn thiện nhân cách của mình.
- Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của HS.
Chức năng cơ bản của phƣơng pháp này là kích thích, thúc đẩy, điều chỉnh, ức chế các hành vi ứng xử của HS. Nhóm này gồm các phƣơng pháp: Thi đua, khen thƣởng, phê bình, trách phạt. Thƣởng phạt ln ln đi liền với nhau, bổ sung cho nhau. Nếu thi đua khen thƣởng là để động viên các cá nhân hoặc tập thể HS thì hình thức trách phạt biểu thị thái độ khơng đồng tình, lên án, của GV, của tập thể, của xã hội đối với những hành vi, những hành động của cá nhân hay tập thể trái với qui tắc chuẩn mực ứng xử của xã hội, buộc họ phải từ bỏ hoặc điều chỉnh lại cách ứng xử cho phù hợp với chuẩn mực đã đƣợc qui định.
- Qua dạy học các môn văn hố nhất là các mơn KHXH, nhân văn (Văn, Sử, Địa, GDCD…).
- Qua các HĐGDNGLL theo chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Thông qua hoạt động học tập.
+ Thơng qua các loại hình hoạt động lao động.
+ Thơng qua hoạt động chính trị xã hội, kỷ niệm những ngày lễ lớn (20/11). + Thông qua hoạt động theo chủ đề những giá trị đạo đức, giáo dục truyền thống của dân tộc và của giáo dục.
+ Thông qua các hoạt động giao lƣu tập thể theo mục tiêu giáo dục truyền thống + Tham quan thực tế, gặp gỡ thầy cô giáo, bạn học cũ thành đạt nhân những ngày kỷ niệm truyền thống nhà trƣờng.
+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống giáo dục, viết về cảm xúc thầy trò…
- Qua sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể: Đoàn thanh niên, Hội liên
hiệp thanh niên để đƣa việc GDĐĐ vào các sinh hoạt nên coi GDĐĐ cho học sinh là một trong những nội dung, yêu cầu của Đoàn thanh niên.
Nội hàm giá trị giáo dục đạo đức bằng phương pháp giáo dục trải nghiệm
Trải nghiệm hay kinh nghiệm là tổng quan khái niệm bao gồm tri thức, kĩ năng trong hoặc quan sát sự vật hoặc sự kiện đạt đƣợc thông qua tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện đó. Trải nghiệm thƣờng đi đến một tri thức về sự hiểu biết đến sự vật, hiện tƣợng, sự kiện.
Định nghĩa của Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm quốc tế: “Giáo dục trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phƣơng pháp trong đó ngƣời dạy khuyến khích ngƣời học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cƣờng hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội”.
Giáo dục đạo đức cho học sinh qua hình thức giáo dục trải nghiệm trong nhà trƣờng là quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm cung cấp
giá trị đạo đức, hình thành hành vi, thái độ đạo đức đúng đắn cho học sinh, giúp học sinh có khả năng có thái độ và hành vi đạo đức đúng đắn trong các tình huống phong phú của cuộc sống.
Hơn 2000 năm trƣớc, Khổng Tử (551 - 479 TCN) đã nói: “Những gì tơi nghe, tơi sẽ qn; những gì tơi thấy, tơi sẽ nhớ; những gì tơi làm, tơi sẽ hiểu”, tƣ tƣởng này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm. Cùng thời gian đó, ở phƣơng Tây, nhà triết học Hy Lạp - Xôcrát (470 - 399 TCN) cũng nêu lên quan điểm: “Ngƣời ta phải học bằng cách làm một việc gì đó; với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy khơng chắc chắn cho đến khi làm nó”.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì con ngƣời tiếp thu kiến thức kĩ năng, thái độ 20% những gì chúng ta đọc, 20% những gì chúng ta nghe, 30% những gì chúng ta nhìn, 90% những gì chúng ta làm. “Học đi đôi với hành” thực hành chính là cách học hiệu quả nhất và nhanh nhất, đặc biệt đối với học sinh em. Thực hành chính là trải nghiệm.
Quy trình của phƣơng pháp trải nghiệm:
Trải nghiệm ở các trƣờng phổ thơng gồm bốn nhóm hoạt động chính: Hoạt động tự chủ (thích ứng, tự chủ, tổ chức sự kiện, sáng tạo độc lập); hoạt động câu lạc bộ (hội thanh niên, văn hóa nghệ thuật, thể thao, thực tập siêng năng); hoạt động tình nguyện (chia sẻ, quan tâm tới hàng xóm láng giềng và
những ngƣời chung quanh, bảo vệ mơi trƣờng); hoạt động định hƣớng (tìm hiểu thơng tin về hƣớng phát triển tƣơng lai, tìm hiểu bản thân). Những hoạt động nói trên các trƣờng phổ thơng có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách linh động sao cho phù hợp với đặc điểm của học sinh ở các cấp học, khối học, nhà trƣờng và điều kiện địa phƣơng.