HIỆN TƯỢNG VIÊM TRONG NHIỄM KHUẨN

Một phần của tài liệu Mien dich hoc DC 2012 bich (Trang 73 - 75)

Sau khi vượt qua hàng rào ngoại vi thì vi sinh vật gặp sự đề kháng dịch thể và tế bào tạo ra quá trình viêm đặc hiệu hay khơng đặc hiệu. Tùy theo mức độ mà q trình này có ít hay nhiều biểu lộ qua bốn triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau.

1. Viêm không đặc hiệu

Hiện tượng viêm không đặc hiệu xảy ra do yếu tố gây bệnh (Ag vi sinh vật) gặp phải sự đề kháng trước tiên của hệ thống dịch thể rồi đến hệ thống tế bào.

* Hệ thống dịch thể

- Phản ứng mà biểu hiện bằng bốn triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau là kết quả của q trình hoạt hóa một số hệ thống miễn dịch tự nhiên như Bổ thể, Interferon, yếu tố hoại tử u TNF (Tumor Necrosic Factor). Tuy nhiên, cũng có một số vi sinh vật khơng chịu tác động của bổ thể như Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa, Toxoplasma gondii. Khi vi

sinh vật có vỏ bọc quá dày ngăn cản tác dụng của C3b trên receptor CR3 như Neisseria

meningitidis, E.coli K1, Streptococcus nhóm B, Treponema palladium. Khi chúng tiết ra

protease tiêu được một số thành phần của bổ thể như Serretia marcescens, Pseudomonas.

Khi chúng cố định Fibrinogen (protein M của liên cầu) hay Fibrin (Tụ cầu sinh bệnh).

* Hệ thống tế bào

- Các tế bào tiểu thực bào hoạt động mạnh đối với vi sinh vật phát triển ngoài tế bào và đại thực bào đối với loại sống được bên trong tế bào. Hoạt động của những tế bào này được tăng cường rất mạnh nhờ tác dụng bên ngoài như sự hỗ trợ của bổ thể hay của kháng thể đặc hiệu. Quá trình thực bào gồm ba giai đoạn: Hóa ứng động, bám dính và nuốt tiêu.

+ Hóa ứng động: là sự di chuyển của tế bào tới ổ viêm nhờ tính chất sinh học của các chất do vi sinh vật tiết ra như peptit formyl, các chất của vật chủ được hoạt hóa như thành phần của bổ thể.

+ Sự bám dính tế bào thực bào với vi sinh vật nhờ các receptor có mặt trên tế bào với phân tử đường có mặt trên vi sinh như mannose, fucose, axit sialic. Các thực bào lại cịn có receptor với Fccủa IgG hay các thành phần của bổ thể để gắn với vi sinh vật sau khi kháng thể và bổ thể đã có tác động lên chúng.

+ Vi sinh vật bị nuốt và tiêu trong hốc thực bào. Tại đây chúng bị tiêu do hai quá trình một cần có oxy và một là do men.

+ Ngồi ra các tế bào thực bào cịn được hoạt hóa và điều tiết. Khi khơng được hoạthóa thì một số vi khuẩn dễ dàng chui vào bên trong mà sinh sôi nảy nở như trực khuẩn lao, phong. Nhưng nếu đã được kích thích trước bởi một số Cytokin như IFN γ thì sự xâm nhập này khó khăn hơn hoặc thậm chí khơng thực hiện được.

2. Viêm đặc hiệu

* Kháng thể dịch thể đặc hiệu: quá trình nhiễm khuẩn gây ra sự sản xuất kháng thể dịch

thể đặc hiệu chống lại các kháng nguyên của vi sinh vật. Bình thường chúng vừa có tác dụng bảo vệ vừa tiêu diệt, nhưng đôi khi chúng chỉ một dấu hiệu cho biết cơ thể đã bị

nhiễm (liên cầu, HIV), đơi khi cịn tăng cường sự sinh sản của virus (còn gọi là kháng nguyên tăng cường hay kháng nguyên phong bế).

Sự sản xuất kháng thể có thể kéo dài sau khi khỏi bệnh nhưng thường nếu muốn duy trì một nồng độ tối ưu trong phịng bệnh thì cần phải kích thích lại bằng cách tiêm nhắc lại. Vai trò của kháng thể dịch thể chính yếu là với những vi sinh vật gây bệnh sống bên ngồi tế bào. Chúng cũng có tác dụng đối với vi sinh vật nội tế bào trong thời gian chưa xâm nhập vào bên trong tế bào (Virus nói chung, vi khuẩn, ký sinh trùng nội bào).

Kháng thể dịch thể có tác dụng trung hịa virus, vi khuẩn, ký sinh trùng tạo thuận lợi cho quá trình thực bào sau khi đã có kết hợp kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên có trên bề mặt vi sinh vật.

* Miễn dịch tế bào đặc hiệu –lympho bào độc (Tc)

Loại tế bào này giữ vai trò chủ chốt trong việc tiêu diệt các vi sinh vật phát triển bên trong tế bào như virus, một số vi khuẩn (lao, phong, Brucella, Listeria, Salmonella, Legionella,

Treponema), một số kí sinh trùng (Plasmodium, Toxoplasma) và nấm (Histoplasma).

Trong cuộc sống nội tế bào, các vi sinh vật sản xuất ra kháng nguyên mà peptit của chúng được đưa ra trình diện trên bề mặt tế bào qua các phân tử MHC I. Các tế bào Tc CD8+ được mẫn cảm và có các TCR tương ứng sẽ bám vào đó và gây độc cho tế bào chứa vi sinh vật ấy. Một số ít Lympho bào Tc CD4+ cũng tác dụng tương tự nhưng peptit vi sinh vật phải được trình diện trên phân tử MHC lớp II.

Một phần của tài liệu Mien dich hoc DC 2012 bich (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)