Miễn dịch chống vi khuẩn nội bào * Đáp ứng miễndịch dịch thể

Một phần của tài liệu Mien dich hoc DC 2012 bich (Trang 81 - 83)

III. MIỄN DỊCH CHỐNG VI KHUẨN 1 Miễn dịch chống vi khuẩn ngoại bào

2. Miễn dịch chống vi khuẩn nội bào * Đáp ứng miễndịch dịch thể

Cho đến nay chưa phát hiện được loại Ig nào đặc hiệu đối với vi khuẩn nội tế bào. Người ta bàn nhiều về cơ chế sinh bệnh của những nốt sần đỏ (erythema nodosum) thường hay xuất hiện trong bệnh lao hay bệnh phong. Đó là sự thâm nhiễm ở lớp mỡ dưới da bởi bạch cầu trung tính, lympho bào và đại thực bào, có tắc các tĩnh mạch nhỏ và có tiết dịch protein máu như thường thấy trong tổn thương do phức hợp miễn dịch. Do đó mà có ý kiến cho đó là biểu hiện có sản sinh ra kháng thể dịch thể. Nhưng cũng có ý kiến cho đó chỉ là biểu hiện dị ứng chậm.

Hình 8.3 Các cơ chế có sự tham gia của kháng thể để chống lại vi khuẩn ngoại bào

(http://www.benhhoc.com/)

* Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào

Đó là cơ chế chính của sự đề kháng miễn dịch mà chứng cớ là chỉ có thể truyền tình trạng miễn dịch thụ động bằng cách truyền các tế bào đã được mẫn cảm. Tế bào thực bào không tiêu diệt nổi vi khuẩn sống bên trong nó nhưng vẫn có thể trình diện một số kháng nguyên

protein của vi sinh vật với các tế bào dòng T. Tế bào T CD4+ tăng cường sản xuất các cytokine trong đó quan trọng là IFN-γ. Chất này hoạt hóa thực bào và đẩy mạnh khả năng tiêu diệt vi sinh. Hơn nữa trong vỏ trực khuẩn có chất muramyl dipeptid có tác dụng tá chất mạnh nên nó cũng tăng cường chức năng này. TDTH, một dưới nhóm của T chịu trách nhiệm trong việc gây ra hiện tượng dị ứng cũng góp phần thêm vào quá trình tiêu diệt vi sinh ở các tế bào thực bào đã hay chưa bị nhiễm.

Một phần của tài liệu Mien dich hoc DC 2012 bich (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)