(cluster of differentiation): Danh pháp chỉ dấu ấn trên bề mặt tế bào bạch cầu và tiểu cầu được xác định bởi kháng thể đơn dòng, dùng để phân biệt các quần thể tế bào khác

Một phần của tài liệu Mien dich hoc DC 2012 bich (Trang 123 - 127)

cầu được xác định bởi kháng thể đơn dòng, dùng để phân biệt các quần thể tế bào khác nhau. Ví dụ: CD1 chỉ tế bào T ở tuyến ức. CD4 và CD8 chỉ các tế bào T hỗ trợ và T gây độctế bào.

Chất phản ứng chậm A (SRS – A: Slow reacting substance of anaphylaxis) tên mới là leucotriene gồm các chất có nguồn gốc từ axit arachidonic có tác dụng lên cơ trơn và tăng tính thấm thành mạch.

Cơ quan lympho bào Trung ương/tiên phát(central primary lymphoid organs): Là tuyến ức và tủy xương/túi Fabricius, nơi biệt hóa tế bào nguồn thành tếbào T và B.

Cytokin: Protein do tế bào sinh ra có khả năng ức chế hoặc kích thích biệt hóa, tăng sinh

hoặc giảm chức năng của các tế bào miễn dịch.

D

Dấu ấn(marker): cấu trúc đặc biệt trên bề mặt phân tử hoặc tế bào, dùng để nhận dạng các phân tử hoặc các tế bào đó (MHC I, MHC II, KT bề mặt tế bào B,…).

Dị nguyên(allergen): KN gây dị ứng (phấn hoa, bụi, lông thú,…).

Dị ứng(allergy): quá mẫn do IgE.

Dung nạp(tolerence) Tình trạng khơng gây đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với KN. Chất gây dung nạp (tolerogen)là KN gây dung nạp.

DTH(delayed type hypersensitivity): Quá mẫn chậm, bao gồm phẩn ứng quá mẫn type IV trên da.

Đ

Đại thực bào (macrophage): Tế bào BC đơn nhân to trong máu làm nhiệm vụ thực bào và trình diện KN cũng như thực hiện phản ứng ADCC.

Đáp ứng miễn dịch thứ phát (secondary immune response): ĐƯMD đối với KN xâm nhập vào cơ thể lần 2, xảy ra nhanh và mạnh.

Đáp ứng miễn dịch tiên phát (primary immune response): ĐƯMD với KN lần đầu tiếp xúc, thời gian tiềm tàng dài, cường độ thấp.

E

Endosom (bọng nội bào): các túi bên trong tế bào nơi KN được đưa tới lysosom.

Epitop:phần quyết định kháng nguyên của KN, được nhận diện bởi paratop của KT hoặc TCR của tế bào T.

Exon: đoạn gen mã cho protein.

F

Fab (fragment antigen binding): Mảnh phân tử KT chứa vị trí kết hợp với KN, gồm một

chuỗi nhẹ và một chuỗi nặng. Mảnh này được tạo thành do enzyme papain phân cắt KT.

Fc(Fragment crystal): Phần KT chịu trách nhiệm gắn với thụ thể dành cho nó nằm trên bề mặt tế bào và C1q của bổ thể C1.

G

Ghép cùng gen (isograft): Ghép khi cơ thể cho và nhận phù hợp hồn tồn (ghép tự thân, sinh đơi cùng trứng).

Ghép dị gen (allograft/homograft): Ghép 2 cơ thể cùng lồi nhưng khơng phù hợp tổ chức hoàn toàn.

Ghép tủy xương (bone marrow transplantation): Ghép tủy xương của người khỏe vào người bệnh bị bệnh thiếu hụt MD để giúp tạo ĐƯMD. Nếu 2 cơ thể không phù hợp tổ chức thì những tế bào có trách nhiệm MD ở tủy ghép sẽ gây ĐƯMD chống lại tổ chức của người nhận – phản ứng mô ghép chống túc chủ.

Giám sát MD (immunosurveillance): Hệ thống MD trong cơ thể theo dõi và kiểm soát sự hoạt động của các tế bào để phát hiện các KN lạ và tiêu diệt chúng.

Giới hạn MHC/hạn chế MHC (MHC restriction): Tế bào T chỉ nhận diện KN trên phân tử MHC cùng haplotip với nó.

Globulin miễn dịch(immunoglobulin): KT miễn dịch, miễn dịch dịch thể đặc hiệu.

GVH(graft versus host): Bệnh do mô ghép chống túc chủ.

H

Haplotip (haplotype): Bộ xác dịnh thể di truyền nằm trên mỗi nhiễm sắc thể. Bộ hoàn chỉnh gen MHC gồm một nửa từ bố và nửa từ mẹ.

Hapten (bán KN): Chất có khả năng kết hợp đặc hiệu với KT nhưng bản thân khơng có khả năng gây ĐƯMDnếu khơng kết hợp với protein tải.

Hằng số liên kết/giá trị K (association constant, K value): Con số biểu thị ái lực gắn KN với KT.

Heparin: Glucozit có trong máu và trong trong tế bào mast có tác dụng chống đơng máu. Hệ thống thực bào đơn nhân (mononuclear phagocyte system): Hệ thống lưới nội mơ, gồm các BC đơn nhân có khả năng nuốt các vật lạ.

Hiệu giá (titer): Lượng KT trong một đơn vị thể tích huyết thanh, thường được biểu diễn bằng độ pha lỗng lớn nhất mà vẫn có thể phát hiện được trong thao tác kỹ thuật (phản ứng ngưng kết HA, HI,…).

Histamin: Amin hoạt mạch chủ yếu do tế bào mast tiết ra.

HLA(human leucocyte antigen): Kháng nguyên bạch cầu người.

Hóa hướng động (chemotaxis): Sự tăng di chuyển của tế bào theo hướng có nồng độ cao của một chất nhất định.

I

Idiotip(idiotype): Khái niệm dùng để phân biệt các kháng thể trong cùng 1 lớp của cùng 1 cơ thể nhưng chống lại các idiotop khác nhau.

Idiotop(idiotype): Hay quyết định idiotip. Quyết định KN nằm ở vùng của phân tử Ig (kể cả Ig trên mặt tế bào B) hay TCR nó phản ứng với KT anti-idiotop.

Interferon (IFN): Nhóm chất hóa học trung gian tăng cường khả năng chống vius và tế bào ung thư. IFNγ còn là chất điều hòa ĐƯMD

Interleukin (IL1-IL10): cytokin do BC tiết ra có tác dụng kích thích và biệt hóa lympho bào.

Intron: Đoạn gen nằm xen giữa các exon, không mã cho protein.

Isotip(isotype): Khái niệm chỉ các phân tử protein cùng loại (đặc biệt là các KT miễn dịch hoặc phân lớp) có ở mọi cá thể cùng loài.

J

J, chuỗi(J, chain): polypeptit đơn nối các IgA hoặc IgM dạng monome thành polyme.

J, gen: Gen nằm trên locus chuỗi nhẹ và locus chuỗi nặng mã cho đoạn peptit nối vùng V

với vùng C của KT. Gen này không liên quan đến chuỗi J.

K

Kháng độc tố (antitoxin): Huyết thanh chứa KT chống ngoại độc tố của vi khuẩn (dùng trong MD thụ động).

Kháng huyết thanh (antiserum): Huyết thanh chứa KT đặc hiệu chống lại KN kích thích sinh ra nó.

Kháng kháng thể(anti-antibody): Kháng thể chống lại kháng thể khác.

Kháng nguyên(antigen): Chất lạ khi xâm nhập cơ thể sẽ kích thích cơ thể sinh ra ĐƯMD

KN bào thai ung thư (carcinoembryonic antigen): KN bình thường chỉ có trong ruột bào thai nhưng lại xuất hiện trong máu của bệnh nhân ung thư carcinoma.

KN O(O antigen): Kháng nguyên thân hoặc nội độc tố của vi khuẩn Gram âm.

KN phụ thuộc T (tuyến ức/KN không phụ thuộc T (T dependent/T independent antigen): KN phụ thuộc T đòi hỏi cả tế bào T và B có mặt để gây ĐƯMD dịch thể (Ig). KN khơng phụ thuộc T có thể kích thích tế bào B hình thành ĐƯMD mà khơng cần để tế bào T hỗ trợ.

KN phù hợp tổ chức(histocompabitility antigen).

KT(antibody): Phân tử protein được tạo thành để chốnglại sự xâm nhập của KN và có khả năng kết hợp đặc hiệu với KN đó.

KT đơn dịng (monoclonal antibody): KT do 1 dòng (clon) tế bào B sinh ra mang tính đặc hiệu với cùng 1 loạiquyết định KN (epitop).

KT tự nhiên (natural antibody: KT có sẵn trong trong huyết thanh chứ khơng phải do KN kích thích tạo ra, ví dụ KT chống nhóm máu ABO.

L

Leucotrien: Tập hợp các chất chuyển hóa của axit arachidonic do tế bào mast, tế bào ái kiềm và đại thực bào sinh ra, có tác dụng dược lý mạnh như hóa ứng động, tăng tính thấm thành mạch.

LPS (lipopolysaccharide): Thành phần vách tế bào của một số vi khuẩn Gram âm có tác

dụng gây viêm và phân bào.

Lymphokin: cytokin do các lympho bào T sinh ra khi bị KN đặc hiệu kích thích, có tác

dụng hoạt hóa các tế bào khác để thực hiện ĐƯMD.

Lysozyme: Chất có trong nước mắt, nước mũi, nước bọt,… được coi như là kháng sinh tự nhiên của cơ thể có tác dụng ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn Gram dương.

M

MAF(macrophage activating factor): Yếu tố hoạt hóa đại thực bào.

Mảng Payer (Payer patch): Hạch lympho kết thành từng đám ở lớp dưới niêm mạc ruột non. Trong hạch chứa tế bào B chín.

MHC(major histocompatibility complex): Phức hợp hịa hợp mơ (tổ chức)chủ yếu.

Miễn dịch(immunity): Khả năng đề kháng của cơ thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh.

Một phần của tài liệu Mien dich hoc DC 2012 bich (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)