II. CÁC PHẢN ỨNG HUYẾT THANH HỌC THƯỜNG DÙNG TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH
a. Phản ứng miễn dịch huỳnh quang (Immuno-fluorescent test)
Khi kháng thể hoặc kháng-kháng thể được nhuộm màu bằng thuốc nhuộm huỳnh quang (thường dùng Fluoescein isothiocyanat có màu xanh lục, rodamin có màu đỏ gạch) cho kết hợp với kháng nguyên, thì phức hợp kháng nguyên - kháng thể khi soi dưới kính hiển vi huỳnh quang sẽ phát sáng. Thuốc nhuộm huỳnh quang phải đạt các tiêu chuẩn:
Khơng làm tổn thương tới tính sinh miễn dịch của kháng thể. Kếthợp với kháng thể một cách bền vững.
Với một lượng ít nhưng có màu sắc rõ rệt
Thuốc dễ sử dụng và dễphân biệt với các màu khác. Phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp
Trong phản ứng này thường dùng kháng thể đặc hiệu nhuộm màu để phát hiện kháng nguyên chưa biết.
Nguyên lý: Làm tiêu bản với bệnh phẩm cần chẩn đoán, cố định để kháng nguyên gắn chặt lên phiến kính, sau đó cho một giọt kháng thể đặc hiệu đã nhuộm huỳnh quang lên tiêu bản, để tác động một thời gian, sau đó rửa nước, để khơ rồi quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang. Nếu có kết hợp kháng ngun kháng thể thì sẽ thấy phát sáng
Nếu kháng thể không tương ứng với kháng ngun thì sẽ khơng có kết hợp kháng ngun- kháng thể, khi rửa nước kháng thể bị trơi đi, do đó không thấy phát sáng.
Phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp
Có 3 thành phần tham gia phản ứng: kháng thể đặc hiệu, kháng-kháng thể đặc hiệu đã nhuộm huỳnh quang và kháng nguyên cần chẩn đoán. Như vậy kháng thể đăc hiệu ở đây có 2 chức năng: chức năng kháng thể đối với kháng nguyên cần chẩn đoán và chức năng là kháng nguyên đối với kháng- kháng thể đã nhuộm màu.
Phương pháp:
Làm tiêu bản với bệnh phẩm cần chẩn đoán, cố định để kháng nguyên gắn chặt trên tiêu bản.
Nhỏ một giọt kháng thể đặc hiệu lên bệnh phẩm cần chẩn đoán, để tác động 10-15 phút, rửa nước.
Nhỏ tiếp một giọt kháng kháng thể đã nhuộm huỳnh quang, để tác động một thời gian, rửa nước để khô, rồi quan sát đánh giá kết quả dưới kính hiển vi huỳnh quang.
Nếu có phát sáng tức là có phức hợp kháng nguyên-kháng thể-kháng kháng thể, phản ứng dương tính, gia súc có mang mầm bệnh.
Nếu khơng có phát sáng, tức là khơng có phức hợp kháng nguyên-kháng thể-kháng kháng thể. Phản ứng âm tính, gia súc khơng mang mầm bệnh.
Hình 11.6 Các phản ứng miễn dịch huỳnh quang(Nguyễn Bá Hiên, 2009)