Mơi trường kiểm sốt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 27 - 30)

- Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng: Thứ nhất: Chỉ tiêu đánh giá định tính

1.2.2.3.1. Mơi trường kiểm sốt

Việc thiết lập và duy trì MTKS vững mạnh trong hoạt động tín dụng sẽ giúp NH định vị bản thân vững vàng hơn khi đối mặt với các áp lực bên trong và bên ngoài. MTKS tốt sẽ tạo lập một mơi trường tích cực và định hướng hành vi đúng đắn của CBTD để thực hiện trách nhiệm KSNB và ra quyết định của họ đồng thời sẽ giảm thiểu rủi ro, gian lận, sai sót,.. trong q trình tín dụng. Sự thiếu hụt MTKS có thể sẽ tạo cơ hội cho các hành vi gian lận phát triển. Vì vậy, việc xây dựng MTKS tốt, vững mạnh sẽ là một trong những yếu tố giúp việc thiết lập KSNB đạt hữu hiệu. Các nhân tố chính thuộc về MTKS:

Tính chính trực và giá trị đạo đức là yếu tố then chốt tạo nên một MTKS lành mạnh, tính trung thực và giá trị đạo đức là nhân tố quan trọng của MTKS vì chúng ảnh hưởng đến sự thiết kế, quản lý và giám sát hoạt động tín dụng.

Tính chính trực và các giá trị đạo đức trong NH sẽ chịu tác động bởi cách thức hoạt động và hành vi ứng xử cá nhân của HĐQT, ban lãnh đạo cấp cao (BLĐCC). Vì vậy, HĐQT, BLĐCC phải là những tấm gương phản ảnh sự tuân thủ các chuẩn mực về tính chính trực và giá trị đạo đức mà đơn vị muốn hướng đến. Lịch sử về hành vi có đạo đức và trách nhiệm của HĐQT, BLĐCC cũng như cam kết về việc giải quyết hành vi sai trái đã được chứng tỏ sẽ gửi đi những thơng điệp mạnh hỗ trợ tính chính trực và giá trị đạo đức được xây dựng.

Mặt khác trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nguồn thu chính chủ yếu là từ hoạt động tín dụng do đó việc thiết lập quy định, quy chế về tính chính trực và đạo đức nghề nghiệp của mỗi CBTD hay NQL là điều hết sức quan trọng. Để hướng đến và bắt buộc mọi CBTD tuân theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, tính trung thực hợp lý trong xét duyệt các khoản cấp tín dụng là yếu tố cần thiết để giảm tránh trường hợp CBTD hay NQL cấp cao lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình mà gây ra những hậu quả nghiêm trọng gây thiệt hại tài sản hay ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Cơ cấu tổ chức và quy trình báo cáo:

HĐQT và BQLCC sẽ thiết lập cơ cấu tổ chức và quy trình báo cáo đối với hoạt động tín dụng để lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát, định kỳ đánh giá hoạt động tín dụng của đơn vị, hay nói cách khác là thực hiện trách nhiệm giám sát của họ. Họ được hỗ trợ bởi các quy trình, cơng nghệ thiết yếu để quy định trách nhiệm và luồng thông tin rõ ràng đối với quy trình tín dụng để thơng báo đến tồn thể đội ngũ CBTD. Bất kể cơ cấu tổ chức, việc xác định và phân công quyền hạn, trách nhiệm, trình tự báo cáo và kênh truyền thơng phải rõ ràng để có thể chịu trách nhiệm trong các đơn vị hoạt động, khu vực chức năng.

- Hội đồng quản trị HĐQT

Đây là một bộ phận quan trọng của mơi trường kiểm sốt và có ảnh hưởng quyết định đến các thành tố khác. Trong cơ cấu thành viên HĐQT cần có những thành viên HĐQT độc lập nhằm hạn chế hành vi thiên vị

hay xung đột lợi ích có thể phát sinh từ việc thành viên HĐQT nắm giữ chức vụ trong các bộ phận khác. Bên cạnh đó, thành viên HĐQT cần có kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện chức năng giám sát việc thiết kế và xây dựng KSNB đối với hoạt động TD. Mọi quyết định ban hành của HĐQT trong hoạt động tín dụng cần phải tuân theo khung quy định chung của pháp luật và phù hợp với tình hình thực trạng của Ngân hàng. - Chính sách nhân sự

Về việc áp dụng trong thực tế chính sách và việc áp dụng trong thực tế về nguồn nhân lực là các hướng dẫn, quy định về tuyển dụng, đãi ngộ, để giữ chân các nhân viên có năng lực và việc áp dụng các hướng dẫn, quy định này vào thực tế. Chính sách nhân sự và việc áp dụng trong thực tế sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực và quyết định đến năng suất và hiệu quả của đơn vị. Vì vậy, chính sách và thực tế cần chứng tỏ cam kết đối với việc thu hút, phát triển, và giữ chân những người có năng lực phù hợp với mục tiêu của NH.Chính sách và thực tế cung cấp nền tảng để xác định năng lực cần thiết cho mọi CBNV.

Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn luôn tồn tại những rủi ro tiềm tàng trong quá trình thiết lập và thực hiện giám sát hoạt đơng tín dụng do đó chất lượng nguồn nhân sự là hết sức quan trọng đòi hỏi chun mơn, kinh nghiệm, trình độ học thức cao để kịp thời phát hiện những gian lận, sai sót trong quy trình tín dụng nâng cao chất lượng KSNB của Ngân hàng.

- Đánh giá năng lực:

Năng lực là khả năng chuyên môn để thực hiện trách nhiệm được phân công. Năng lực phản ánh các kiến thức, kỹ năng đạt được từ kinh nghiệm làm việc, đào tạo, bằng cấp. Cam kết về năng lực bao gồm sự xem xét của cấp quản lý đối với các mức độ thẩm quyền cho công việc theo kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao. Xác lập tiêu thức đo lường kết quả hoạt động tín dụng: Kết quả hoạt động tín dụng của NH chịu ảnh hưởng lớn bởi mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CBTD và việc họ được khen thưởng như thế nào. Trong hoạt động tín dụng HĐQT và BQL thiết lập chỉ số đo lường kết quả hoạt động, trong đó bao gồm các biện pháp khích lệ, khen thưởng phù hợp với trách nhiệm khác nhau ở mọi cấp của đơn vị và xem xét cả đến việc đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Tiêu thức đo lường kết quả hoạt động được thiết lập kết hợp các chỉ số hiệu

suất định tính và định lượng, nhằm đưa ra các biện pháp khen thưởng và kỷ luật hành vi phù hợp với kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao của mỗi CBTD. Xem xét áp lực quá mức HĐQT và BQL thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu hướng đến việc đạt được mục tiêu, q trình này có thể vơ tình tạo nên các áp lực quá mức cho mỗi CBTD đồng thời nâng cao tính cạnh tranh thúc đẩy CBTD chủ động trong công việc ý thức được trách nhiệm hồn thành xuất sắc các cơng việc được giao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)