Các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 35 - 38)

- Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng: Thứ nhất: Chỉ tiêu đánh giá định tính

1.2.4.1. Các nhân tố bên trong

Một nhà quản lý có quan điểm, triết lý trong quản lý như thế nào, họ sẽ tạo môi trường như thế. Quan điểm, triết lý quản lý đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong ngân hàng. Nếu một nhà quản lý cho rằng cơng tác kiểm tra, kiểm sốt là quan trọng đối với hoạt động tín dụng, họ sẽ có nhận thức và hành động đúng đắn về hoạt động kiểm tra, kiểm sốt thơng qua việc xây dựng và thực hiện tuân thủ các quy định và quy chế đề ra.

- Đặc thù về tổ chức:

Một cơ cấu tổ chức hợp lý trong ngân hàng sẽ tạo được mơi trường kiểm sốt tốt. Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo một hệ thống xuyên suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành các quyết định cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định đó trong tồn bộ ngân hàng.

Để thiết lập một cơ cấu tổ chức hợp lý như vậy, nhà quản lý phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

+ Thiết lập sự điều hành và kiểm sốt trên tồn bộ hoạt động của ngân hàng, khơng bỏ sót lĩnh vực nào, đồng thời khơng có sự chồng chéo giữa các bộ phận.

+ Thực hiện sự phân chia độc lập giữa ba chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi chép sổ sách và bảo quản tài sản.

+ Đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận để duy trì sự kiểm sốt lẫn nhau.

- Chính sách nhân sự:

Chính sách nhân sự bao gồm tất cả các phương pháp quản lý cũng như chế độ đối với người lao động như: chính sách tuyển dụng, đào tạo, chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ, đề bạt… Chính sách nhân sự tốt sẽ tạo mơi trường tốt cho kiểm sốt bởi nhân tố con người chính là chủ thể trực tiếp thực hiện mọi thủ tục kiểm soát trong hoạt động của ngân hàng. Nếu nhân viên có năng lực và đáng tin cậy thì nhiều q trình kiểm sốt có thể khơng cần thực hiện mà vẫn đảm bảo được các mục tiêu đề ra của kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó, mặc dù ngân hàng có thiết kế và vận hành các

chính sách, thủ tục kiểm soát chặt chẽ nhưng với đội ngũF nhân viên kém năng lực trong công việc và thiếu trung thực về phẩm chất đạo đức thì kiểm sốt nội bộ cũng khơng thể phát huy hiệu quả.

- Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng chỉ phát huy tác dụng khi được xây dựng trên cơ sở khách quan và sự nghiêm túc của việc ban hành và vận dụng. Việc xây dựng chính sách tín dụng khơng hợp lý: như chưa xây dựng được chính sách tín dụng khoa học, chưa quản trị về danh mục cho vay theo lĩnh vực sở trường, mơ hình thích hợp cho việc lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng để từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an tồn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phịng rủi ro hầu như chưa được các ngân hàng thương mại đầu tư xây dựng...Điều này sẽ tạo khó khăn cho cán bộ tín dụng và nhà quản lý trong việc ra quyết định tín dụng an tồn và hiệu quả.

- Quy trình tín dụng nội bộ:

Thơng tin tín dụng chưa đầy đủ, thiếu tính chính xác và kịp thời: Việc thu thập thông tin của mỗi ngân hàng về khách hàng, về ngành nghề, về môi trường kinh tế mà khách hàng đang hoạt động, về các văn bản mới được ban hành, về tình hình diễn biến giá cả thị trường trong và ngồi nước, đặc biệt là những cảnh báo về các ngành hàng mà ngân hàng đang và sẽ đầu tư chưa được thực hiện một cách thường xun và có tính hệ thống. Đôi khi cũng lệ thuộc khá nhiều vào các số liệu của khách hàng cung cấp mà chưa chủ động tìm kiếm thơng tin hay nói cách khác tồn tại

tình trạng thơng tin bất cân xứng giữa các ngân hàng thương mại và khách hàng vay.

Điều này dẫn đến lựa chọn đối nghịch của các ngân hàng thương mại. Vì vậy, thơng tin tín dụng chưa đầy đủ, thiếu tính chính xác và kịp thời sẽ làm gia tăng rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại.

- Kiểm toán nội bộ:

Là một nhân tố rất quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ, bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát, đánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Thực chất, đó cũng là cơng việc kiểm sốt: kiểm sốt lại chức năng kiểm sốt khác. Từ đó phát hiện ra những khâu cịn yếu, cịn thiếu, những chính sách, thủ tục lỗi thời để từ đó đề xuất phương án cải tiến. Kiểm tốn nội bộ khơng được cài đặt trong quy trình nghiệp vụ mà được thiết kế độc lập với các hoạt động nghiệp vụ. Về tổ chức, bộ phận kiểm toán nội bộ phải trực thuộc một cấp cao đủ để không giới hạn phạm vi hoạt động của nó, đồng thời phải được giao một quyền hạn tương đối rộng răi để đảm bảo hiệu lực hoạt động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)