Do CVQHKH trong q trình tìm hiểu thơng tin khách hàng bị thiếu chưa có sự xác minh nguồn tin khách hàng cung cấp, hay đối với khách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 88 - 93)

chưa có sự xác minh nguồn tin khách hàng cung cấp, hay đối với khách hàng doanh nghiệp chưa có sự kiểm chứng báo cáo tài chính, dẫn đến thơng tin về khách hàng có thể bị sai lệch hay do CVQHKH có sự thơng đồng với khách hàng để làm giả các giấy tờ, nhằm đảm bảo hoàn thiện hồ sơ vay vốn để đạt được lợi ích cá nhân.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý thuyết chương 1, chương 2 đã khái quát tổng quan về ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hồng Quốc Việt, khái quát về hoạt động tín dụng và đi sâu nghiên cứu thực trạng cơng tác kiểm sốt nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Hoạt động tín dụng đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho ABBANK- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt. Tuy

nhiên do nhiều yếu tố khách quan cũng như năng lực cán bộ trọng hoạt động tín dụng, ABBANK- Chi nhánh Hồng Quốc Việt cũng đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ. Do đó việc hồn thiện cơng tác kiểm sốt nội bộ đối với hoạt động tín dụng là vấn đề thực sự cần thiết của

ABBANK- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong nỗ lực tăng trưởng tín dụng dựa trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SỐT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SỐT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH- CN HỒNG QUỐC VIỆT

3.1. Sự cần thiết phải hồn thiện cơng tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng

3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP ABBANK- CN Hoàng Quốc Việt ABBANK- CN Hoàng Quốc Việt

Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2020 đến năm 2022

Với tầm nhìn chiến lược trở thành một trong những NHTM cổ phần bán lẻ hàng đầu Vệt Nam, ABBANK Hoàng Quốc Việt tập trung vào các khâu: phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cấp tồn diện cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin; hồn thiện quy trình quản trị rủi ro, vận hành hệ thống hiệu quả.

Phát huy lợi thế ngân hàng bán lẻ, coi chất lượng dịch vụ chính là thế mạnh cạnh tranh cốt lõi của mình. Trong những năm tới, ABBANK Hoàng Quốc Việt sẽ nghiên cứu, xây dựng và giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp, khác biệt, đáp ứng tối đa yêu cầu của khách

hàng, từ dịch vụ thẻ, tiền gửi tiết kiệm, đến vay vốn và các dịch vụ cá nhân khác như chuyển tiền trong nước, quốc tế, đổi tiền, giữ hộ vàng…

Trong chiến lược phát triển của mình, ABBANK Hoàng Quốc Việt sẽ tập trung khai thác cơ hội trong phân khúc khách hàng bán lẻ và tín dụng tiêu dùng, với các nhóm sản phẩm chính, như tín dụng, huy động, cho vay mua ơ tơ, cho vay sản xuất kinh doanh, quản lý dòng tiền, tài trợ thương mại, bảo lãnh, chuyển tiền, thanh toán hộ,…

Triển khai thực hiện chiến lược và tầm nhìn như vậy, trong những năm tới ABBANK Hồng Quốc Việt sẽ hiện thực hóa bằng 2 định hướng chính:

Một là, tăng trưởng quyết liệt, tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và dịch vụ bán lẻ. Đẩy mạnh tốc độ phát triển mạng lưới và các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng.

Hai là, xây dựng các hệ thống nền tảng vững chắc về tổ chức, nhân sự, công nghệ, vận hành. Đẩy mạnh tiến độ triển khai các năng lực quản lý rủi ro. Củng cố bộ máy tổ chức tại các chi nhánh, xây dựng hệ thống kiểm soát tại các khâu nghiệp vụ tại các chi nhánh nhằm đẩy mạnh kinh doanh trên cơ sở quản lý được rủi ro. Chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực, thu hút người có năng lực và khuyến khích, tạo cơ hội cho những cá nhân có triển vọng.

3.1.2. Sự cần thiết phải hồn thiện cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng động tín dụng

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện này để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường ngày càng biến động thì địi hỏi Ngân hàng phải nỗ lực không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao tính chuyên nghiệp của hệ thống cơng cụ quản lý, trong đó hệ thống kiểm sốt nội bộ hữu hiệu, đặc biệt là vấn đề kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng việc thiết lập cơng tác kiểm sốt nội bộ là hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chỉ khi Ngân hàng thiết lập KSNB tốt thì hoạt động kinh doanh mới mang lại hiệu quả và giảm thiểu rủi ro gian lận.

Trong hoạt động tín dụng cần thiết lập cơng tác kiểm sốt nội bộ phù hợp thì mới đảm bảo sự tin tưởng của KH và được thực hiện hiệu quả, bởi nguồn thu chính đem lại cho Ngân hàng là nguồn thu từ hoạt động tín

dụng nên nếu xảy ra rủi ro dẫn đến không thu hồi được vốn vay từ khách hàng thì sẽ dẫn đến tình trạng phá sản, rủi ro kinh doanh tăng cao.

Mặt khác với thực trạng đã nêu ở chương 2, kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Các quy chế kiểm sốt của Chi nhánh ngân hàng cịn kém hiệu lực và chưa đồng bộ vì quy định chưa chặt chẽ, còn chưa đầy đủ, nhiều lĩnh vực cần phải có quy chế lại bị bỏ qua. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh ngân hàng chưa có bộ phận kiểm sốt . Hệ thống thông tin kế tốn phục vụ cơng tác tín dụng phát huy được hiệu quả cao, ảnh hưởng đến quyết định quản lý của các cấp lãnh đạo. Quy định về việc đối chiếu, kiểm tra định kỳ và đột xuất chưa được thực hiện đầy đủ nên đã ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ thống KSNB. Do vậy, việc hoàn thiện kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng là u cầu cấp bách để Chi nhánh ngân hàng thực hiện thành công chiến lược phát triển của mình, ngăn ngừa sai sót, gian lận, điều chỉnh kịp thời giảm bớt rủi ro cho NH.

3.1.3. Yêu cầu và ngun tắc hồn thiện cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng hoạt động tín dụng

Chi nhánh cần ban hành, thiết lập quy chế kiểm soát nội bộ phù hợp, đầy đủ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Đồng thời tích cực nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho mỗi CBTD để giảm thiểu sai sót tín dụng xảy ra cho Ngân hàng.

Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng tín dụng, cho vay có chọn lọc và trình tự ưu tiên đối với các đối tượng khách hàng trên cơ sở cân đối nguồn vốn và dư nợ. Thực hiện tốt công tác phân loại khách hàng, lựa chọn khách hàng thị trường để có giải pháp mở rộng đầu tư có hiệu quả. Ưu tiên vốn cho vay hộ sản xuất, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, và các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.

Thực hiện nghiêm túc các quy trình tín dụng đã đề ra, đồng thời tăng cường kiểm tra hoạt động sản xuất – kinh doanh của khách hàng. Nhằm khắc phục kịp thời các sai sót, sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả và an tồn vốn.

Tiếp tục tập trung chỉ đạo giảm thấp nợ xấu bằng các giải pháp. Duy trì thường xun việc phân tích thực trạng dư nợ, dư nợ xấu đến từng món vay, tìm rõ ngun nhân đồng thời duy trì tổ đơn đốc thu hồi nợ ở các đơn vị, phối kết hợp thường xun với chính quyền địa phương, đồn thể để động viên, đôn đốc, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ xấu để

khơng ngừng nâng cao chât lượng tín dụng, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SỐT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN SỐT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH- CHI NHÁNH HỒNG QUỐC VIỆT

3.2.1. Mơi trường kiểm sốt

- Lãnh đạo chi nhánh Hồng Quốc Việt cần nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ đầy đủ và hữu hiệu, coi đây là một trong những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài đồng thời địi hỏi tính cấp thiết hiện nay.

- Lãnh đạo chi nhánh cần xây dựng chuẩn mực về đạo đức trong chi nhánh và phổ biến những qui định đến toàn thể cán bộ nhân viên bằng các thể thức thích hợp. Đảm bảo mọi cán bộ nhân viên phải quán triệt được tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, kiểm sốt nội bộ, vai trị của từng cán bộ nhân viên trong q trình kiểm tra, kiểm sốt nội bộ có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của bản thân họ và phải tham gia thực hiện một cách đầy đủ và có hiệu quả các quy định, quy trình kiểm tra, kiếm soát nội bộ liên quan.

- Định kỳ tổ chức và phối hợp với hội sở chính và các ngân hàng nước ngoài mở các lớp học, tập huấn và đào tạo để cập nhật kiến thức ngân hàng đặc biệt là đối với cán bộ thể hiện khả năng, năng lực tốt.

- Các kiến thức về kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng tìm hiểu thơng tin, kỹ năng đàm phán, kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng suy diễn là các yêu cầu bắt buộc, và được đánh giá hàng kỳ trên các bảng chấm điểm chi tiết từng tiêu thức đó.

- Thực hiện tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên phải thường xuyên được đào tạo lại theo các hình thức khác nhau, bao gồm: mời các chuyên gia đến kèm cặp cán bộ tại chỗ, tổ chức thuyết trình tại chỗ, cử cán bộ đi theo học các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo của Hội sở chính. Đồng thời chi nhánh cũng nên khuyến khích cán bộ tự đi học, tự đi đào tạo lại theo các kênh khách nhau theo hướng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.

3.2.2. Đánh giá rủi ro hoạt động tín dụng

- Chi nhánh cần tập trung đánh giá rủi ro tín dụng trước và sau khi xét duyệt khoản vay, cần xác định được mức độ xảy ra đối với từng khoản vay, loại hình cho vay, lĩnh vực cho vay. Chi nhánh cần có các biện pháp đánh giá phân tích các khoản nợ nắm chắc thông tin về các khoản nợ xấu, kể cả các khoản nợ nhóm 1 nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhảy nhóm nợ.

- Cần có các cơng tác kế hoạch nhằm đánh giá những rủi ro tiềm ẩn đối với mỗi quy trình tín dụng từ đó đưa ra các biệp pháp phù hợp ứng với mỗi bước cơng việc.

- Tiếp tục hồn thiện và xây dựng các công cụ quản trị rủi ro như hệ thống chấm điểm tín dụng, xác định hạn mức tín dụng, mơ hình phân tích ngành,…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 88 - 93)