1.2 .CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 .Chủ trương của đảng và nhà nước ta về tiêu thụ thủy sản
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vì thế, Chủ trương phát triển NTTS nói riêng và ngành TS nói chung trong bối cảnh hiện nay được Đảng ta hết sức quan tâm, điều đó được khẳng định trong Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng, trong các Nghị quyết chuyên đề phát triển KT biển, nông thôn, nông nghiệp, trong các chính sách, pháp luật của nhà nước như luật Thủy sản, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thơng tư hướng dẫn, Kế hoạch, Quy hoạch phát triển TS của Bộ TS, các văn bản, quy hoạch, kế hoạch phát triển NTTS của chính quyền các cấp địa phương….
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1690/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 với 8 nhóm giải pháp để phát triển ngành thủy sản.
xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ ở tất cả các lĩnh vực và đối tượng sản phẩm….; tạo sự gắn kết, chia sẻ lợi nhuận, rủi ro giữa người sản xuất nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến TS.... Đối với chế biến và tiêu thụ sản phẩm: xây dựng cơ chế liên doanh, liên kết giữa nông ngư dân sản xuất nguyên liệu với các nhà doanh nghiệp (trong và ngoài nước) trong chế biến thủy sản, đặc biệt trong sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y TS theo hình thức đa sở hữu để cùng chia sẻ rủi ro, lợi ích giữa các bên. Quy hoạch phát triển hệ thống nhà máy chế biến và kho lạnh thương mại để tăng hiệu suất sử dụng, điều tiết được nguồn nguyên liệu ổn định, góp phần điều tiết bình ổn giá thủy sản trên thị trường và giảm các tổn thất sau thu hoạch.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến thương mại để củng cố và
phát triển các thị trường truyền thống, các thị trường lớn (EU, Nhật, Mỹ) và phát triển mở rộng các thị trường Đông Âu, Trung Đơng, Trung Quốc, Hàn Quốc… Ngồi ra, phát triển, mở rộng thị trường nội địa phục vụ du lịch, các đô thị, khu dân cư lớn...
….Thứ 6, có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển mơ hình vùng ni
trồng thủy sản tập trung, chính sách về tăng cường quản lý chất lượng và bình ổn giá một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật và các tiêu chuẩn nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản........”
(Theo Phạm Hằng - Nguồn ĐCSVN)
Cùng với chủ trương, chính sách chung của cả nước thì Hà Tĩnh cũng đã ban hành nhiều Nghị quyết, chương trình hành động và các đề án cụ thể để phát triển NTTS của địa phương. Ví dụ như:
- Tháng 10 năm 2013 Sở NN và PTNN tỉnh đã xây dựng đề án “ Tái cơ cấu SX NTTS theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”
- Năm 2014 Sở NN-PTNT tỉnh xây dựng “ đề án phát triển NTTS giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng 2020.”
- Quyết định 3754/QĐ- UBND ngày 28/11/2011 về phê duyệt Đề án phát triển NTTS Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
- Quyết định 853/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 về việc phê duyệt Danh mục sản phẩm hàng hóa nơng nghiệp chủ lực tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020.
- Quyết định 1910/QĐ-UBND ngày 5/7/2012 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể nuôi tôm trên cát Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định 3927/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 về phê duyệt Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2015, định hướng 2020.
Như vậy, không chỉ nhà nước mà địa phương cũng có đã và đang quan tâm hết mực đến sự phát triển của ngành TS nói chung và NTTS nói riêng. Trong những năm gần đây Hà Tĩnh đã có những biến rõ rệt và dịch chuyển theo hướng tích cực, vùng ni trồng được quy hoạch lại theo hướng tập trung quy mơ hơn, giải phóng mặt nước thơng thống nhằm bảo vệ mơi trường; diện tích (DT) ni quảng canh giảm mạnh, DT nuôi bán thâm canh (BTC) tăng nhanh, nhiều dự án nuôi quảnh canh công nghiệp được cấp phép...Nhờ đó hoạt động NTTS trong những năm qua đã được phát triển theo chiều sâu, quy hoạch tập trung và hiệu quả hơn.