1.2 .CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.2 .Tình hình tiêu thụ thủy sản của Việt Nam
Ngành TS của nước ta trong những năm gần đây đã có những tăng trưởng vượt bậc về diện tích, sản lượng và giá trị sản lượng. Sản lượng thủy sản của Việt Nam năm 2008 đạt trên 4,5 triệu tấn, gấp trên 6 lần so với năm 1980, trong đó từ NTTS là 2,45 triệu tấn, gấp hơn 12 lần so với 1980 và gấp 4,8 lần so với năm 1999. Tốc độ tăng trưởng trung bình sản lượng NTTS trong 10 năm qua đạt 19,83%/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2008 đạt trên 4,5 tỷ USD, đứng thứ tư trong những ngành hàng có xuất khẩu cao nhất của cả nước. Trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản thì giá trị xuất khẩu thủy sản ni trồng ln có xu hướng tăng lên. Sản lượng thuỷ sản năm 2013 ước tính đạt 5918,6 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 4400 nghìn tấn, tăng 1,3%; tơm đạt 704 nghìn tấn, tăng 11,7%. Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam những năm qua có tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục; riêng năm 2013, kim ngạch đạt 6,5 tỉ USD.
Trước bối cảnh hội nhập, nền kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều biến động, hiện tượng biến đổi khí hậu tồn cầu,... việc xác định, nhận diện rõ thời cơ, thuận lợi, khó khăn và thách thức có vai trị quan trọng để định hướng nghề nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển ổn định, bền vững trong giai đoạn tới. Nhìn lại TS trong những năm qua có một số thuận lợi và tồn tại nhiều khó khăn như:
Thời cơ và thuận lợi
- Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển đất nước. Luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền trong mọi hoạt động phát triển kinh tế thủy sản.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng nguồn lợi TS đa dạng phong phú là cơ sở cho phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Do dân số gia tăng, kinh tế phát triển nên thị trường TS trong nước và thế giới tiếp tục mở rộng, sản phẩm thủy sản ngày càng chiếm lĩnh thị trường thực phẩm. Mặc dù bị ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới, nhưng thực phẩm thủy sản vẫn được ưa chuộng, đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển; giá cả thủy sản luôn ổn định ở mức cao.
- Công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học phát triển nhanh và mạnh, đã và đang tạo cơ hội cho việc áp dụng vào hoạt động nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản.
- Sản phẩm thủy sản của nước ta nhìn chung đã đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm của các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản trong tương lai.
- Việt Nam đã ra nhập WTO, đây là cơ hội lớn để mở rộng thị trường và cạnh tranh bình đẳng với các nước xuất khẩu cùng các mặt hàng thủy sản.
Khó khăn và thách thức
- Đến nay, tình hình sử dụng tiềm năng nguồn lợi thủy sản chưa hiệu quả, thiếu bền vững do phát triển tự phát, thiếu hoặc không tuân thủ quy hoạch, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn lợi ích, thậm chí trong một khu vực địa lý.
- Tình trạng sản xuất manh mún, tự phát, phân tán đang cịn phổ biến; ý thức tơn trọng kỷ cương, pháp luật của những người tham gia vào hoạt động phát triển thủy sản chưa cao.
- Mối quan hệ giữa cung và cầu chưa được quan tâm đúng mức, nhiều người phát triển diện tích theo giá cả. Tình trạng trên đã làm cho giá cả biến động thất thường, biên độ lợi nhuận của người SX, các tiểu thương và các DN chế biến xuất khẩu dần bị thu hẹp.
- Trình độ cơng nghệ, kỹ thuật áp dụng trong hoạt động tieu thụ thủy sản của một số nước trong khu vực đã đạt được ở mức cao, do đó chúng ta sẽ gặp phải khó khăn trong việc cạnh tranh về giá và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng kỹ thuật như phương tiện vận chuyển, bảo quản chưa đáp ứng được nhu cầu, gây, khó khắn cho người SX cũng như nhà chế biến và thương lái nhất là vào vụ thu hoạch.
- Giá cả nguyên, nhiên vật liệu chính dùng trong sản xuất thủy sản đang có xu hướng gia tăng sẽ gây khó khăn khơng nhỏ cho việc thay đổi giá đầu ra của TS, làm giảm khả năng cạnh tranh về giá cả và lợi nhuận cho DN chế biến trong nước.
- Khi mặt bằng đời sống xã hội được nâng cao, q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ, tạo nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho lao động nơng thơn thì việc thu hút lao động tham gia vào hoạt động nuôi trồng và tiêu tụ TS sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Nhìn chung việc tiếp cận với thơng tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm của người sản xuất và doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, gây tình trạng mất cân đối cung cầu trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Khu vực Biển Đơng đang có tranh chấp gay gắt, nên việc hợp tác và hội nhập quốc tế để phát triển nuôi trồng thủy sản ở khu vực này gặp khơng ít trở ngại và khó khăn..
- Các rào cản thương mại ngày càng khắt khe và trở nên nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là rào cản thương mại của các nước đưa ra ngày càng cao. Mặc dù Việt Nam có nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu thủy sản thuộc dạng tiên tiến của khu vực, đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của nhiều thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản nhưng hiện vẫn gặp khơng ít khó khăn.
- Xảy ra tình trạng “tự giết nhau”.
Ơng Ngơ Anh Tuấn, chun gia tư vấn của Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO) tại Việt Nam, chính các DN Việt Nam đã hại nhau trên thương trường quốc tế. “Hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở 165 thị trường trên thế giới. Chúng ta đã có ưu thế lớn. Thế nhưng, chính chúng ta đã tự trói mình khi
giữa DN này với DN khác cạnh tranh không lành mạnh, giảm giá sâu khi cùng xuất khẩu một mặt hàng”- ông Tuấn dẫn chứng.
- Xảy ra hiện tượng “bỏ quên sân nhà”
Theo T.S Nguyễn Thị Lan Hương, chuyên gia chính sách của FAO, cho rằng thị trường nội địa đang chiếm tỉ trọng lớn trong việc tiêu thụ thủy sản. Thế nhưng lâu nay dường như các DN chế biến thủy sản “bỏ quên” sân nhà. “Ngay cả việc quản lý vệ sinh thực phẩm thủy sản, chúng ta chủ yếu chạy theo đáp ứng những quy định nghiêm ngặt của thị trường thế giới mà quên rằng người tiêu dùng trong nước cũng đang đòi hỏi những sản phẩm sạch như thế. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ khi tái cơ cấu lại ngành thủy sản Việt Nam”- chuyên gia của FAO khuyến cáo.
- Ở khu vực Miền Trung nói chung và Hà Tĩnh nói riêng thì việc tiêu thụ TS phụ thuộc chủ yếu vào tư thương nên xảy ra hiện tượng ép giá làm ảnh hưởng tới nhu nhập của người dân.
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THỦY SẢN NI TRỒNG Ở HÀ TĨNH
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊU THỤ THỦY SẢN NUÔI TRỒNG Ở TỈNH HÀ TĨNH