Yếu tố thị trường ảnh hưởng rất lớn trong sản xuất nói chung cũng như ni trồng thủy sản nói riêng. Hiện nay thị trường đầu ra của một số mặt hàng thủy sản rất ổn định như tôm, nghêu..., tuy nhiên đa phần các mặt hàng khác vẫn còn đang phải tự tìm kiếm, mở rộng thị trường (chủ yếu là cá).
Về tôm nuôi: Hiện nay thị trường đầu ra cho tôm rất tốt (luôn ổn định và lợi nhuận từ 30 - 50%), chủ yếu là thị trường xuất khẩu nên người dân yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất. Năm 2013 được đánh giá là năm mà Hà Tĩnh vừa được mùa, được giá. Năng suất, sản lượng tôm nuôi cải thiện lên từng năm, thu nhập ổn định, lợi nhuận ngày càng cao nên người nuôi đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ vào nuôi tôm. Hiện nay lượng cung không đủ cầu, tôm nguyên liệu không đủ cung cấp cho xuất khẩu nên một số vùng ni trước đây chỉ ni có 01 vụ nay đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ để nuôi thêm vụ 2, vụ 3.
Về các loại cá và đặc sản: Thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn là nội địa. Các sản phẩm cá có giá trị được các thương lái, đầu nậu tới tận hồ thu mua và đi tiêu thụ tại các
nhà hàng, siêu thị, khách sạn, các chợ... tuy nhiên lượng tiêu thụ còn hạn chế. Các sản phẩm cá khác (chủ yếu là cá truyền thống) chủ yếu được mua bán tại địa phương và lượng tiêu thụ cũng rất hạn chế nên việc phát triển ni các lồi cá đang ở mức độ cầm chừng.
Với đặc điểm nuôi trồng TS của Hà Tĩnh là manh mún, nhỏ lẻ trên phạm vi rộng. Với đó là việc thu hoạch và tiêu thụ khơng đồng nhất, q trình bán nhiều lần trên một diện tích hay nhiều người thu mua, với số lượng khơng quản lý được, nên trong q trình điều tra thu thập thơng tin thì hiện chưa có số liệu về tình hình tiêu thụ TS trong nước và số liệu về lượng tiêu thụ cụ thể của từng loại TS ni trồng.
2.3.XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM NI TRỒNG CHỦ LỰC VÀ CHUỖI CUNG CỦA SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH.
2.3.1. Xác định sản phẩm hàng hóa chủ lực và định hướng phát triển
“Ưu tiên phát triển nuôi tôm thâm canh - Đó là mục tiêu đặt ra của ngành NN- PTNT trong năm 2014 để từng bước khẳng định con tôm là sản phẩm chủ lực của tỉnh”. -theo Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lê Đức Nhân phát biểu trong một cuộc họp về hoạch định chính sánh phát triển ngành năm 2014. Phát triển theo hướng thâm canh, nuôi tôm trên cát, công nghệ cao, ao đất lót bạt... khơng chỉ nâng cao năng suất, sản lượng mà cịn tạo tính bền vững cho nghề ni tơm.
Con tôm được xác định là một trong những sản phẩm hàng hóa nơng nghiệp mũi nhọn và là sản phẩm TS nuôi trồng chủ lực của Tỉnh. Theo Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 định hướng đến 2020 thì diện tích ni trồng thủy sản năm 2015 đạt 8.300 ha (diện tích ni mặn, lợ: 3.000, diện tích ni ngọt 5.300), trong đó diện tích ni tơm 2.560 ha; sản lượng nuôi trồng thủy sản 21.107 tấn, trong đó sản lượng tơm ni 5.502 tấn; đến năm 2015 sản xuất, ương dưỡng giống tôm khoảng 405 triệu con. Đến năm 2020, diện tích ni trồng thủy sản 8.800 ha (diện tích ni mặn lợ: 3.300, diện tích ni ngọt: 5.500 ha), trong đó diện tích ni tơm 2.800 ha; sản lượng ni trồng thủy sản 30.000 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi 11.500 tấn.
Nuôi tôm không chỉ mang lại thu nhập giúp người dân cải thiện đời sống, mà những năm trở lại đây nhờ con tôm mà người dân vươn lên làm giàu trên chính q hương của mình. Hiện nay ni tơm đang được tỉnh và bà con quan tâm, cùng nhau mở rộng diện tích, tăng cường đầu tư, và áp dụng nhiều kỹ thuật, công nghệ tiên tiến,
nhằm nâng cao hơn nữa năng suất cũng như thu nhập cho người dân.
Vì hiện nay xu hướng phát triển và các hoạch định chính sách của tỉnh về NTTS đều xác định vai trò và tầm ảnh hưởng to lớn mà con tôm mang lại, và hiện tôm đã, đang và trong tương lai xa được xem là sản phẩm chủ lực trong phát triển TS của địa bàn. Mặt khác tơm ni trồng hiện là sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định, đem lại lợi nhuận tốt nhất so với các sản phẩm nuôi trồng khác, cho nên trong khóa luận của mình, tơi xin được tập trung đi sâu vào tìm hiểu và phân tích chuỗi cung của tôm nuôi trồng trên địa bàn Tỉnh.