Quản lý tài chính trong trường cao đẳng ANND 1 đóng vai trị quan trọng góp
phần thực hiện kế hoạch đề ra, đảm bảo quản lý, sử dụng tài sản, nguồn kinh phí và các hoạt động kinh tế của đơn vị có hiệu quả cao. Thơng qua việc quản lý tài chính đưa ra các biện pháp quyết định phù hợp về chiến lược phát triển của đơn vị để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của trường. Tại Trường cao đẳng An ninh nhân dân I, bên cạnh nhiệm vụ hàng đầu là giáo dục và đào tạo trong tồn lực lượng, q trình điều hành và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được coi là vấn đề quan
trọng cốt yếu trong mục tiêu phát triển của Trường. Việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với trường đã có những thay đổi tích cực, từng bước phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước.
Cơ chế quản lý tài chính mới đã đem lại những chuyển biến cơ bản trong nhận thức của Ban giám hiệu nhà trường về tầm quan trọng của tổ chức công tác kế toán. Trường đã lựa chọn hình thức tổ chức kế toán phù hợp căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, triển khai vận dụng chế độ kế toán mới một cách toàn diện ở tất cả các khâu tổ chức thực hiện chế độ kế toán cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kế tốn. Trong cơng tác kế tốn trường tổ chức hệ thống tài khoản kế toán phù hợp, thực hiện luân chuyển chứng từ khoa học, đầy đủ, đảm bảo dễ hiểu và cung cấp kịp thời, lập và nộp báo cáo liên quan đúng thời hạn và quy định của pháp luật.
Một số đánh giá khái quát những kết quả đã đạt được về tổ chức cơng tác kế tốn của đơn vị như sau:
- Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí NSNN
- Trường đã tổ chức quản lý và sử dụng nguồn kinh phí tốt đúng mục đích, tiết kiệm. Căn cứ vào dự tốn được duyệt hàng năm và nguồn ngân sách cấp về, ban lãnh đạo nhà trường đã sử dụng đúng mục đích, tuân thủ quy định pháp luật về quản lý ngân sách, tuân thủ đầy đủ quy định trong từng lĩnh vực đào tạo.
- Trường đã tiến hành chi NSNN chặt chẽ theo phạm vi dự toán được duyệt, các khoản chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và trong giới hạn định mức chi. Đồng thời, tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường. Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án XDCB, đảm bảo chất lượng.
- Các khoản thu ngân sách như: học phí, lệ phí thi... chấp hành theo quy định của nhà nước.
- Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính
- Hàng năm trường đã tiến hành lập dự toán, tiến hành nghiên cứu và xây dựng dự toán đúng thời gian, bám sát thực hiện của năm trước và dựa trên nhu cầu
thực tế, chỉ tiêu đào tạo của năm sau.
- Tổ chức thực hiện quản lý tài chính
- Chấp hành tốt các quy định của pháp luật về thu chi tài chính, đảm bảo đúng quy chế đã xây dựng.
- Xây dựng bộ máy kế toán, hệ thống chứng từ sổ sách kế toán theo đúng quy định của nhà nước. Bảo đảm trung thực, khách quan, kịp thời và nhanh chóng.
- Chỉ đạo, giám sát thực hiện quản lý tài chính
- Trực tiếp chỉ đạo là ban lãnh đạo nhà trường, luôn bám sát, theo dõi, đôn đốc cơng tác quản lý tài chính của nhà trường.
- Kế tốn trưởng có đủ trình độ, năng lực để quản lý và hướng dẫn hoạt động quản lý tài chính cho phịng Hậu cần.
- Kiểm tra, đánh giá thực hiện quản lý tài chính
- Hàng năm có tổ chức họp đánh giá việc thực hiện các dự toán đã xây dựng, rút kinh nghiệm và bài học.