Một số lý thuyết của Tâm lý học và Giáo dục học liên quan đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong dạy học trích đoạn vĩnh biệt cửu trùng đài (hồi v, kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng) (Trang 25 - 29)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.2. Một số lý thuyết của Tâm lý học và Giáo dục học liên quan đến

HĐTNST

1.1.2.1. Tâm lý học hoạt động và vấn đề trải nghiệm sáng tạo

Lý thuyết Tâm lý học về hoạt động nghiên cứu bản chất các hiện tượng

tâm lý người theo tiếp cận duy vật biện chứng. Hoạt động được coi như là một phương thức tồn tại của con người, do điều kiện xã hội lịch sử cụ thể quy định. Lý thuyết này vạch ra nguồn gốc xã hội của tâm lý người, những con đường chuyển thế giới sự vật xung quanh, thế giới các quan hệ xã hội, hoạt động vui chơi, lao động, học tập thành nội dung đời sống nội tâm con người. Đồng thời chỉ rõ, sự phát triển các năng lực là q trình chủ thể (có thể dưới sự hướng dẫn của người khác) phát huy các năng lực tiềm tàng. Muốn vậy, chủ thể phải thực hiện một hoạt động tương ứng với hoạt động đã được chứa đựng trong đối tượng của hoạt động. Nói khác đi, hoạt động của bản thân là yếu tố quyết định nhất trong việc hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách con người. Theo lý thuyết này, nhà trường phải tiến hành dạy học và giáo dục dưới các hình thức đa dạng, linh hoạt, phù hợp, tổ chức cho HS hoạt động, dẫn dắt HS tự xây dựng các phương thức hoạt động để trưởng thành về thể chất và tâm lý.

Thuyết văn hóa lịch sử của Vưigơxki cũng cho rằng, tính xã hội – lịch sử quy định tâm lý người, sự hình thành và phát triển tâm lý- ý thức người bao giờ cũng diễn ra như là quá trình xã hội lịch sử (mang bản chất xã hội lịch sử loài người). Loài người tồn tại và phát triển bằng cách truyền đạt kinh nghiệm lịch sử của xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi người tiếp thu vốn kinh nghiệm đó, vận dụng vào các điều kiện mới, sáng tạo ra cái mới, tạo ra bản chất người cho chính mình. Q trình học tập, lĩnh hội này là đối tượng của hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng). Nhà giáo dục phải tổ chức các hoạt

Thuyết đa trí tuệ của H.Gardner chỉ ra mỗi người đều có khả năng phát triển đầy đủ các loại trí tuệ, bao gồm: trí tuệ ngơn ngữ, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ khơng gian, trí tuệ giao tiếp, trí tuệ nội tâm….Sự phát triển các dạng trí tuệ của mỗi cá nhân phụ thuộc vào: bối cảnh sinh học, lịch sử sự sống và bản thân cá nhân, bối cảnh văn hóa và lịch sử. Thuyết đa trí tuệ của H.Gardner là một mơ hình phát triển cá nhân có thể giúp cho các nhà giáo dục hiểu rõ hơn chân dung các trí tuệ của bản thân họ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc họ giáo dục HS; giúp họ hiểu rõ về nó để có thể khơi nguồn cho một phổ hoạt động rộng lớn hơn, nhờ đó HS có thể bộc lộ và phát triển được những điểm mạnh của bản thân trong học tập.

Quan điểm của J.Piaget về phát triển tư duy trực giác đã phân tích, kiểu tư duy trực giác có nguồn gốc từ tư duy, lập luận bằng trực giác, kiểm soát các phán đoán bằng phương tiện của những “điều tiết” qua trực quan. Thông qua “tri giác” bằng các giác quan và nhờ liên tưởng mà trí tuệ của con người có những hình thái phát triển cao hơn. Bởi vậy, trong hoạt động giáo dục phải đưa HS vào các hoạt động để phát triển năng lực, từ những quan sát trực quan, HS sẽ rút ra kinh nghiệm, hình thành kĩ năng, kĩ xảo.

1.1.2.2. Giáo dục học và vấn đề trải nghiệm sáng tạo

Tư tưởng giáo dục về học qua trải nghiệm đã manh nha xuất hiện từ thời cổ đại, dần dần phát triển bởi các nhà giáo dục trên thế giới và được nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến coi như triết lý giáo dục của quốc gia. Có thể điểm tới “Quan điểm về phương pháp giáo dục coi trọng thực hành, vận dụng ” của Khổng tử (551 – 479 TCN); “Quan điểm về dạy học phải đảm bảo mối liên hệ và đời sống, giáo dục thông qua trị chơi, hoạt động ngồi lớp, ngồi thiên nhiên” của J.A Cơmenxki; Học thuyết giáo dục của Mác- Ănghen và Lênin về “Giáo dục kỹ thuật tổng hợp và giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”. Quan điểm học qua trải nghiệm chỉ trở thành tư tưởng giáo dục chính thống và phát triển thành học thuyết khi gắn liền với các nhà tâm lý học, giáo dục

Willam James, Carl Jung, Paulo Freire, Carl Rogers và các nhà giáo dục hiện đại sau này. Có rất nhiều nghiên cứu về “học tập trải nghiệm”, nổi bật có thể nói đến chu trình học từ trải nghiệm của David Kolb. Mơ hình học tập dựa trên trải nghiệm này nhằm “quy trình hóa” việc học với các giai đoạn và các thao tác được định nghĩa rõ ràng. Thơng qua chu trình này, cả người học lẫn người dạy đều có thể cải tiến liên tục chất lượng cũng như trình độ của việc học. Chu trình học tập Kolb gồm bốn bước:

Bước 1. Kinh nghiệm cụ thể

Người học có thể đã đọc một số tài liệu, tham dự bài giảng, xem vi-deo về chủ đề đang học tập… Tất cả các yếu tố đó sẽ tạo ra các kinh nghiệm nhất định cho người học. Và chúng trở thành “nguyên liệu đầu vào” quan trọng của quá trình học tập. Tuy vậy, kinh nghiệm quan trọng nhất là những kinh nghiệm mà các giác quan của con người có thể cảm nhận rõ ràng được.

Bước 2. Quan sát, phản hồi

Người học cần có các phân tích, đánh giá, quan sát, suy tưởng về các kinh nghiệm đã có. Trong q trình đó khi ghi lại các suy tưởng ấy theo một cách tự nhiên và tự thân, người học sẽ rút ra được các bài học cũng như định hướng mới cho chặng đường học tập tiếp theo. Khi suy tưởng, người học sẽ “tham gia” sâu hơn vào quá trình học tập, cải tiến, nâng cấp, điều chỉnh cho tiến trình phát triển của việc lĩnh hội tri thức.

Bước 3. Khái quát hóa, tổng hợp

Sau khi có được quan sát chi tiết cộng với suy tưởng sâu sắc, người học tiến hành khái niệm hóa các kinh nghiệm đã nhận được, tạo ra “lí thuyết mới”. Bước này là bước quan trọng để các kinh nghiệm được chuyển đổi thành “tri thức”, hệ thống khái niệm và bắt đầu lưu giữ lại trong não bộ. Khơng có bước này, các kinh nghiệm sẽ không thể được nâng cấp và phát triển lên một tầm cao mới hữu ích hơn mà chỉ là các trải nghiệm vụn vặt nhặt được trong tiến trình học tập hay thực hành. Giai đoạn khái niệm hóa kết thúc bằng việc ta lập một kế hoạch cho cách hành động tiếp theo.

Bước 4. Chủ động áp dụng kinh nghiệm

Ở giai đoạn trước, người học đã có một bản “kết luận” được đúc rút từ thực tiễn với các luận cứ và suy tư được liên kết chặt chẽ. Bản kết luận đó có thể coi như một giả thuyết và phải đưa vào thực tiễn để kiểm nghiệm. Việc này hết sức quan trọng trong việc hình thành nên tri thức thực sự. Theo Kolb và những người theo đường lối tạo dựng (kiến tạo), chân lí cần được lĩnh hội, hoặc kiểm chứng được. Đây là bước cuối cùng để chúng ta xác nhận hoặc phủ nhận các khái niệm từ bước trước.

Bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức hoạt động cho HS trải nghiệm. Trong khi phát triển lý luận nhận thức duy vật biện chứng, Lê-nin đã nêu cơng thức điển hình phản ánh đặc trưng của q trình nhận thức của lồi người: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”. Lý luận dạy học đã lấy nhận thức này làm nền tảng phương pháp luận của mình và giải quyết vấn đề một cách khoa học như: giải thích bản chất của q trình dạy học, bản chất của quá trình giáo dục, mối liên hệ giữa các mặt nhận thức- tình cảm- tư duy trừu tượng- hoạt động thực tiễn (nhận thức- tình cảm- hành động) của HS trong quá trình tiếp thu kiến thức. Từ đó, thấy được q trình giáo dục là quá trình hình thành một số kiểu nhân cách trong xã hội. Sự phát triển cá nhân con người được quy định bởi tác động qua lại của các nhân tố xã hội, nó là sự truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội- lịch sử của các thế hệ trước; trong q trình giáo dục, ln có mối quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục (cá nhân hoặc tập thể), đó là quan hệ sư phạm – một loại quan hệ xã hội đặc thù. Quan hệ sư phạm này luôn luôn chịu sự chi phối của các quan hệ chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, kinh tế, khoa học- kỹ thuật. Như vậy bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức các hoạt động giao lưu (nói cách khác là tổ chức cho người học trải nghiệm), nhằm giúp cho người được giáo dục tự giác, tích cực, độc lập chuyển hóa

những yêu cầu và những chuẩn mực của xã hội thành hành vi và thói quen tương ứng, tích lũy hình thành năng lực.

Ngun lý giáo dục Việt Nam được quy định trong Luật giáo dục cũng có nội dung như sau: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Qua lao động sản xuất, con người có điều kiện đào sâu kiến thức, luyện tay nghề, nâng cao phẩm chất đạo. Nguyên lý nêu trên đã chi phối, vận hành các loại hình giáo dục, trong đó có HĐTNST.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong dạy học trích đoạn vĩnh biệt cửu trùng đài (hồi v, kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)