Kết quả khảo sát G Vở câu hỏi từ 1-4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong dạy học trích đoạn vĩnh biệt cửu trùng đài (hồi v, kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng) (Trang 45 - 47)

Câu hỏi Các phƣơng án trả lời A B C D SL % SL % SL % SL % 1 19 31,7 12 20 18 30 11 18,3 2 18 30 30 50 11 18,3 1 1,7 3 13 21,7 29 48,3 12 20 6 10 4 25 41,7 15 25 9 15 11 18,3 - Phân tích số liệu và nhận xét

Ở câu hỏi số 1: Có 31,7% GV cho rằng HĐTNST là hình thức tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động dã ngoại. Một số khác 20% lại quan niệm rằng đó là hoạt động ngồi giờ lên lớp, nhằm bổ sung, hỗ trợ các hoạt động trên lớp. Có tới 30% GV quan niệm HĐTNST chính là hoạt động ngoại khóa. Chỉ có 18,3% cho rằng đó là hình thức học tập HS được trực tiếp trải nghiệm, tham gia vào các hoạt động. Như vây, GV chưa có một quan niệm thống nhất và đầy đủ về HĐTNST, chưa hiểu rõ bản chất của HĐTNST.

Ở câu hỏi số 2: Có 30% GV thường xuyên và 50% GV thỉnh thoảng có tổ chức, 18,3 % GV hiếm khi và 1,7% GV chưa bao giờ tiến hành HĐTNST trong dạy học. Như vậy, GV cũng đã tổ chức cho HS học tập trải nghiệm sáng tạo nhưng chưa phổ biến, mặc dù việc tổ chức các HĐTNST là cần thiết trong dạy học Văn, dạy học kịch, phù hợp với đặc trưng thể loại kịch và phát triển năng lực HS.

Ở câu hỏi số 3: Có 21,7% HS rất hứng thú và 48,3% hứng thú, chỉ có 20% HS cho ý kiến là bình thường, 10% khơng thích. Qua thực tế dạy học, nhiều GV đã đánh giá được mức độ hứng thú của HS với các HĐTNS. Điều này giúp các GV thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức các HĐTNST trong dạy học Ngữ văn để lôi cuốn đa phần HS tham gia vào giờ dạy Văn, giờ dạy học kịch.

Ở câu hỏi số 4: Hình thức sân khấu hóa các tác phẩm văn học có 41,7 % GV tổ chức cho HS; hình thức đóng vai có 25% GV chọn; hình thức diễn đàn có 15% GV lựa chọn và 18,3% GV chọn trải nghiệm cho HS thơng qua hình thức giao lưu. GV có những lựa chọn khác nhau về các hình thức, biện pháp tổ chức các HĐTNST trong dạy học Ngữ văn. Điều này chứng tỏ GV cũng đã có những đầu tư trăn trở cho từng bài học để quyết định tổ chức HĐTNST như thế nào, mặc dù khơng phải GV nào cũng có những lựa chọn phù hợp.

Ở câu hỏi số 5: GV đưa ra những thuận lợi và khó khăn trong q trình tổ chức HĐTNST như sau

- Thuận lợi

+ Đặc trưng thể loại kịch gắn liền với sân khấu, kịch trong trường phổ thơng là dạng kịch bản văn học, có những chỉ dẫn sân khấu, hành động của nhân vật tương đối rõ ràng nên rất dễ tổ chức các hoạt động.

+ HS hào hứng, tích cực, được khuyến khích bộc lộ mình nên tự tin, năng động hơn.

+ GV có cơ hội phát triển nhiều thế mạnh của bản thân, đồng thời phát hiện nhiều năng khiếu, khả năng đặc biệt của HS.

- Khó khăn

+ Cần nhiều thời gian chuẩn bị, đầu tư cơng phu cho giờ học.

+ Vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên GV cịn gặp khó khăn trong việc thiết kế, tổ chức các HĐTNST và quản lý HS.

+ Thời lượng dạy học ít, đặc biệt là thể loại kịch, GV thường khó phân chia thời gian và thiết kế các HĐTNST phù hợp.

+ Tiêu chí đánh giá HS qua HĐTNST cịn nhiều lúng túng.

Qua phân tích kết quả khảo sát thực trạng về tình hình tổ chức HĐTNST trong dạy Văn, dạy kịch của 60 GV trên địa bàn huyện Ý Yên như trên, chúng tôi nhận định: Đa số các GV đều đã tìm hiểu về HĐTNST, nhận thức được vai trị của hình thức học tập này trong việc phát triển năng lực HS và rất phù hợp với đặc trưng thể loại kịch, nên có tiếp cận, vận dụng HĐTNST trong

cơng việc giảng dạy của mình. Tuy nhiên, vẫn cịn khơng ít GV lúng túng, khó khăn trong việc tự mình thiết kế các HĐTNST, thậm chí có những GV thấy phức tạp nên khơng tiến hành. Vì vậy, chúng tơi cho rằng cần nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức của GV về HĐTNST, góp phần đem lại hiệu quả cao trong dạy Văn, dạy kịch ở trường phổ thông.

b) Khảo sát HS

Chúng tôi sử dụng 200 phiếu điều tra cho 6 lớp 11 ban khoa học cơ bản của 03 trường THPT trong huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đó là trường THPT Tống Văn Trân, trường THPT Mỹ Tho, trường THPT Lý Nhân Tông, cụ thể như sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong dạy học trích đoạn vĩnh biệt cửu trùng đài (hồi v, kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng) (Trang 45 - 47)