Thực trạng của việc tổ chức HĐTNST trong dạy học Ngữ văn và dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong dạy học trích đoạn vĩnh biệt cửu trùng đài (hồi v, kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng) (Trang 43 - 51)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.3. Thực trạng của việc tổ chức HĐTNST trong dạy học Ngữ văn và dạy

học kịch

1.2.3.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng của việc tổ chức các HĐTNST trong dạy Ngữ văn và dạy học kịch, cũng như tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của GV và HS trong q trình tổ chức HĐTNST ở trường phổ thơng để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu.

1.2.3.2. Đối tượng khảo sát

a) Khảo sát GV

- Số lượng: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn và sử dụng 60 phiếu điều tra cho GV tổ bộ môn Ngữ văn của 06 trường THPT của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đó là trường: THPT Tống Văn Trân, THPT Mỹ Tho, THPT Lý Nhân Tông, THPT Phạm Văn Nghị, THPT Đại An, THPT Đỗ Huy Liêu, cụ thể như sau

Bảng: 1.1. Đối tượng khảo sát GV

STT Tên trƣờng Tổ bộ

môn

Số GV

1 Trường THPT Tống Văn Trân Ngữ văn 12

2 Trường THPT Mỹ Tho Ngữ văn 11

3 Trường THPT Lý Nhân Tông Ngữ văn 10

4 Trường THPT Phạm Văn Nghị Ngữ văn 12

5 Trường THPT Đại An Ngữ văn 8

6 Trường THPT Đỗ Huy Liêu Ngữ văn 7

7 Tổng 06 60

- Nội dung phiếu khảo sát

Câu 1: Thầy/ Cô quan niệm như thế nào về HĐTNST trong trường phổ thơng? A. Là hình thức HS tham gia các hoạt động tham quan dã ngoại.

B. Là hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhằm bổ trợ cho các hoạt động lên lớp. C. Chính là hoạt động ngoại khóa.

D. Là hình thức học tập HS được trực tiếp tham gia vào các hoạt động. Câu 2: Trong quá trình dạy học Văn, đặc biệt trong dạy học kịch, Thầy/ Cơ có thường xun tổ chức HĐTNST cho HS không ?

A. Thường xuyên B.Thỉnh thoảng C. Hiếm khi D. Không bao giờ Câu 3 : Mức độ hứng thú của HS khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong học Văn, học kịch, như thế nào?

A. Rất hứng thú B. Hứng thú C. Bình thường D. Không hứng thú Câu 4 : Nếu tổ chức HĐTNST cho HS trong dạy học thể loại kịch, Thầy/ Cơ lựa chọn hình thức nào dưới đây?

A. Sân khấu tương tác B. Câu lạc bộ C. Diễn đàn D. Giao lưu Câu 5 : Khi triển khai các HĐTNST cho HS trong dạy học Văn, dạy học kịch, Thầy/ Cơ gặp thuận lợi, khó khăn gì?

+ Thuận lợi: ……………………………………………………………… + Khó khăn……………………………………………………………… - Kết quả khảo sát

Bảng: 1.2. Kết quả khảo sát GV ở câu hỏi từ 1-4 Câu hỏi Câu hỏi Các phƣơng án trả lời A B C D SL % SL % SL % SL % 1 19 31,7 12 20 18 30 11 18,3 2 18 30 30 50 11 18,3 1 1,7 3 13 21,7 29 48,3 12 20 6 10 4 25 41,7 15 25 9 15 11 18,3 - Phân tích số liệu và nhận xét

Ở câu hỏi số 1: Có 31,7% GV cho rằng HĐTNST là hình thức tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động dã ngoại. Một số khác 20% lại quan niệm rằng đó là hoạt động ngồi giờ lên lớp, nhằm bổ sung, hỗ trợ các hoạt động trên lớp. Có tới 30% GV quan niệm HĐTNST chính là hoạt động ngoại khóa. Chỉ có 18,3% cho rằng đó là hình thức học tập HS được trực tiếp trải nghiệm, tham gia vào các hoạt động. Như vây, GV chưa có một quan niệm thống nhất và đầy đủ về HĐTNST, chưa hiểu rõ bản chất của HĐTNST.

Ở câu hỏi số 2: Có 30% GV thường xuyên và 50% GV thỉnh thoảng có tổ chức, 18,3 % GV hiếm khi và 1,7% GV chưa bao giờ tiến hành HĐTNST trong dạy học. Như vậy, GV cũng đã tổ chức cho HS học tập trải nghiệm sáng tạo nhưng chưa phổ biến, mặc dù việc tổ chức các HĐTNST là cần thiết trong dạy học Văn, dạy học kịch, phù hợp với đặc trưng thể loại kịch và phát triển năng lực HS.

Ở câu hỏi số 3: Có 21,7% HS rất hứng thú và 48,3% hứng thú, chỉ có 20% HS cho ý kiến là bình thường, 10% khơng thích. Qua thực tế dạy học, nhiều GV đã đánh giá được mức độ hứng thú của HS với các HĐTNS. Điều này giúp các GV thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức các HĐTNST trong dạy học Ngữ văn để lôi cuốn đa phần HS tham gia vào giờ dạy Văn, giờ dạy học kịch.

Ở câu hỏi số 4: Hình thức sân khấu hóa các tác phẩm văn học có 41,7 % GV tổ chức cho HS; hình thức đóng vai có 25% GV chọn; hình thức diễn đàn có 15% GV lựa chọn và 18,3% GV chọn trải nghiệm cho HS thơng qua hình thức giao lưu. GV có những lựa chọn khác nhau về các hình thức, biện pháp tổ chức các HĐTNST trong dạy học Ngữ văn. Điều này chứng tỏ GV cũng đã có những đầu tư trăn trở cho từng bài học để quyết định tổ chức HĐTNST như thế nào, mặc dù khơng phải GV nào cũng có những lựa chọn phù hợp.

Ở câu hỏi số 5: GV đưa ra những thuận lợi và khó khăn trong q trình tổ chức HĐTNST như sau

- Thuận lợi

+ Đặc trưng thể loại kịch gắn liền với sân khấu, kịch trong trường phổ thông là dạng kịch bản văn học, có những chỉ dẫn sân khấu, hành động của nhân vật tương đối rõ ràng nên rất dễ tổ chức các hoạt động.

+ HS hào hứng, tích cực, được khuyến khích bộc lộ mình nên tự tin, năng động hơn.

+ GV có cơ hội phát triển nhiều thế mạnh của bản thân, đồng thời phát hiện nhiều năng khiếu, khả năng đặc biệt của HS.

- Khó khăn

+ Cần nhiều thời gian chuẩn bị, đầu tư công phu cho giờ học.

+ Vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên GV cịn gặp khó khăn trong việc thiết kế, tổ chức các HĐTNST và quản lý HS.

+ Thời lượng dạy học ít, đặc biệt là thể loại kịch, GV thường khó phân chia thời gian và thiết kế các HĐTNST phù hợp.

+ Tiêu chí đánh giá HS qua HĐTNST cịn nhiều lúng túng.

Qua phân tích kết quả khảo sát thực trạng về tình hình tổ chức HĐTNST trong dạy Văn, dạy kịch của 60 GV trên địa bàn huyện Ý Yên như trên, chúng tôi nhận định: Đa số các GV đều đã tìm hiểu về HĐTNST, nhận thức được vai trị của hình thức học tập này trong việc phát triển năng lực HS và rất phù hợp với đặc trưng thể loại kịch, nên có tiếp cận, vận dụng HĐTNST trong

công việc giảng dạy của mình. Tuy nhiên, vẫn cịn khơng ít GV lúng túng, khó khăn trong việc tự mình thiết kế các HĐTNST, thậm chí có những GV thấy phức tạp nên khơng tiến hành. Vì vậy, chúng tơi cho rằng cần nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức của GV về HĐTNST, góp phần đem lại hiệu quả cao trong dạy Văn, dạy kịch ở trường phổ thông.

b) Khảo sát HS

Chúng tôi sử dụng 200 phiếu điều tra cho 6 lớp 11 ban khoa học cơ bản của 03 trường THPT trong huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đó là trường THPT Tống Văn Trân, trường THPT Mỹ Tho, trường THPT Lý Nhân Tông, cụ thể như sau

Bảng: 1.3. Đối tượng khảo sát HS

STT Tên trƣờng Lớp Số học sinh

1 Trường THPT Tống Văn Trân 11A2 11 A6 32 33 2 Trường THPT Mỹ Tho 11 A3 11 A7 34 33 3 Trường THPT Lý Nhân Tông 11 A3

11 A8

35 33

4 Tổng 6 lớp 200

- Nội dung phiếu khảo sát

Câu 1: Em hiểu như thế nào về HĐTNST trong học tập bộ môn Ngữ văn? A. Là tham quan dã ngoại

B. Là tổ chức các hoạt động trò chơi

C. Là thực hiện các dự án học tập thầy/cơ giao cho D. Là tự mình học tập bằng kinh nghiệm của bản thân.

Câu 2 : Theo em, việc tổ chức HĐTNST cho HS trong dạy học Ngữ Văn, đặc biệt trong dạy học kịch, là:

A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Bình thường D. Khơng cần thiết Câu 3 : Mức độ hứng thú của em khi tham gia vào các HĐTNST trong học Văn, học kịch, như thế nào?

Câu 4 : Khi soạn bài ở nhà, em có được Thầy/cơ hướng dẫn cách tìm tư liệu học tập và vận dụng những trải nghiệm của bản thân để trả lời các câu hỏi của bài học không?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Hiếm khi D. Không bao giờ Câu 5: Nêu những thuận lợi, khó khăn của em khi tham gia các HĐTNST. + Thuận lợi: …………………………………………………….. + Khó khăn…………………………………………………….... - Kết quả khảo sát Bảng: 1.4. Kết quả khảo sát HS Câu hỏi Các phƣơng án trả lời A B C D SL % SL % SL % SL % 1 76 38 72 36 31 15,5 21 10,5 2 47 23,5 77 38,5 46 23 30 15 3 60 30 90 45 41 20,5 9 4,5 4 29 14,5 101 50,5 50 25 20 10 - Phân tích số liệu và nhận xét

Ở câu hỏi số 1: Có 38% HS cho rằng HĐTNST là hình thức tham quan dã ngoại, 36% cho rằng đó là hình thức học tập tổ chức các hoạt động trị chơi. 15,5% quan niệm đó là thực hiện các dự án học tập thầy/cô giao cho. Chỉ có 10,5 % HS cho rằng HĐTNST là tự mình học tập bằng kinh nghiệm của bản thân. HS có những quan niệm khác nhau, chứng tỏ HS chưa có nhận thức đầy đủ về HĐTNST.

Ở câu hỏi số 2: Có 23,5% HS cho rằng rất cần thiết tổ chức các HĐTNST trong giờ học Văn, học kịch; có 38,5% cho là cần thiết, có 23% cho ý kiến bình thường và 15% cho là khơng cần thiết. Có thể thấy, đa phần HS mong muốn GV tổ chức các HĐTNST trong học Văn, học kịch, chỉ có một số ít khơng quan tâm, cho là khơng cần thiết.

Ở câu hỏi số 3: Có 30% HS rất hứng thú với hình thức dạy học có tổ chức các HĐTNST, 45% HS hứng thú, 20,5% HS bình thường và 4,5% HS

không hứng thú. Kết quả trên cho thấy, đa phần HS có tinh thần hợp tác cao với các HS khác và GV trong các HĐTNST.

Ở câu hỏi số 4: Có 14,5% HS cho ý kiến thường xuyên; 50,5% thỉnh thoảng, 25% hiếm khi và 10% không bao giờ. Đa phần HS đều được Thầy/cơ định hướng cách tìm tư liệu học tập và vận dụng những trải nghiệm của bản thân để tự học. Đây là một việc làm thiết thực giúp HS dần dần tiếp cận được phương pháp học qua trải nghiệm.

Ở câu hỏi số 5: HS đã bày tỏ những thuận lợi và khó khăn khi tham gia các HĐTNST trong học Văn, học kịch, như sau:

+ Thuận lợi, đa số các em rất hào hứng khi tham gia và mong muốn thầy/cô thường xuyên tổ chức các HĐTNST.

+ Khó khăn lớn nhất mà các em gặp phải là mất nhiều thời gian cho việc học tập môn học, nguồn tài liệu tham khảo cịn ít, hình thức học tập này cũng còn nhiều khác biệt so với hình thức học truyền thống.

Từ sự phân tích trên, chúng tơi nhận định: Những năm gần đây, HS đã quen dần với PPDH mới, trong đó có các HĐTNST do GV thiết kế, tổ chức, cả giờ học ngoại khóa cũng như chính khóa. HS đã có quan tâm và nhận thức được tầm quan trọng của HĐTNST trong học Văn, học kịch. Tuy nhiên, vẫn còn những HS thờ ơ, khơng thích ứng với hình thức học tập này. Vì vậy, rất cần thiết phải tổ chức HĐTNST trong dạy Văn, dạy kịch để khơi dậy niềm đam mê văn chương nghệ thuật, phát huy cá tính, sáng tạo của HS để nâng cao chất lượng học bộ mơn.

Tóm lại, cần tiếp cận, vận dụng có hiệu quả HĐTNST trong dạy học Văn, dạy học kịch, để đáp ứng được mục tiêu hình thành năng lực cho HS. Thông qua các hoạt động dạy - học, chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm mà HS đã có, trên cơ sở đó phát triển khả năng tư duy ngơn ngữ, rèn luyện khả năng nghe - nói - đọc - viết, năng lực cảm thụ văn chương. GV phải “biến” mỗi giờ học Văn trở thành một giờ học sáng tạo mà ở đó, tác phẩm được “trả” về cho HS tiếp nhận, giải mã và sản sinh văn bản. Nếu làm được như vậy, chất lượng dạy học Văn nói chung và bài học “Vĩnh biệt cửu trùng đài” nói riêng, trong SGK Ngữ văn 11 chắc chắn sẽ được nâng cao.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong chương cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi đã xác định được

1. Hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo phù hợp với yêu cầu của đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực, lấy người học làm trung tâm. Chúng tơi đã phân tích cơ sở khoa học của việc tổ chức các HĐTNST trong dạy học; đi sâu, tìm hiểu, phân tích, tổng hợp góp phần làm rõ thêm khái niệm, đặc điểm, hình thức tổ chức của các HĐTNST trong dạy học ở trường phổ thông và tiếp cận, vận dụng vào dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học thể loại kịch nói riêng, cụ thể là dạy học kịch bản văn học Vũ Như Tô của

Nguyễn Huy Tưởng với trích đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”.

2. Qua việc khảo sát thực trạng dạy học Văn, dạy học kịch, cụ thể là vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng; khảo sát thực trạng của việc tổ chức trải nghiệm trong dạy học Văn, dạy học kịch, chúng tôi nhận thấy: hầu hết GV đã nhận thức được ý nghĩa, vai trò của các HĐTNST trong dạy học Văn, dạy học kịch, có ý thức vận dụng để đổi mới PPDH. Song đây vẫn cịn là một thử thách đối với khơng ít GV. Từ thực trạng đó, chúng tơi có căn cứ, cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, hình thức và biện pháp xây dựng các HĐTNST cho HS lớp 11 trong dạy học trích đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, (hồi V kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng).

CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HĐTNST TRONG DẠY HỌC TRÍCH ĐOẠN “VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI” (HỒI V, KỊCH VŨ

NHƯ TÔ CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong dạy học trích đoạn vĩnh biệt cửu trùng đài (hồi v, kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng) (Trang 43 - 51)