Thiết kế và tổ chức HĐTNST thơng qua hình thức đọc kịch bản văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong dạy học trích đoạn vĩnh biệt cửu trùng đài (hồi v, kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng) (Trang 54 - 60)

2.1 .Các nguyên tắc thiết kế và tổ chức HĐTNST

2.2.1. Thiết kế và tổ chức HĐTNST thơng qua hình thức đọc kịch bản văn

Văn bản văn chương chỉ trở thành tác phẩm văn chương khi được bạn đọc tiếp nhận. Vì thế con đường đi vào tác phẩm văn chương nhất thiết phải từ việc đọc và gắn liền với đọc. Đọc chính là bước đầu tiên giúp HS tham gia vào cuộc đối thoại với tác giả thông qua văn bản văn chương. Đọc làm sống lại tác phẩm, tạo khơng khí cho giờ học, là bước cần thiết để HS suy ngẫm, tìm hiểu tư tưởng, thái độ của nhà văn gửi vào tác phẩm trên cơ sở những rung động, cảm xúc, ấn tượng. Đọc là gì? Theo Trần Đình Sử khái niệm đọc văn bản văn học nhìn chung có thể xác định với các nội dung như sau

+ Đọc là hoạt động tâm lý nhằm giải mã văn bản. Một là chuyển văn bản kí tự thành văn bản bằng ngơn ngữ tương ứng với văn bản chữ viết. Hai là giải mã văn bản để tìm ý nghĩa.

+ Đọc là hoạt động cảm thụ kết hợp với tư duy nhằm kiến tạo ý nghĩa. Sự kiến tạo ý nghĩa xác định đọc là hoạt động sáng tạo.

+ Đọc mang tính cá thể hóa cao độ, gắn với trình độ, cá tính, trí tuệ của người đọc. Đọc hiểu là tự hiểu. Không ai hiểu hộ được cho ai.

+ Hoạt động tìm nghĩa là quá trình đối thoại với tác giả và cộng đồng lý giải- tính liên chủ thể, tính hợp tác. Hoạt động chiếm lĩnh văn bản tất yếu phải xử lý mối liên hệ giữa văn bản đang đọc với trường văn bản xung quanh- tính liên văn bản, hoạt động liên kết văn hóa.

Có nhiều cách đọc: đọc thầm, đọc to, đọc lướt, đọc nhanh, đọc diễn cảm, đọc phân vai…căn cứ đặc điểm của từng văn bản văn chương, GV nên lựa chọn cách đọc sao cho phù hợp để định hướng cho HS.

Với bài học này, việc đọc văn bản phải chú ý các điểm sau: Thứ nhất đối tượng tiếp nhận là HS lớp 11 THPT tuy tâm, sinh lý đã phát triển tương đối hoàn thiện song sự trải nghiệm cuộc sống, kinh nghiệm cuộc đời cịn ít nên khó có thể hiểu sâu xa ý nghĩa văn bản. Vì vậy rất cần sự hướng dẫn, gợi mở của GV ngay từ khâu đầu tiên là đọc văn bản. Thứ hai là đặc điểm văn bản, kịch là một trong ba thể chính của văn học (tự sự, trữ tình, kịch), trước hết là văn học (kịch bản). Ngôn ngữ kịch là ngơn ngữ khắc họa đặc điểm, tính cách, phẩm chất, “cá tính hóa” nhân vật. Ngơn ngữ kịch cịn mang tính hành động, những lời thoại thường đầy vẻ tranh luận, biện bác với nhiều sắc thái: tấn công- phản cơng; thăm dị- lảng tránh; chất vấn- chối cãi; thuyết phục- phủ nhận; cầu xin- từ chối; đe dọa- coi thường… Trong hồi cuối vở kịch Như Tô, đặc trưng này được thể hiện rõ nét. Nhà văn đã sử dụng một lớp ngôn

ngữ kịch có tính tổng hợp cao (kể, miêu tả, bộc lộ…), vừa khắc họa tính cách nhân vật, miêu tả tâm trạng vừa dẫn dắt hành động, xung đột kịch khiến người

đọc dễ dàng hình dung cả một khơng gian bạo lực kinh hồng trong một nhịp điệu chóng mặt: Lê Tương Dực bị Ngơ Hoạch giết chết, Hoàng hậu nhảy vào lửa tự vẫn (qua lời kể của Lê Trung Mại), Nguyễn Vũ tự tử bằng dao (ngay trên sân khấu), Đan Thiềm suýt bị bọn nội giám thắt cổ tại chỗ, Vũ Như Tô ra pháp trường. Rồi tiếng nhiếc móc, chửi rủa, la ó, than khóc, máu, nước mắt…. tất cả hừng hực như một chảo dầu sơi lửa bỏng khổng lồ. Ngơn ngữ kịch cịn tạo ra nhịp điệu kịch (nhịp điệu của lời nói, hành động), thể hiện qua khẩu khí, sắc thái lời nói đối đáp của Đan Thiềm - Vũ Như Tô, những người trong vai trò đưa tin, những lượt thoại nhỏ, những tiếng reo, tiếng hét… phản ánh cục diện, tình hình nguy cấp, điên đảo trong các lời chú thích nghệ thuật hàm súc của tác giả. Thêm nữa, cần phải hiểu rõ kịch bản văn học khác với văn bản tự sự thơng thường ở chỗ nó có mối liên hệ chặt chẽ với sân khấu viết ra không phải để đọc mà là để diễn. Bởi vậy, đọc ở đây là đọc kịch bản có liên hệ với sân khấu, tưởng tượng hình dung bối cảnh sân khấu, làm cho vở kịch như đang diễn ra trước mắt. Thứ ba là, khi đọc vở kịch Vũ Như Tơ của

Nguyễn Huy Tưởng nói chung, trích đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”- hồi V nói riêng nên sử dụng nhiều cách đọc khác nhau: đọc phân vai, đọc diễn cảm. GV cho HS tìm hiểu số lượng nhân vật xuất hiện trong đoạn trích, hướng dẫn HS vào vai . Đọc phân vai để HS thấy rõ được bản chất khái quát nhất của từng nhân vật kịch. Đọc diễn cảm để thâm nhập sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Chúng tơi cho rằng hình thức đọc phân vai kết hợp với diễn cảm là phù hợp để HS có những trải nghiệm phong phú, có những “kinh nghiệm” cần thiết để có thể hiểu, phân biệt được nhân vật kịch với các nhân vật tự sự thơng thường. Hai hình thức đọc này gắn liền với nhau.

Từ sự phân tích trên, chúng tơi tiến hành thiết kế HĐTNST bằng hình thức đọc kịch bản văn học, tưởng tượng, hình dung bối cảnh sân khấu hồi V- Một cung cấm, kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng. HĐTNST này được thiết

* Tên hoạt động: ĐỌC TRÍCH ĐOẠN “VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI”, (HỒI V, KỊCH VŨ NHƯ TÔ CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG).

* Mục tiêu

a) Kiến thức

- HS nhận biết được những đặc trưng của thể loại kịch, phân biệt được kịch và kịch bản văn học.

- HS hiểu được tâm trạng bi kịch của các nhân vật Đan Thiềm, Vũ Như Tô, xung đột kịch và bước đầu lí giải được xung đột.

b) Kĩ năng

- Rèn luyện cho HS các kĩ thuật đọc văn bản. - Rèn cho HS năng lực cảm thụ thẩm mỹ.

- Rèn luyện cho HS tư duy tưởng tượng, sáng tạo. c) Thái độ

- Có thái độ tự giác học tập, tích cực, chủ động trong phương pháp học mới. - Thêm u thích mơn Văn, được khơi gợi hứng thú, tình yêu văn chương từ những trải nghiệm cảm xúc qua ngôn ngữ tiếng Việt.

- Trân trọng, cảm thông với những nghệ sĩ lớn như Vũ Như Tô. d) Các năng lực cần quan tâm

- Nâng cao năng lực quan sát và ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng. - Phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ.

- Tăng cường khả năng hợp tác nhóm. * Nội dung

- Nội dung 1: Hướng dẫn HS các việc cần làm khi đọc văn bản.

- Nội dung 2: Giao nhiệm vụ cho cá nhân hoặc nhóm nhỏ. HS tự đọc diễn cảm hoặc kết hợp đọc phân vai với diễn cảm cùng HS khác; sau khi đọc HS chia sẻ những trải nghiệm mà mình có được. GV tổng kết, nhận xét kết quả đọc, sự chia sẻ của HS.

- Nội dung 3: Tổ chức cho HS đọc văn bản. * Công tác chuẩn bị

- Đối tượng tham gia : HS lớp 11, GV giảng dạy. - Địa điểm : Lớp học.

- Tài liệu: Trích đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, (hồi V, kịch Vũ Như

Tô của Nguyễn Huy Tưởng) trong SGK Ngữ văn 11, ban cơ bản, Nxb Giáo

dục, 2008.

- Phương tiện: SGK, đài + loa hỗ trợ phần âm thanh làm nền.

- Chuẩn bị của GV: Xây dựng kế hoạch tổ chức đọc văn bản, tài liệu sử dụng, hướng dẫn, giao việc cho HS.

2.2.1.2 Tổ chức hoạt động

* Ổn định lớp.

* GV kiểm tra khơng gian phịng học, các điều kiện ánh sáng, âm thanh, vị trí quan sát, lắng nghe của HS.

* HS đọc văn bản. Hình thức đọc phân vai kết hợp đọc diễn cảm, kèm theo sự hỗ trợ của HS khác hoặc nhạc nền của các clip âm thanh phù hợp.

+ 1 HS đọc lời thoại của Vũ Như Tô, 1 HS đọc lời thoại của Đan Thiềm. Giọng Đan Thiềm lo lắng, hốt hoảng, đau đớn, cứng cỏi. Giọng Vũ Như Tô, băn khoăn, xoáy sâu vào những câu hỏi vừa nhức nhối, vừa da diết, khắc khoải, cuối cùng là đau đớn tột độ, rú lên kinh hoàng khi Cửu Trùng Đài bị thiêu hủy.

+ Một nhóm HS đọc lời của quân lính, cung nữ, giọng đọc thể hiện sắc thái hung hãn, hùng hổ và bợ đỡ, nịnh nọt.

+ Ở những phân đoạn có cao trào, 1 nhóm HS tạo âm thanh mơ phỏng tiếng va đạp, đổ nát, bắt bớ, chém, giết…hoặc GV chọn những clip âm thanh phù hợp, dùng loa đài hỗ trợ.

* Kết thúc phần đọc, HS dành 1-2 phút im lặng, nhắm mắt, tưởng tượng lại cảnh, nhân vật, mâu thuẫn xung đột trong màn kịch; sau đó chia sẻ, thảo luận những trải nghiệm cảm xúc. GV nhận xét thái độ học tập của HS, định hướng trải nghiệm (nếu cần thiết).

GV gợi ý, định hướng cho HS hình dung, tưởng tượng, tái tạo bối cảnh sân khấu và cảm nhận cảm xúc, tâm trạng của nhân vật…bằng các câu hỏi mang ý nghĩa khơi gợi, khuyến khích như:

+ Qua đọc phân đoạn (a, b,c) em hình dung ra cảnh tượng như thế nào? Cảm giác của em về cảnh tượng ấy? Cảm giác ấy có giống cảm giác khi em ngủ mơ ác mộng không? Hoặc giống cảnh tượng trong phim ảnh nào đó mà em đã từng xem?

+ Từ việc thể hiện lời thoại của Vũ Như Tơ, em hình dung ra xung quanh mình là một khơng khí như thế nào? Tâm trạng của em có giống Vũ Như Tô không (ngạc nhiên, bất ngờ, băn khoăn không ý thức được hiện thực). Khi Cửu Trùng Đài bị đốt, đọc lời thét lên kinh hoàng của Vũ Như Tô, em đồng cảm với nhân vật như thế nào? Có thể diễn tả cảm giác của em bằng xúc cảm của một đau đớn nào đó mà em biết hoặc trải qua?…

+ Khi đọc lời thoại của Đan Thiềm, em có cảm xúc tâm trạng như thế nào? Trước khi quân lính kéo đến Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn, việc làm này của Đan Thiềm cho thấy nàng là ai (người tỉnh táo, biết tận dụng thời cơ hay là người nhát gan, sợ chết?). Khi Vũ Như Tô bị bắt, Cửu Trùng Đài bị đốt, Đan Thiềm đau đớn, tuyệt vọng, em đã bao giờ trải qua một cảm giác tương tự như thế?...

* HS trong lớp có thể cùng chia sẻ cảm nhận, hình dung của mình khi nghe bạn đọc hoặc tự đọc cá nhân ở nhà, ở trên lớp. GV khuyến khích HS nói lên ý kiến cá nhân.

* GV tổng kết việc đọc, sự chia sẻ cảm xúc, cùng HS tái tạo bối cảnh sân khấu, nhập thân vào thế giới nhân vật và đắm chìm trong khơng khí đầy kịch tính của các lớp kịch. Mục đích của phần đọc là làm sao tạo được “môi trường đặc biệt” cuốn hút HS, tạo tâm thế tốt nhất cho HS tiếp cận văn bản đoạn trích.

2.2.1.3 Nhận xét chung

Ưu điểm là dễ tổ chức, đơn giản, không tốn kém, nhưng hạn chế là ở chỗ mỗi HS lại có những hình dung, tưởng tượng, xúc cảm khác nhau. Vì vậy, vấn

đề đặt ra là GV phải làm thế nào để hướng HS vào đích cảm nhận chung. Ngoài việc yêu cầu HS chú ý tập trung cao độ vào việc đọc văn bản thì phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong dạy học trích đoạn vĩnh biệt cửu trùng đài (hồi v, kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng) (Trang 54 - 60)