Vài nét về thể loại kịch và vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong dạy học trích đoạn vĩnh biệt cửu trùng đài (hồi v, kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng) (Trang 34 - 39)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.4. Vài nét về thể loại kịch và vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng

1.1.4.1. Kịch và kịch bản văn học

a) Kịch

Kịch là một thể loại văn học xuất hiện sau thơ ca. Nó được nghệ thuật chấp nhận như một thể loại mang hai tính chất: văn học và sân khấu. Kịch trước hết là một thể loại văn học (kịch bản), sau đó là một tác phẩm sân khấu (nghệ thuật trình diễn). Trước khi lên sàn diễn với sự sáng tạo, chỉ đạo của đạo diễn và diễn xuất của diễn viên, hỗ trợ sân khấu thì nó là “kịch bản văn học”. Theo Từ điển thuật ngữ văn học [14], thuật ngữ kịch được dùng theo

hai cấp độ. Ở cấp độ loại hình: “Kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học kịch, tự sự, trữ tình. Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học. Kịch bản vừa dùng để diễn lại vừa để đọc vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch. Theo đó, tiếp nhận kịch bản chính là tiếp nhận phương diện văn học của kịch. Nói đến kịch phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động cử chỉ, điệu bộ và bằng lời nói (riêng kịch câm không diễn tả bằng lời) [14, tr.142]. Ở cấp độ loại thể “thuật ngữ kịch được dùng để chỉ một loại thể văn học sân khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này kịch cịn được gọi là chính kịch” [14, tr.143].

b) Kịch bản văn học

Không nên đồng nhất kịch với kịch bản văn học. Nói đến kịch là nói đến một loại hình của nghệ thuật sân khấu mang tính chất tổng hợp bao gồm nhiều hoạt động của diễn viên, đạo diễn, ánh sáng, âm thanh… Kịch bản văn học chỉ là một yếu tố, dù đó là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của kịch. Kịch bản văn học là văn bản ngôn từ mà nhà văn sáng tác, bao gồm cả lời thoại của nhân vật và các chú thích trên sân khấu như một kế hoạch đã vạch sẵn. Có thể

nói kịch bản là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh nhưng đồng thời gắn bó chặt chẽ với sân khấu. Chính nghệ thuật này đã quy định đặc điểm của kịch

bản văn học

+ Cốt truyện, sự kiện, hoàn cảnh kịch tập trung cao độ (phù hợp với yêu cầu sân khấu).

+ Tình huống là mơi trường nảy sinh xung đột. Xung đột kịch tạo nên kịch tính, là “linh hồn” của kịch. Xung đột kịch là những mâu thuẫn tồn tại trong hiện thực được dồn nén, quy tụ, nổi bật và được triển khai thông qua các hành động. Hành động được thể hiện qua suy nghĩ của nhân vật, qua hành vi, động tác, ngôn ngữ của họ.

+ Nhân vật là hình tượng trị diễn: nhân vật đi lại, nói năng, hoạt động. Các nhân vật được xây dựng bằng chính ngơn ngữ (lời thoại) của họ.

+ Ngơn ngữ kịch giàu tính hành động, cá tính hóa, giàu ẩn ý, giàu chất trữ tình. Có ba dạng ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại, bàng thoại.

+ Bố cục kịch được kết cấu theo hồi, màn, cảnh.

+ Phân loại: xét theo nội dung, ý nghĩa của xung đột có ba loại kịch: chính kịch, bi kịch, hài kịch. Thể chính kịch phản ánh xung đột, mâu thuẫn trong đời sống hàng ngày với những buồn vui lẫn lộn. Hài kịch khai thác những tình huống khơi hài, sự đối lập giữa vẻ ngồi đẹp đẽ với cái bên trong xấu xa làm bật lên tiếng cười mỉa mai, chế giễu. Bi kịch phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác, sự thảm hại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nỗi xót xa, thương cảm.

Trên đây là những kiến thức chúng tơi cho rằng rất cần thiết để HS có thể tiếp cận thể loại kịch và kịch bản văn học, đồng thời cũng là cơ sở để chúng tôi thiết kế HĐTNST cho HS trong dạy học thể loại này.

1.1.4.2. Vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng

a) Tác giả Nguyễn Huy Tưởng - Cuộc đời

Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 - 5 - 1912 trong một gia đình nhà nho tại làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông sớm tham gia các hoạt động yêu nước. Năm 1925 ơng làm thư kí nhà Đoan, song song với đời sống công chức, Nguyễn Huy Tưởng có một đời sống sinh hoạt tinh thần phong phú như: chăm đọc sách, chịu khó tìm ý tưởng, hàng ngày viết nhật kí. Từ năm 1943, ông hoạt động trong những tổ chức văn hóa văn nghệ do Đảng lãnh

đạo và có nhiều đóng góp cho phong trào văn nghệ quần chúng trong kháng chiến. Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25-7-1960. Như vậy, từ một thanh niên giàu lý tưởng, lấy văn chương làm hành động cách mạng, Nguyễn Huy Tưởng đã nhập vào trung tâm điểm của những hoạt động văn học dưới chế độ mới và có những đóng góp quan trọng cho văn học Việt Nam hiện đại. Trải qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian, Nguyễn Huy Tưởng là một trong số không nhiều nhà văn được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

- Sự nghiệp sáng tác

+ Tác phẩm chính: kịch Vũ Như Tơ (1941), Bắc Sơn (1946), Những người

ở lại (1948); các tiểu thuyết Đêm hội Long Trì (1942), Sống mãi với thủ đơ(1961); Kí sự Cao- Lạng(1951)…. Trong quá trình sáng tác Nguyễn Huy

Tưởng đến với nhiều thể loại: tùy bút, kịch bản sân khấu, kịch bản phim, truyện viết cho thiếu nhi… Ở lĩnh vực nào Nguyễn Huy Tưởng cũng có những tác phẩm tạo cho ơng một vóc dáng và hồn cốt khơng lẫn với những cây bút cùng thời. Khởi đầu văn nghiệp bằng vở kịch Vũ Như Tô (1941), tiếp đến một loạt

kịch ngắn, kịch dài ra đời trước và sau cách mạng tháng 8, những tác phẩm đó góp phần hình thành và khẳng định Nguyễn Huy Tưởng với tư cách một nhà viết kịch. Vũ Như Tô, Cột đồng Mã Viện, Bắc Sơn, Những người ở lại là bốn tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Tưởng đồng thời cũng là “bốn bông hoa hương sắc trong nền kịch nói Việt Nam” [5, tr.348].

+ Đặc điểm kịch của Nguyễn Huy Tưởng

Khai thác và dựng mâu thuẫn kịch từ những mâu thuẫn cơ bản của thời đại, những xung đột quyết liệt đặt ra trong vận mệnh dân tộc, từ đó chi phối đến số phận nhân vật ở các tầng lớp xã hội khác nhau.

Ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng giàu chất sử thi, ơng ln tìm đến những sự kiện nổi bật, tái hiện nó ở mức độ quy mơ. Khả năng khái quát rộng rãi, thường chứa nhiều cảnh, nhiều người, nhiều sự việc, phản ánh những khung cảnh xã hội và lịch sử tiêu biểu, có ý nghĩa.

Kịch giàu chất trữ tình, ơng ln đem vào trong nhân vật một chất sống nội tâm phong phú, một chiều sâu của sự cảm xúc suy tưởng, dựng lên những xung đột tâm lý căng thẳng.

Tính bi kịch là đặc điểm nổi bật nhất rõ rệt nhất và đặc sắc nhất trong kịch Nguyễn Huy Tưởng.

+ Phong cách nghệ thuật

Ơng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử. Những vấn đề xưa và nay, quá khứ và hiện tại, lịch sử và thời sự ln giao hịa, gắn kết trong cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Huy Tưởng, gợi khơng khí rất gần mà rất xa, đượm hồn nước trong cõi nhìn nhà văn.

Ngơn ngữ trí tuệ, đãi lọc, giàu chất thơ. Văn phong giản dị, trong sáng đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc.

Những tư liệu trên đây rất cần thiết với ý nghĩa giúp HS có được những chỉ dẫn căn bản khi tiếp cận với nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và những sáng tác của ơng, trong đó có kịch bản văn học Vũ Như Tô.

b) Vở kịch Vũ Như Tơ của Nguyễn Huy Tưởng - Hồn cảnh sáng tác

Vũ Như Tô là vở kịch đầu tay của Nguyễn Huy Tưởng, viết xong vào

mùa hè năm 1941. Tháng 6/ 1942, viết lời đề tựa. Năm 1946, tác phẩm được in thành sách sau hai lần sửa bản thảo.

- Cốt truyện

Từ một sự kiện lịch sử ở thế kỉ XVI, Nguyễn Huy Tưởng đã hư cấu, sáng tạo nên vở kịch Vũ Như Tô. Sự kiện xảy ra ở kinh thành Thăng Long

khoảng năm 1516- 1517, dưới triều vua Lê Tương Dực, “Vũ Như Tô là một người thợ ở Cẩm Giàng, xếp cây mía làm thành kiểu mẫu cung điện lớn trăm nóc nhà dâng lên nhà vua, nhà vua bằng lịng phong cho Như Tơ làm đơ đốc đứng trông nom việc dựng hơn trăm nóc cung điện lớn có gác, lại khởi công làm Cửu Trùng Đài. Sửa sang, xây dựng hết năm này qua năm khác, quân và

dân phải đi làm việc bị dịch bệnh chết mất khá nhiều… Nguyễn Hồng Dụ đóng qn ở Bồ Đề, được tin Trịnh Duy sản bạo nghịch giết vua, bèn chém Vũ Như Tô ở ngồi cửa thành. Lúc Như Tơ bị giết, mọi người đều chỉ trích, chê cười, có người nhổ nước bọt vào thây của hắn” [35, tr. 43-51]. Tuy nhiên bi kịch đó của họ Vũ là sự oan khuất bởi họ Vũ chỉ thừa lệnh vua làm Cửu Trùng Đài vì thế nhân dân lầm tưởng ơng chỉ biết phụng sự cho hôn quân bạo chúa. Nguyễn Huy Tưởng viết vở kịch năm hồi Vũ Như Tô minh oan cho Vũ

Như Tơ - kẻ sĩ có tài trong một xã hội cịn nhiều ngang trái, bất công.

- Về kết cấu : Vở kịch có năm hồi

+ Hồi I, 9 lớp: Một cung cấm của vua Lê.

+ Hồi II, 5 lớp: Một cung điện mà Vua dành riêng cho Vũ Như Tô ở. + Hồi III, 8 lớp: Nửa năm sau.

+ Hồi IV, 5 lớp: Bốn tháng sau. + Hồi V, 9 lớp: Một cung cấm.

Ngồi kết cấu 5 hồi, vở kịch cịn có một lời đề tựa được Nguyễn Huy Tưởng chắp bút sau khi hoàn thành tác phẩm một năm “Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Vũ Như Tô phải. Đài Cửu Trùng không thành nên mừng hay nên tiếc? Tháp người Hời nguyên là giống Angkor! Mải vật lộn quên cả đài cao mộng lớn. Cơng ơng cha hay là nỗi thiệt thịi? Ơi khơ khan! Ơi gay gắt! Nhưng đừng vội tủi. Sức sống tràn từ ải Bắc đến đồng Nam. Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”.

- Về phương diện thể loại

Vũ Như Tô là một tác phẩm bi kịch có yếu tố lịch sử, khơng phải chỉ nói

đến lịch sử một thời, của một cá nhân, mà vấn đề nhà văn đặt ra trong tác phẩm ln mang trong nó tính thời sự- những vấn đề mn thuở.

Tác phẩm đề cập đến vấn đề: mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật phải vị nhân sinh thì nghệ thuật mới tồn tại và được nhân dân tôn thờ, nâng niu. Qua tấn bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô, nhà văn gợi ta suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ người nghệ sĩ - hoạt động sáng tạo - đời sống thực tế [20].

Tóm lại, kịch Vũ Như Tơ là một sáng tạo hồn chỉnh, một “kì cơng”, một “Cửu Trùng Đài” trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng.Tác phẩm ngay từ lúc ra đời đã tạo được tiếng vang lớn và còn nguyên giá trị trong cuộc sống hơm nay. Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” trong SGK Ngữ văn 11 chỉ là một phiến gỗ trong đại ngàn bi kịch Vũ Như Tô, một giọt nước trong

sông lớn Vũ Như Tơ. Vì vậy, muốn hiểu đúng nhất thiết phải đặt trong tác

phẩm trọn ven, phải có cái nhìn tổng thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong dạy học trích đoạn vĩnh biệt cửu trùng đài (hồi v, kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng) (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)