Thiết kế và tổ chức HĐTNST bằng hình thức xem kịch có định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong dạy học trích đoạn vĩnh biệt cửu trùng đài (hồi v, kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng) (Trang 60 - 66)

2.1 .Các nguyên tắc thiết kế và tổ chức HĐTNST

2.2.2 Thiết kế và tổ chức HĐTNST bằng hình thức xem kịch có định hướng

thỏa đáng vào phần này. Từ sự chia sẻ, giao lưu, phản biện của HS, GV cần khéo léo xử lý những trải nghiệm đa chiều, quy tụ về đích cảm nhận chung như mục tiêu bài học yêu cầu.

Văn bản kịch thâm nhập sâu sắc vào đời sống xã hội. Vì thế, trang bị cho HS những kĩ năng đọc văn bản kịch là rất cần thiết. Các em không chỉ đọc được văn bản đã học, cịn có thể hiểu tốt các văn bản kịch khác cùng loại. Hoặc trong các hoạt động ngoại khóa, tham gia diễn kịch, các em có kinh nghiệm cần thiết để nhập vai.

Trong tiến trình bài học thì HĐTNST này là hoạt động cần thiết để tạo tâm thế cho HS, từ đó dễ dàng hơn trong việc hình thành kiến thức, kĩ năng. Dựa trên những trải nghiệm của HS qua phần đọc, GV có thể thiết kế bài giảng kết hợp nhiều PPDH khác như : hoạt động nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề…để trợ giúp HS hiểu. GV có thể linh hoạt lồng ghép hoạt động này trong khuôn khổ bài dạy cung cấp tri thức với mức độ yêu cầu cần đạt phù hợp.

2.2.2 Thiết kế và tổ chức HĐTNST bằng hình thức xem kịch có định hướng trải nghiệm trải nghiệm

Dạy học bằng hình thức xem kịch chính là hình thức dạy học sử dụng PPDH trực quan. Theo từ điển Tiếng Việt “phương pháp giảng dạy trực quan là phương pháp dùng những vật cụ thể hay ngôn ngữ cử chỉ làm cho HS có được hình ảnh cụ thể về những điều được học” [26, tr.1631]. Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, có mối quan hệ với sân khấu như hình với bóng nên việc “thưởng thức” một tác phẩm kịch không giống với các tác phẩm văn học khác. Kịch phải được diễn trên sân khấu, có sự tham gia của đạo diễn, diễn viên, hóa trang, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ…thì mới tạo điều kiện cho người xem lĩnh hội đầy đủ, trọn vẹn. Tuy nhiên, ở trường phổ thông, “độc giả” GV và HS chỉ được tiếp cận với kịch bản văn học- tức là phần văn bản ngơn từ, có

những lời thoại của các nhân vật và các chỉ dẫn sân khấu nhưng đó chỉ là một “bản kế hoạch” của nhà văn, khô khan, kém sinh động, không tạo được nhiều hứng thú . Bởi vậy, trong quá trình dạy học, GV cần và nên sử dụng hình thức xem kịch, để HS được “kích thích” nhiều giác quan, nảy sinh những cảm xúc, những trải nghiệm tâm lý, từ đó hiểu nhân vật, đồng cảm với nhà văn. Một điều thuận lợi đối với GV và HS lớp 11 là vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn

Huy Tưởng đã được dàn dựng trên sân khấu, cố vấn nghệ thuật PTS. NSND Nguyễn Đình Nghi, đạo diễn NSƯT Phạm Thị Thành, cùng ê-kíp nghệ sĩ của nhà hát Tuổi trẻ thực hiện. Vở diễn công chiếu trong dịp Hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1995 gây được tiếng vang lớn, thu hút nhiều sự quan tâm của

các giới nghiên cứu, phê bình. Thành cơng lớn nhất của vở kịch là cả đạo diễn và diễn viên đã có những nỗ lực theo sát nguyên tác, thể hiện được những lớp nghĩa tiềm tàng trong các vai kịch. “Khi xem trình diễn vở Vũ Như Tô trên

sân khấu Nhà hát tuổi trẻ, tôi thấy những câu hỏi, những băn khoăn của Nguyễn Huy Tưởng khi đặt bút viết vở cịn ngun đó. Như vậy là những thế hệ nghệ sĩ sau ông đã không những khơng hiểu sai mà cịn có phần đồng cảm với ơng” [32]. Khi thiết kế HĐTNST cho HS lớp 11 trong dạy học trích đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, GV có thể sử dụng vở kịch này như một nguồn tư liệu đáng tin cậy. Hơn nữa, việc cho HS xem kịch là điều có thể thực hiện dễ dàng trong khơng gian lớp học, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin: máy tính, loa, màn chiếu, khơng nhất thiết phải đưa HS đến nhà hát, rạp phim. Điều khó khăn lớn nhất lại là HS xem kịch “để học” chứ không phải để “thưởng thức” theo nhu cầu, sở thích. Làm thế nào để tạo ra được những trải nghiệm đồng hướng ở những cá thể độc lập? Bởi bản chất của trải nghiệm là những tồn tại khách quan tác động vào giác quan con người, tạo ra cảm giác, tri giác, biểu tượng, con người cảm thấy có tác động đó và cảm nhận nó một cách rõ nét, để lại ấn tượng sâu đậm. Sự tác động và cảm nhận được của mỗi cá nhân là khơng giống nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: năng lực, kinh nghiệm sẵn có, sở thích, hứng thú…Trong ý tưởng thiết kế và tổ chức

HĐTNST cho HS lớp 11 ở nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng khắc phục sự khác biệt ấy bằng một giải pháp là định hướng cho HS khi xem kịch. Cụ thể là:

- Hướng dẫn các em quan sát bối cảnh sân khấu: cách bài trí, dàn cảnh, hóa trang của diễn viên, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ…có thể so sánh với những chỉ dẫn sân khấu của nhà văn trong kịch bản văn học, để thấy được khi đặt trong môi trường sân khấu, tác phẩm kịch “sống” như thế nào.

- Gợi ý cho HS quan sát, cảm nhận, đánh giá các điểm quan trọng liên quan đến nội dung bài học: xung đột kịch (khi xem kịch chú ý xác định ai mâu thuẫn với ai? Nhân vật có những xung đột gì trong nội tâm? Sự đối lập của nhân vật với hoàn cảnh? … ); theo dõi tỉ mỉ các hành động kịch (thể hiện qua ngôn, ngữ, cử chỉ, thái độ, quan hệ giữa các nhân vật, từ đó nắm được cốt truyện kịch); lắng nghe kĩ ngôn ngữ kịch (có ba dạng ngơn ngữ: độc thoại, đối thoại, bàng thoại), ngôn ngữ kịch mang sắc thái riêng của từng cá nhân có tác dụng khắc họa tính cách, gắn liền với động tác khi trình diễn nên khi nghe phải kết hợp với nhìn, phán đốn, suy luận. Đây là vở diễn 5 hồi, nên GV cũng cần hướng HS tập trung vào hồi V - là hồi được học trong CT Ngữ văn

11 dưới dạng kịch bản văn học.

- Trước khi cho HS xem kịch, GV giao công việc cụ thể cho cá nhân, hoặc nhóm nhỏ, để sau khi kết thúc vở diễn, các em sẽ có bài thu hoạch, sản phẩm cụ thể để nhận thức, khắc sâu kiến thức nội dung bài học. Các nội dung cần đạt gồm

+ Tóm tắt nội dung của vở kịch.

+ Xác định các xung đột trong vở kịch? Các xung đột đó xuất phát từ những mâu thuẫn nào?

+ Tác giả đã giải quyết các xung đột như thế nào? Em có thấy “thỏa mãn” với cách giải quyết của tác giả không? (Nếu có thì vì sao có? Nếu khơng thì vì sao khơng?). Em có thể đưa ra cách giải quyết xung đột theo quan điểm của em?

+ Đánh giá chung của em về vở kịch? (giá trị nội dung tư tưởng và những đặc sắc nghệ thuật).

+ Từ việc xem kịch, em hãy phát biểu ý kiến của mình về lời đề tựa của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Vũ Như Tô phải? Ta chẳng biết! Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”.

HĐTNST bằng hình thức xem kịch có định hướng trải nghiệm thiết kế như sau:

2.2.2.1 Thiết kế hoạt động

* Tên hoạt động: XEM KỊCH VŨ NHƯ TÔ CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG.

* Mục tiêu

a) Kiến thức

- HS nhận biết được những đặc trưng của thể loại kịch, nét đặc sắc trong nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng.

- HS hiểu được cao trào các xung đột kịch, tâm trạng bi kịch của các nhân vật Đan Thiềm, Vũ Như Tô.

- HS nhận thức được quan điểm của nhân dân và thái độ trân trọng của Nguyễn Huy Tưởng đối với những nghệ sĩ có tâm huyết, tài năng lớn nhưng khơng thể giải quyết được mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật lớn lao và thực tế xã hội.

b) Kĩ năng

- Rèn luyện cho HS khả năng ghi nhớ.

- Rèn luyện cho HS tư duy so sánh, phản biện.

- HS học hỏi thêm kinh nghiệm dàn dựng của đạo diễn, diễn xuất của diễn viên, tích lũy làm vốn sống, sau này có thể thực hiện các vai diễn trong các kịch bản khác.

- Hình thành một số kĩ năng: thu thập, phân tích dữ liệu, viết báo cáo. c) Thái độ

- Thêm yêu thích mơn Văn, được khơi gợi hứng thú, cảm xúc, tình yêu văn chương từ những trải nghiệm thực tế.

- Trân trọng, cảm thơng với những người trí thức có tài năng, hồi bão lớn như Vũ Như Tô.

d) Những năng lực cần quan tâm

- Nâng cao năng lực quan sát và ghi nhớ. - Phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ. - Tăng cường khả năng hợp tác nhóm.

* Nội dung

- Nội dung 1: Hướng dẫn HS các việc cần làm khi xem kịch.

- Nội dung 2: Giao nhiệm vụ cho cá nhân hoặc nhóm nhỏ. Viết bản báo cáo thu hoạch sau khi xem kịch theo các nội dung được yêu cầu trong hệ thống câu hỏi (GV chuẩn bị và giao cho từng HS hoặc nhóm HS).

- Nội dung 3: Tổ chức cho HS xem kịch. * Công tác chuẩn bị

- Đối tượng tham gia: HS lớp 11, GV giảng dạy. - Địa điểm: Lớp học, sân khấu nhà đa năng.

- Tài liệu: Vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, cố vấn nghệ

thuật PTS. NSND Nguyễn Đình Nghi, đạo diễn NSƯT Phạm Thị Thành, cùng ê-kíp nghệ sĩ của nhà hát Tuổi trẻ thực hiện.

- Phương tiện: Máy tính, loa, máy chiếu, giấy bút ghi chép.

- Chuẩn bị của GV: Xây dựng kế hoạch tổ chức xem kịch, tài liệu sử dụng, hướng dẫn, giao việc cho HS.

- Chuẩn bị của HS: Giấy bút ghi chép, mẫu bản thu hoạch cá nhân hoặc nhóm.

2.2.2.2. Tổ chức hoạt động

* Ổn định lớp.

* GV kiểm tra khơng gian phịng học, các điều kiện ánh sáng, âm thanh, vị trí quan sát của HS, bật máy chiếu.

* Kết thúc buổi trình chiếu, GV nhận xét thái độ học tập của HS.

* Yêu cầu HS viết thu hoạch theo nhiệm vụ đã giao (có thể tiến hành ở lớp, hoặc ở nhà tùy điều kiện cụ thể).

* GV đánh giá kết quả thông qua bài thu hoạch.

2.2.2.3 Nhận xét chung

Trên đây là bản thiết kế và tổ chức HĐTNST cho HS lớp 11 trong dạy học trích đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, (hồi V, kịch Vũ Như Tơ của Nguyễn Huy Tưởng) bằng hình thức xem kịch có định hướng của GV. Chúng tơi cho rằng, khi dạy kịch bản văn học nếu cho HS được “thưởng thức” kịch bản ấy trên sân khấu thì HS đã được “trải nghiệm” thơng qua cảm xúc, cảm giác, khi HS có những phản ứng như: chăm chú theo dõi, bàn tán “tơi thích nhân vật này nhân vật kia’’; “tôi khơng đồng tình với cách giải quyết của tác giả”, “theo tôi phải thế này phải thế kia”, thậm chí khen/ chê diễn viên, khen/chê cách dàn dựng hoặc cảm thấy thích thú/kinh hãi với khói lửa sự đổ nát…so sánh vở kịch này với những vở kịch khác, so sánh với phim điện ảnh các em đã được xem…Tất cả những điều đó cho thấy HS đã được đưa vào một “môi trường” để được khơi dậy những kinh nghiệm sẵn có, hình thành những kinh nghiệm mới, HS sẽ phân biệt được kịch với truyện, kịch trên sân khấu với phim ảnh. Trên nền tảng kinh nghiệm, trong tưởng tượng của các em sẽ có những hình dung sáng tạo như: nếu mình là diễn viên, nếu mình là đạo diễn, nếu mình viết một vở kịch tương tự, mình sẽ làm giống và khác vở kịch vừa xem như thế nào. Bởi đặc điểm của hoạt động tưởng tượng ở HS trung học là “hoạt động sáng tạo của tưởng tượng” [22, tr.39], “hứng thú và khuynh hướng học tập của HS THPT đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng đào sâu các tri thức trong các lĩnh vực tương ứng” [22, tr.41]. Nếu thiết kế thành công HĐTNST này trong không gian lớp học, chúng tôi tin rằng việc dạy - học Văn sẽ khơng cịn nhàm chán, giờ Văn thực sự được đắm chìm trong “bầu khơng khí” của văn chương và nghệ thuật, mỗi nhà văn là một nghệ sĩ, mỗi GV dạy Văn và HS học Văn cũng là “những người nghệ sĩ khi biết thưởng thức văn chương trong ý nghĩa đích

thực của văn chương “văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực”, thanh lọc và làm giàu có đời sống tâm hồn con người.

HĐTNST sử dụng nhằm củng cố, thực hành, vận dụng sau khi GV thực hiện giờ dạy trang bị kiến thức trên lớp. Căn cứ điều kiện cụ thể, phạm vi và đối tượng có thể là HS 1 lớp hoặc tồn khối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong dạy học trích đoạn vĩnh biệt cửu trùng đài (hồi v, kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng) (Trang 60 - 66)