Thiết kế và tổ chức HĐTNST bằng hình thức sân khấu hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong dạy học trích đoạn vĩnh biệt cửu trùng đài (hồi v, kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng) (Trang 66 - 70)

2.1 .Các nguyên tắc thiết kế và tổ chức HĐTNST

2.2.3. Thiết kế và tổ chức HĐTNST bằng hình thức sân khấu hóa

HĐTNST “sân khấu hóa tác phẩm văn học” là một hoạt động nằm trong phương pháp đặc biệt dạy và học Văn “trả tác phẩm về cho HS”. Hoạt động trải nghiệm văn học này “trao quyền” độc giả cho HS, khơi dậy niềm yêu thích văn chương nghệ thuật, tạo ra một “sân chơi” đầy đam mê và sáng tạo. Qua đó, HS được hóa thân vào nhân vật, hình tượng trong tác phẩm văn học. Khi HS thực hiện “nhiệm vụ học tập” qua vai diễn của mình, các em sẽ có tinh thần tự giác và nỗ lực trong sự chuẩn bị: đọc văn bản kĩ lưỡng, thuộc lời thoại của nhân vật, hiểu để diễn được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Rộng hơn, HS cịn phải tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tác phẩm: Tác giả; xuất xứ, hoàn cảnh ra đời; giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật…Có thể nói, q trình tìm hiểu để hóa thân vào nhân vật- hình tượng văn học chính là q trình HS vận dụng kinh nghiệm sẵn có, trải nghiệm, kiến tạo được kiến thức, kĩ năng . Đặc biệt HS được trực tiếp trải nghiệm qua những cảm xúc của chính cá nhân mình, từ đó hình thành thái độ, động cơ và phẩm chất. Thay cho những giờ học “thầy đọc - trò chép”, HS được tự kiến tạo tri thức dưới sự định hướng, điều hành của GV thông qua những tiết mục sinh động, hấp dẫn, sáng tạo. Đối với những giờ học kịch bản văn học thì hình thức sân khấu hóa có những lợi thế khả dụng. Kịch bản văn học là một “kế hoạch đã vạch sẵn” của nhà văn, trong đó có hệ thống nhân vật, bảng phân vai, màn, cảnh, các chỉ dẫn sân khấu, lời thoại của nhân vật. Trong khâu chuẩn bị bài, HS đọc văn bản dễ dàng hình dung được động tác, cử chỉ để diễn, “diễn sâu” các mâu thuẫn xung đột có trong kịch bản. Hơn nữa, lứa tuổi HS trung học “có sự nhạy cảm với các ấn tượng mới của đời sống và tính cởi mở được biểu hiện…đặc

biệt lứa tuổi này rất nhạy cảm với những rung động của người khác, những rung động của các nhân vật văn học và cái đẹp trong nghệ thuật cũng gây cho các em sự đáp ứng xúc cảm mạnh mẽ” [22, tr.40]. Hoạt động sân khấu luôn thu hút được sự quan tâm, hứng thú của HS. Trong thực tế giảng dạy ở trường phổ thông, chúng tôi đã rất bất ngờ với khả năng sáng tạo, sự nhạy cảm, tinh tế của HS mỗi khi xem các em biểu diễn, hóa thân trên sân khấu với các tiết mục tự biên, tự diễn tham gia vào các hoạt động trong khn khổ của đồn, hoặc các ngày mít tinh, hội thảo. Bởi vậy, chúng tơi cho rằng xuất phát từ đặc trưng của thể loại kịch (kịch bản văn học có mối quan hệ mật thiết với sân khấu), từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS trung học, từ thực tế giảng dạy kịch bản văn học ở trường phổ thơng thì việc tổ chức HĐTNST cho HS bằng hình thức sân khấu hóa là phù hợp. Tuy nhiên, hình thức này cũng có những bất cập nhất định như: trang phục, đạo cụ, dàn dựng sân khấu…không phải ở địa phương nào cũng thực hiện được, nhất là đối với HS các tỉnh, huyện nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thiết nghĩ, khi thực hiện, nên căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để việc tổ chức hoạt động này phát huy hiệu quả. Đặc biệt, cần xác định hoạt động trình diễn sân khấu trích đoạn này hướng tới mục đích học tập, đảm bảo khung thời lượng, chứ khơng phải để thưởng thức, vì thế khơng nên cầu kì, tốn kém, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến các hoạt động sư phạm khác trong nhà trường.

Hoạt động sân khấu hóa trích đoạn kịch “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, (hồi V, kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng) được thiết kế và tổ chức như sau:

2.2.3.1. Thiết kế hoạt động

* Tên hoạt động: DIỄN KỊCH TRÍCH ĐOẠN “VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI”, (HỒI

V – KỊCH VŨ NHƯ TÔ CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG).

* Mục tiêu

a) Kiến thức

- HS nhận biết được đặc trưng của thể loại kịch (kịch bản văn học cần được diễn trên sân khấu), nét đặc sắc trong nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng.

- HS hiểu và “diễn” được được cao trào các xung đột kịch, tâm trạng bi kịch của các nhân vật Đan Thiềm, Vũ Như Tô.

- HS nhận thức được quan điểm của nhân dân và thái độ của nhà văn. b) Kỹ năng

- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích tâm lý nhân vật để từ đó nhập vai một cách tốt nhất.

- Rèn luyện cho HS khả năng ghi nhớ, thuộc lời thoại, các chỉ dẫn sân khấu, hiện thực hóa bằng hành động “diễn” trên sân khấu.

- HS học hỏi kinh nghiệm dàn dựng của đạo diễn, diễn xuất của diễn viên, tích lũy làm vốn sống, có thể thực hiện các vai diễn khác trong các kịch bản khác.

- Hình thành một số kĩ năng: thu thập, phân tích dữ liệu, viết báo cáo. c) Thái độ

- Có thái độ học tập tự giác, tích cực, chủ động.

- HS thêm yêu thích mơn văn, có hứng thú, cảm xúc, từ những trải nghiệm thực tế.

- Trân trọng, cảm thông với những người trí thức có tài năng, hồi bão lớn như Vũ Như Tô.

d) Những năng lực cần quan tâm

- Nâng cao khả năng làm việc nhóm, hợp tác. - Nâng cao khả năng làm việc độc lập.

- Nâng cao bản lĩnh tự tin, xử lý tình huống linh hoạt, nhạy bén.

* Nội dung

- Nội dung 1: GV nêu những yêu cầu cần đạt khi tổ chức hoạt động. Nhiệm vụ sau khi thực hiện vở diễn: HS nhận xét, đánh giá, viết bản thu hoạch theo nội dung sau

+ Qua phần diễn xuất của bạn, em hãy đưa ra nhận xét đánh giá của mình? Nếu được thay thế vai diễn của bạn, em sẽ làm như thế nào?

+ Khái quát giá trị nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của trích đoạn trích.

- Nội dung 2: GV định hướng cho HS họp bàn, phân chia nhiệm vụ các nhóm, cá nhân, chuẩn bị các khâu: dàn dựng, phân vai, đạo cụ, phục trang….

- Nội dung 3: Kiểm tra kết quả làm việc của cá nhân, nhóm trước khi trình diễn: vai diễn, lời thoại, dàn dựng sân khấu….

- Nội dung 4: Trình diễn, tổng kết, đánh giá.

* Công tác chuẩn bị

- Đối tượng tham gia: HS tồn khối, hoặc theo nhóm lớp tùy điều kiện cụ thể. - Địa điểm: Sân khấu ngoài trời, hoặc nhà đa năng, phòng hội thảo (phù hợp với số lượng đối tượng).

- Tài liệu: Vở kịch Vũ Như Tơ của Nguyễn Huy Tưởng, đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” trong SGK Ngữ văn 11 tập 1, ban cơ bản, NXB. Giáo

dục, Hà Nội, 2008.

- Phương tiện: Loa đài, ánh sáng, phông rèm, đạo cụ, phục trang.

- Chuẩn bị của GV: Bản kế hoạch đầy đủ chi tiết của hoạt động, kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động.

- Chuẩn bị của HS: Bản kế hoạch đầy đủ chi tiết của hoạt động. Chuẩn bị kiến thức, kĩ năng viết thu hoạch theo nội dung GV yêu cầu.

2.2.3.2 Tổ chức hoạt động

* Ổn định lớp/ khối.

* GV kiểm tra không gian sân khấu, các điều kiện ánh sáng, âm thanh, vị trí quan sát của HS.

* HS diễn kịch, thực hiện nhiệm vụ học tập thơng qua việc trình diễn trích đoạn.

- HS cịn lại quan sát, nhận xét phần trình diễn của các bạn.

- Kết thúc buổi diễn, GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, tổng kết các ý kiến nhận xét, đánh giá của các HS trong lớp.

* Yêu cầu HS viết thu hoạch theo nhiệm vụ đã giao (có thể tiến hành ở lớp, hoặc ở nhà tùy điều kiện cụ thể).

* GV đánh giá kết quả thông qua bài thu hoạch.

2.2.3.3 Nhận xét chung

Chúng tôi thiết kế và tổ chức HĐTNST bằng hình thức sân khấu hóa là nhằm tạo ra một không gian nghệ thuật, “tái tạo môi trường sân khấu” của kịch bản văn học, giúp cho sự tiếp nhận của bạn đọc HS dễ dàng, thú vị hơn. So với các PPDH truyền thống “phấn trắng bảng đen”, “thầy diễn, trị xem” thì PPDH này thực sự mới mẻ, tạo được hứng thú. Như đã đề cập ở trên, khi tiến hành hoạt động phải tính đến những bất cập nảy sinh, khắc phục hạn chế, xử lý linh hoạt trên cơ sở thực tế cũng là điều GV phải đầu tư trăn trở. Thiết nghĩ, mỗi bài học là thách thức nhưng cũng là cơ hội để người thầy bộc lộ năng lực, tâm huyết, tất cả “vì HS thân yêu”.

HĐTNST này là hoạt động thay thế cho việc đọc văn bản hoặc hoạt động củng cố, thực hành, vận dụng sau khi GV thực hiện giờ dạy trang bị kiến thức trên lớp. Căn cứ điều kiện cụ thể, phạm vi và đối tượng, GV có thể linh hoạt lồng ghép trong khuôn khổ bài dạy cung cấp tri thức với mức độ yêu cầu cần đạt phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong dạy học trích đoạn vĩnh biệt cửu trùng đài (hồi v, kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng) (Trang 66 - 70)