Thiết kế và tổ chức HĐTNST bằng hình thức giao lưu với nghệ sĩ đóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong dạy học trích đoạn vĩnh biệt cửu trùng đài (hồi v, kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng) (Trang 70 - 81)

2.1 .Các nguyên tắc thiết kế và tổ chức HĐTNST

2.2.4. Thiết kế và tổ chức HĐTNST bằng hình thức giao lưu với nghệ sĩ đóng

đóng kịch

Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho HS được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong một lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp các em có được những nhận thức, tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách. Hoạt động giao lưu có một số đặc trưng sau đây

+ Phải có đối tượng giao lưu: là những người điển hình, phù hợp với nhu cầu, hứng thú của HS.

+ Thu hút được sự tham gia đông đảo và tự nguyện của HS, được HS quan tâm, hào hứng, đón chờ.

+ Phải có sự trao đổi thơng tin, tình cảm hết sức trung thực, chân thành và sôi nổi giữa HS với người được giao lưu. Những vấn đề trao đổi phải thiết thực, liên quan đến lợi ích và hứng thú của HS, đáp ứng nhu cầu của các em.

Với những đặc trưng trên, hoạt động giao lưu rất phù hợp với các HĐTNST. Một trong những thuận lợi của việc giảng dạy thể loại kịch là đa phần các tác phẩm được chọn giảng dạy trong CT Ngữ văn THPT đều đã

được dàn dựng trên sân khấu, với các vai diễn khá ấn tượng của các diễn viên chuyên nghiệp - họ là người của công chúng mà HS luôn muốn được tiếp xúc, trị chuyện trực tiếp. Vở Vũ Như Tơ, kịch bản văn học Nguyễn Huy Tưởng, cố vấn nghệ thuật PTS. NSND Nguyễn Đình Nghi, đạo diễn NSƯT Phạm Thị Thành, cùng ê-kíp nghệ sĩ của nhà hát Tuổi trẻ thực hiện, NSƯT Anh Dũng vai Vũ Như Tô, NSND Lê Khanh vai Đan Thiềm. Vở diễn Hồn Trương Ba,

da hàng thịt, kịch bản văn học Lưu Quang Vũ, dựng lần đầu năm 1989, đạo

diễn PTS. NSND Nguyễn Đình Nghi, phục dựng năm 2013, đạo diễn NSƯT Đặng Tú Mai, Nhà hát kịch Việt Nam. NSƯT Trung Anh vai nhân vật Trương Ba, NSƯT Anh Dũng vai anh hàng thịt. Cả hai vở diễn khi ra mắt công chúng đã nhận được nhiều ý kiến khen ngợi, đồng cảm. Bản thân các nghệ sĩ cũng có những tâm sự chân thành về vai diễn, họ cởi mở chia sẻ rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Những gì họ đã trải qua, cảm nhận được là kho kinh nghiệm phong phú mà GV nên tận dụng, khai thác truyền đạt cho HS trong quá trình giảng dạy. HS trung học cũng là lứa tuổi xuất hiện những nhu cầu tình cảm đặc biệt, trong đó có tâm lý ngưỡng mộ tơn sùng thần tượng, thần tượng các em lựa chọn lại thường là lớp người của công chúng thuộc các lĩnh vực: thể thao, ca nhạc, điện ảnh, sân khấu…Có thể nhận thấy sức ảnh hưởng của các thần tượng khá rõ trong hành vi, cảm xúc của các em. Bởi vậy, hoạt động giao lưu với những người nổi tiếng là một hoạt động đem lại nhiều hứng khởi, sự chờ đón, tiếp nhận nồng nhiệt. Đây cũng là cơ hội để

GV có thể thiết kế HĐTNST cho HS, thông qua kinh nghiệm của người khác, các em được trải nghiệm, hình thành năng lực cho bản thân. Những chia sẻ của đạo diễn có thể giúp HS tích lũy kinh nghiệm q báu về thể loại văn học mình đang cần chiếm lĩnh, thấy được đặc trưng cũng như sự khác biệt của nó so với các thể loại khác. Tương tự như vậy, những chia sẻ của diễn viên sẽ giúp các em có những hiểu biết cần thiết trong việc lĩnh hội kiến thức bài học. Vấn đề đặt ra với người GV trong hoạt động này là phải có một kế hoạch chi tiết từ khâu chọn đối tượng giao lưu, đến thiết kế bối cảnh giao lưu, hướng dẫn HS xây dựng câu hỏi phỏng vấn, dẫn CT, trò chơi…Đặc biệt chú ý hoạt động giao lưu hướng đến mục tiêu học tập cho nên câu hỏi giao lưu cần khai thác các khía cạnh liên quan đến kiến thức bài học trong CT Ngữ văn 11, cụ thể là trích đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, (hồi V, kịch Vũ Như Tô của

Nguyễn Huy Tưởng). Hoạt động này cần sự tham gia của nhiều người: các nhà quản lý giáo dục, HS, phụ huynh… có sự đầu tư thời gian, kinh phí lớn. Chúng tơi cũng đã được biết đến một hoạt động trải nghiệm thú vị và thành cơng của thầy và trị trường THPT Tân Bình- thành phố Hồ Chí Minh trong buổi giao lưu cùng đạo diễn Nguyễn Minh Quang, diễn viên Thành Lộc, Lê Khanh: Giao lưu nghệ sĩ và HS về vở kịch Vũ Như Tơ. Ở những nơi khơng có điều kiện giao lưu với các nghệ sĩ nêu trên nhưng có các nghệ sĩ địa phương khác, từng diễn vở kịch Vũ Như Tơ, vẫn có thể tổ chức hoạt động giao lưu.

HĐTNST bằng hình thức giao lưu với nghệ sĩ được thiết kế, áp dụng ở những nơi có điều kiện giao tiếp được với các nghệ sĩ.

2.2.4.1. Thiết kế hoạt động

* Tên hoạt động: GIAO LƯU VỚI NGHỆ SĨ VỀ VỞ KỊCH VŨ NHƯ TÔ CỦA

NGUYỄN HUY TƯỞNG.

* Mục tiêu

- HS hiểu được vở kịch Vũ Như Tô trên các phương diện: xung đột kịch,

bi kịch của nhân vật Vũ Như Tơ, tính cách, vai trị của Đan Thiềm, nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa vở kịch.

- HS thấy được khác nhau của kịch bản văn học và sân khấu. - HS được trao đổi, tìm hiểu về q trình sân khấu hóa vở kịch. b) Kĩ năng

- HS rèn luyện các kĩ năng trao đổi, trò chuyện, giao lưu.

- Tăng cường kĩ năng học hỏi, làm việc nhóm, thu thập, xử lý thơng tin, viết báo cáo.

c) Thái độ

- Có thái độ tích cực, tự giác trong học tập.

- Trân trọng lao động nghệ thuật của các nghệ sĩ, có niềm đam mê với sân khấu kịch.

- Đồng cảm với nhà văn trước số phận bi kịch của những người nghệ sĩ tài hoa.

d) Những năng lực cần quan tâm - Năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng Tiếng Việt. - Năng lực tự quản bản thân. - Năng lực sáng tạo.

* Nội dung

- Nội dung 1: GV và HS lên kế hoạch CT tổ chức giao lưu.

- Nội dung 2: GV phân cơng nhiệm vụ từng nhóm, HS các nhóm phân cơng nhiệm vụ cụ thể : Mời nghệ sĩ, đối tượng tham gia, dẫn CT, câu hỏi, trò chơi, hậu cần, cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật…

- Nội dung 3: GV kiểm tra công tác chuẩn bị tất cả các khâu. - Nội dung 4: Tổ chức hoạt động trò chuyện, giao lưu.

- Nội dung 5: Hoạt động tổng kết, đánh giá. Sau buổi giao lưu HS hoàn thành bản thu hoạch cá nhân, theo nội dung GV yêu cầu:

+ Phát biểu ý kiến của em về buổi giao lưu, nhấn mạnh những kết quả em thu nhận được phục vụ cho nhiệm vụ học tập đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” trong SGK Ngữ văn 11 tập 1.

+ Tổng kết nội dung và nghệ thuật đoạn trích dựa trên chia sẻ của đạo diễn và diễn viên.

* Công tác chuẩn bị

- Đối tượng tham gia: Toàn bộ HS khối 11. - Địa điểm: Sân trường hoặc nhà đa năng. - Tài liệu :

+ Tài liệu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng, tác phẩm kịch Vũ Như Tô. + Tài liệu về vở diễn sân khấu kịch Vũ Như Tô.

+ Tư liệu, thông tin về nghệ sĩ tham gia giao lưu. + Tài liệu kiểm tra, đánh giá HĐTNST.

- Chuẩn bị của GV

+ Bản kế hoạch chi tiết tổ chức hoạt động.

+ Kiểm tra kết quả chuẩn bị của các nhóm nhiệm vụ.

- Chuẩn bị của HS: Bản kế hoạch chi tiết tổ chức hoạt động.

2.2.4.2 Tổ chức hoạt động

* Thông qua bản kế hoạch CT giao lưu với các nghệ sĩ kịch

- Thời gian : Từ 7h30 đến 10h00 ngày…tháng…năm… (giả định). - Địa điểm: Sân trường. - Địa điểm: Sân trường. - Địa điểm: Sân trường.

Thời gian Nội dung CT

7h30- 7h45 - Ổn định tổ chức

- Giới thiệu lí do buổi giao lưu

- Giới thiệu khách mời, các thành phần tham gia

7h45- 8h00 - MC giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Huy Tưởng, vở kịch Vũ Như Tô.

8h00- 8h30 HS giao lưu với đạo diễn.

8h30- 9h00 HS giao lưu với diễn viên đóng vai Vũ Như Tơ. 9h00- 9h30 HS giao lưu với diễn viên đóng vai Đan Thiềm. 9h- 9h45 Tổ chức trò chơi.

9h45-10h00 Tổng kết.

* Chương trình giao lưu

- Giới thiệu tổng quát về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và tác phẩm kịch

Vũ Như Tô.

- Giao lưu với đạo diễn

+ HS đặt câu hỏi và trao đổi với đạo diễn.

+ Đạo diễn giao lưu với HS về các nội dung kịch bản và sân khấu. + Đạo diễn đặt câu hỏi với HS.

+ Một số câu hỏi dự kiến của HS dành cho đạo diễn:

Câu 1: Đạo diễn có thể cho biết sự khác nhau giữa kịch bản văn học và sân khấu ?

Câu 2: Đạo diễn có những băn khoăn hoặc suy nghĩ gì khi dàn dựng vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng?

Câu 3: Một số bạn cho rằng xung đột chính trong vở kịch là xung đột của Vũ Như Tô với nhân dân, ý kiến của đạo diễn? Khi thể hiện xung đột, đạo diễn có gợi ý hoặc u cầu gì với diễn viên nhận vai khơng ?

Câu 4: Có bạn nói rằng: nếu bạn ấy là đạo diễn thì bạn sẽ dàn dựng cảnh tượng mở đầu với một tấm phơng phủ sương khói mơ hồ, Cửu Trùng Đài nghiêng nghiêng trên những đống gạch, đá , gỗ..ngổn ngang, bóng nhà văn Nguyễn Huy Tưởng bước ngập ngừng, giơ hai tay lên, như muốn hỏi trời, nhìn khán giả như muốn hỏi chứng nhân. Bên trong, có tiếng dàn đồng ca nữ: “Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài”, và một khúc nhạc buồn: Đề tựa được đọc thong thả. Đạo diễn có nhận xét gì về ý tưởng ấy khơng?

Kết thúc hoạt động này, (nếu có thể) GV đề nghị đạo diễn chiếu cho HS xem băng hình tư liệu về quá trình dàn dựng vở kịch. Đạo diễn đặt câu hỏi ngược lại cho các em hướng vào các mục tiêu của bài học như: xác định xung đột kịch, ý nghĩa vở kịch.

- Giao lưu với diễn viên đóng vai Vũ Như Tô

+ HS đặt câu hỏi và trao đổi với diễn viên.

+ Diễn viên giao lưu với HS, trò chuyện, kể về những cảm nhận của mình khi đóng vai Vũ Như Tơ trên sân khấu.

+ Diễn viên đặt câu hỏi với HS.

+ Một số câu hỏi dự kiến của HS dành cho diễn viên:

Câu 1: Nghệ sĩ có thể chia sẻ những khó khăn của mình khi nhận vai diễn? Câu 2: Có bạn nói rằng đã thử đóng vai Vũ Như Tơ, có thể dễ dàng học được lời thoại nhưng không biết diễn tả những cảm xúc tâm trạng của nhân vật như thế nào? Nghệ sĩ có thể gợi ý cho bạn ấy điều gì khơng?

Câu 3: Khi xem vở diễn, chúng em ấn tượng nhất với cảnh cuối cùng lúc Vũ Như Tô chứng kiến Cửu Trùng Đài bị đạp phá, thiêu hủy, cịn bị qn lính bắt trói, địi giết, rồi cuối cùng ông kêu than trong đau thương tuyệt vọng… Khi diễn cảnh đó, cảm xúc riêng của nghệ sĩ với nhân vật mình hóa thân như thế nào?

Câu 4: Theo nghệ sĩ, có những nguyên nhân nào dẫn đến bi kịch Vũ Như Tơ? Câu 5: Có ý kiến cho rằng Vũ Như Tô chết là xứng đáng, kết thúc như vậy là hợp lý, nghệ sĩ nghĩ sao về ý kiến này?

Trong q trình trị chuyện, có thể diễn viên đặt câu hỏi ngược lại cho HS, hoặc cùng HS tìm câu trả lời cho các vấn đề đưa ra. Nếu có thể, GV trao đổi trước và đề nghị diễn viên diễn một vài hành động kịch ngay trên sân khấu giao lưu để tạo ấn tượng chân thật, sống động.

- Giao lưu với diễn viên đóng vai Đan Thiềm + HS đặt câu hỏi và trao đổi với diễn viên.

+ Diễn viên giao lưu với HS, trò chuyện, kể về những cảm nhận của mình khi đóng vai Đan Thiềm trên sân khấu.

+ Diễn viên đặt câu hỏi với HS.

+ Một số câu hỏi dự kiến của HS dành cho diễn viên:

Câu 1: Theo nghệ sĩ, vai trò của nhân Vật Đan Thiềm trong vở kịch là gì? Câu 2: Nghệ sĩ có thể chia sẻ điều tâm đắc nhất của mình với vai diễn Đan Thiềm?

Câu 3: Trong lời đề tựa nhà văn có viết “cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”, nghệ sĩ có thể cho biết “bệnh Đan Thiềm” là “bệnh” gì không ạ ?

Câu 4: Ban đầu Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài, cùng gắn bó sống chết với nó nhưng ở cảnh cuối lại hối thúc Vũ Như Tô bỏ trốn , có bạn nói rằng cảm thấy khó hiểu hành động của Đan Thiềm, nghệ sĩ có thể cắt nghĩa cho bạn ấy hiểu khơng?

Câu 5: Có bạn rất thích diễn kịch, bạn ấy rất thích được vào vai Đan Thiềm, nghệ sĩ có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm về diễn xuất nói chung và diễn vai Đan Thiềm nói riêng cho bạn ấy được khơng?

* Tổ chức trị chơi (1) Ki-ốt văn học

MC phổ biến luật chơi: Người chơi chọn câu hỏi và trả lời trong 30 giây, nhận quà nếu trả lời đúng, nếu q thời gian khơng có câu trả lời, dành quyền chơi cho người khác

Hệ thống câu hỏi:

Câu 1: Vũ Như Tơ là vở kịch lịch sử hay bi kịch có yếu tố lịch sử ? Đáp án : Vở bi kịch có yếu tố lịch sử

Câu 2: Hãy cho biết điểm khác nhau giữa kịch bản văn học và sân khấu? Đáp án :

Kịch bản văn học Sân khấu Là một kế hoạch vạch sẵn của nhà

văn gồm lời thoại, nhân vật, các chỉ dẫn sân khấu. Dạng văn bản viết.

Dàn dựng với sự phối hợp nhiều yếu tố: đạo diễn, diễn viên, âm thanh, ánh sáng…

Hình thức : diễn kịch Câu 3: Vở kịch Vũ Như Tơ có những xung đột nào?

Đáp án: Hai xung đột.

+ Nhân dân lao động khốn khổ lầm than >< hôn quân bạo chúa xa hoa trụy lạc

+ Quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần túy mn đời >< lợi ích trực tiếp thiết thực của nhân dân

Câu 4: Hãy đưa ra ít nhất ba nhận xét của bạn về nhân vật Vũ Như Tơ? Đáp án: Có thể là các ý kiến sau

+ Một kiến trúc sư tài hoa + Một nghệ sĩ yêu cái đẹp

+ Một kẻ sĩ có tài nhưng khơng gặp thời…

Câu 5: Bạn có suy nghĩ gì về kết thúc của vở kịch ? Đáp án

+ Kết thúc bi kịch, đổ nát, cái chết, hủy diệt.

+ Kết thúc tất yếu khi các mâu thuẫn khơng thể điều hịa. + Ý kiến khác. Miễn là có sức thuyết phục

(2) Thử tài khán giả: (10 phút)

MC phổ biến luật chơi: Người chơi bốc thăm chọn nhân vật mình sẽ thể hiện, diễn một phân cảnh nào đó, khán giả đánh giá, cho điểm.

* Tổng kết, GV trực tiếp giảng dạy lớp 11 tổng kết buổi giao lưu, yêu cầu HS hoàn thành bản thu hoạch ở nhà. GV đánh giá kết quả học tập trải nghiệm sáng tạo qua kết quả bản thu hoạch cá nhân/ nhóm.

2.2.4.3 Nhận xét chung

Đây là hoạt động cần sự phối hợp của nhiều lực lượng tham gia (nghệ sĩ, nhà

trường, phụ huynh…) với quy mơ lớn, nên đối tượng là GV và HS tồn khối

HĐTNST này thay thế cho hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm củng cố kiến thức, giúp HS thực hành, vận dụng sau khi GV thực hiện giờ dạy trang bị kiến thức trên lớp.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chương 2 đã thực hiện được các nhiệm vụ chính dưới đây

1. Đưa ra những nguyên tắc đề xuất biện pháp thiết kế và tổ chức HĐTNST cho HS lớp 11 trong dạy học đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, (hồi V, kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng).

2. Dựa trên những nguyên tắc đề xuất đã nêu, chúng thiết kế và tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong dạy học trích đoạn vĩnh biệt cửu trùng đài (hồi v, kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng) (Trang 70 - 81)