Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản trị nhân lực tại công ty trách nhiệm một thành viên đại an hưng phát (Trang 29 - 32)

5. Kết cấu nghiên cứu

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân lực trong doanh nghiệp

1.3.1. Nhân tố khách quan

a. Yếu tố kinh tế, dân số lao động

Sự gia tăng dân số và cạn kiệt về tài nguyên, ô nhiễm môi trường làm cho sự cạnh tranh giữa các vùng, các quốc gia, các cơng ty, thậm chí các cá nhân ngày càng trở nên khốc liệt. Sự tăng trưởng kinh tế và tốc độ lạm phát đều có ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống và công ăn việc làm cho người lao động. Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến việc thu hút và giữ chân người lao động.

b. Yếu tố văn hóa xã hội

Sự thay đổi giá trị văn hóa, thay đổi về lối sống, chuẩn mực hay cách nhìn nhận về giá trị con người luôn là thách thức đối với các nhà quản trị, ảnh hưởng đến cách tư duy, các chính sách cách thức quản trị nhân lực trong tổ chức.

c. Yếu tố chính trị và luật pháp

Ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của các tổ chức kinh doanh thông qua sự ổn định các chính sách kinh tế, hệ thống luật liên quan đến người lao động và doanh nghiệp. Các tổ chức kinh doanh sẽ ngày càng có tác động đến mơi trường chính trị thơng qua các sản phẩm dịch vụ hay việc làm do họ tạo ra đối với xã hội.

d. Yếu tố kỹ thuật công nghệ

Khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới. Nhiều nghề cũ mất đi, địi hỏi phải có đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và giải quyết lao động dư thừa.

21

e. Yếu tố khách hàng

Là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là phần của mơi trường bên ngồi. Doanh số là một yếu tố quan trọng đối với sự sống còn của một doanh nghiệp. Do vậy, các nhà quản trị phải đảm bảo được rằng nhân viên của minh sẽ sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng. Nhà quản trị phải làm cho nhân viên của mình hiểu được là khơng có khách hàng thì khơng có doanh nghiệp và họ sẽ khơng có cơ hội làm việc nữa. Họ phải hiểu rằng doanh thu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tiền lương của họ. Nhiệm vụ của quản trị nhân sự là làm cho các nhân viên hiểu được điều này.

f. Đối thủ cạnh tranh

Trong xã hội hiện đại các doanh nghiệp luôn đối mặt với sự cạnh tranh, mức độ của nó ngày càng trở lên khốc liệt. Một trong những yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp thốt khỏi sự cạnh tranh đó là con người. Muốn tạo ra sự khác biệt vượt trội đối thủ thì phải nhờ vào sức lực và trí lực của người lao động mà doanh nghiệp đang có.

1.3.2. Nhân tố chủ quan

a. Sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp

Ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực, tính chất nội dung và các thức thực hiện các hoạt động quản trị nhân lực trong tổ chức.

b. Chính sách của Cơng ty

Chính sách đãi ngộ, chính sách khuyến khích tạo động lực…Các chính sách này sẽ ảnh hưởng đến cách hành xử của các cấp quản trị, cách giải quyết các vấn đề hay các tình huống phát trinh giữa các cấp.

c. Văn hóa của Cơng ty

Mỗi doanh nghiệp đều có một nền văn hóa riêng giúp tạo nên các giá trị về niềm tin và chuẩn mực, giúp thống nhất và tạo sự đồn kết nhân viên. Bầu khơng khí được tạo ra từ văn hóa cơng ty doanh nghiệp giúp khuyến khích sự sáng tạo và năng động trong công việc của nhân viên.

d. Yếu tố con người

Đội ngũ lãnh đạo ảnh hưởng rất nhiều tới công tác quản trị nguồn nhân lực trong một DN thể hiện qua tư duy phát triển, tầm nhìn, sự am hiểu, phong cách giao tiếp,

22

qua việc áp dụng các cơng cụ khích lệ để tạo ảnh hưởng lên hành vi ứng xử của nhân viên.

Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi cá nhân cũng khác đi, điều này tác động rất lớn đến quản trị nhân lực. Nhiệm vụ của công tác nhân sự là phải nắm được những thay đổi này để sao cho nhân viên cảm thấy thoả mãn, hài lịng, gắn bó với doanh nghiệp bởi vì thành cơng của doanh nghiệp trên thương trường phụ thuộc rất lớn vào con người xét về nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy, ban lãnh đạo của một DN phải có đủ năng lực và những phẩm chất cần thiết của nhà lãnh đạo; đồng thời, phải biết lựa chọn những cách thức quản lý phù hợp, khuyến khích thích hợp để tạo động lực làm việc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

23

Chương 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CÔNG TY TNHH MTV ĐẠI AN HƯNG PHÁT

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản trị nhân lực tại công ty trách nhiệm một thành viên đại an hưng phát (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)