5. Kết cấu của đề tài
1.4. Các nguyên tắc trong đấu thầu
Trong hoạt động đấu thầu có 4 mục tiêu và nguyên tắc cơ bản mà hoạt động đấu thầu cần hướng đến đó là: cạnh tranh, cơng bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
* Nguyên tắc cạnh tranh:
Theo Điều 6 Luật đấu thầu 2013 và Điều 2 nghị định 63/2014/NĐ-CP, bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu được hiểu như sau:
Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ
mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển.
Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên như chủ đầu tư, bên mời thầu, các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.
Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ
16
sơ thiết kế bản vẽ thi cơng cho gói thầu đó, trừ trường hợp các nội dung cơng việc này là một phần của gói thầu hỗn hợp.
Nhà thầu được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu khác; với nhà thầu tư vấn; với chủ đầu tư, bên mời thầu khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp;
+ Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu khơng có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau;
+ Nhà thầu khơng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế;
+ Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó khơng có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; khơng cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.
* Tính cơng bằng:
Đây là một công cụ đảm bảo cuộc thầu đạt được những mục tiêu khác như chống tham nhũng, sự hiệu quả trong mua sắm cơng và đảm bảo tính cạnh tranh. Tính cơng bằng trong đấu thầu thể hiện qua việc các chủ thể tham gia đều phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Ngồi ra, mọi thơng tin liên quan đến quá trình tổ chức đấu thầu đều phải được cơng khai theo quy định đến tất cả các nhà thầu để có cơ hội tiếp cận như nhau trong q trình tham gian đấu thầu.
* Nguyên tắc minh bạch:
Tính minh bạch trong đấu thầu thể hiện ở việc thơng tin gói thầu được đăng tải cơng khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đăng tải trên các phương tiện thơng tin đại chúng để nhà thầu có thể tiếp cận và tham gia dự thầu. Công khai các quy định về đấu thầu bao gồm cả việc đăng tải cơng khai các quy định chung về gói thầu cũng như các quy định cụ thể đối với một gói thầu cụ thể. Ngồi ra, trong trường hợp sửa đổi hồ sơ mời thầu, bên mời thầu
17
hoặc chủ đầu tư cần thông báo với tất cả các bên liên quan thông qua phương tiện đại chúng được sử dụng để đăng tải thông báo ban đầu một cách công khai.
* Nguyên tắc hiệu quả:
Hiệu quả kinh tế trong đấu thầu chính là việc sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn Nhà nước mang lại những hiệu quả ngắn hạn và dài hạn cho nền kinh tế - xã hội.
Hiệu quả ngắn hạn là các gói thầu đều được thực hiện đảm bảo chất lượng trong phạm vi nguồn ngân sách. Hiệu quả dài hạn về mặt kinh tế có thể dễ dàng nhìn nhận và đánh giá thơng qua chất lượng hàng hóa cơng trình, dịch vụ ứng với số tiền bỏ ra; Hiệu quả xã hội có thể nhìn nhận qua các khía cạnh như tạo thêm nhiều cơng ăn việc làm, nâng cao mức sống dân cư, tạo diện mạo mới cho bộ mặt kinh tế của đất nước thơng qua các cơng trình kết cấu hạ tầng đã được nâng cấp, cải thiện.
Đây cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngồi, tạo mơi trường thơng thống cho những hoạt động đầu tư, kinh doanh.