Thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ phù hợp phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 55 - 60)

2.2. Thực trạng hoạt động tự học tại Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ

2.2.1. Thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên

Trước khi thực hiện chuyển đổi từ hình thức đào tạo theo niên chế sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, Nhà trường đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, giảng viên. Về mặt hình thức, các giảng viên cho rằng họ đã nắm vững phương pháp và đã sẵn sàng cho việc giảng dạy theo học chế tín chỉ. Tuy nhiên, khi đi vào giảng dạy thực tế thì các giảng viên đã gặp khó khăn và lúng túng ở một số khâu: xây dựng đề cương, thực hiện dạy học theo đề cương, tổ chức các hoạt động dạy học và đặc biệt là năng lực hướng dẫn sinh viên tự học.

Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, đề cương mơn học là cơng cụ học tập nói chung và tự học nói riêng của mỗi sinh viên. Việc xây dựng đề cương là công việc chung của bộ môn, các thành viên trong bộ mơn có trách nhiệm cùng nhau xây dựng, góp ý, chỉnh sửa và thực hiện giảng dạy theo đề cương.

Nhận thức được điều này, tập thể giảng viên của Nhà trường ở từng bộ môn cùng thống nhất, trách nhiệm xây dựng đề cương môn học thể hiện ở việc: bàn bạc, trao đổi ý kiến, sự thống nhất giữa các giảng viên trong cùng bộ mơn. Đây có thể cho là thành cơng bước đầu khi thực hiện dạy học theo hệ thống tín chỉ. Bởi lẽ, việc xây dựng đề cương môn học là một khâu rất quan trọng và khó khăn vì trong đào tạo theo niên chế khơng có khâu này, khung chương trình đã do Khoa và Nhà trường xây dựng, giảng viên chỉ việc thực hiện theo.

Trên thực tế, qua tham khảo các đề cương môn học của các bộ môn tác giả nhận thấy mục tiêu và nội dung môn học được thể hiện khá rõ. Như vậy, các giảng viên và bộ môn đã thực hiện khá tốt hai nội dung này. Nó được ví như kim chỉ nam cho hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động tự học của sinh viên trong Nhà trường.

Tuy nhiên, tác giả cũng nhận thấy trong đề cương môn học các nội dung: Yêu cầu và cách sử dụng tài liệu tham khảo; Đề cương thể hiện sự hướng dẫn cho sinh viên tự học chưa được thực hiện tốt. Cụ thể:

Đối với tài liệu tham khảo, phần lớn ở các bộ môn giảng viên vẫn đưa ra những tài liệu tham khảo cũ, không cập nhật tài liệu mới mặc dù những tài liệu đó đã tái bản. Từ đó dẫn đến Thư viện của Nhà trường khơng có căn cứ để bổ sung tài liệu mới phục vụ cho hoạt động giảng dạy và tự học của giảng viên và sinh viên.

Việc thể hiện sự hướng dẫn tự học cho sinh viên trong đề cương hầu hết chưa được cụ thể sẽ dẫn đến tình trạng người học khó định hướng trong hoạt động tự học của mình khi khơng được tiếp xúc trực tiếp với giảng viên. Do đó dẫn đến

tình trạng khi thực hiện dạy học theo đề cương giảng viên sẽ hướng dẫn tự học cho sinh viên một cách qua loa, không rõ ràng.

Từ hiện thực này, Nhà trường cần có sự điều chỉnh trong khâu xây dựng đề cương mơn học vì đây là nội dung rất quan trọng có tác động trực tiếp đến việc hướng dẫn sinh viên tự học. Đây cũng là nội dung nổi bật trong đào tạo theo học chế tín chỉ, đồng thời là kỹ năng cịn hạn chế ở một số giảng viên.

2.2.1.2. Thực trạng thực hiện dạy học theo đề cương môn học

Đề cương mơn học đóng vai trị rất quan trọng trong chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Ngoài việc chú trọng xây dựng đề cương mơn học thì việc thực hiện dạy học theo đề cương cũng có vai trị hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp tới hoạt động dạy học theo học chế tín chỉ.

Đề cương được giới thiệu và phát cho sinh viên trước khi môn học bắt đầu là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ bởi những nguyên nhân sau:

- Đối với giảng viên: Đề cương môn học thể hiện sức mạnh của tập thể, sự thống nhất cao của tất cả giảng viên trong cùng bộ môn và cũng là những quy tắc mà họ phải thực hiện trong quá trình dạy học. Người giảng viên cần thực hiện nghiêm túc nội dung này đồng thời họ cịn có nhiệm vụ giúp sinh viên thực hiện tốt những quy định đó.

- Đối với sinh viên: Việc nhận được đề cương trước khi môn học bắt đầu sẽ giúp họ nghiên cứu kỹ đề cương và lên kế hoạch học tập cho bản thân. Trong từng môn học sinh viên có thể bám sát mục tiêu của từng bài học để có sự chuẩn bị, nghiên cứu tài liệu trước khi lên lớp; có kế hoạch ơn tập và hoàn thành bài tập, kiểm tra theo đúng tiến độ đã quy định trong đề cương.

Ở nội dung này, giảng viên cần đưa ra những nhiệm vụ tự học cụ thể cho sinh viên để họ có thể tự chiếm lĩnh được các nội dung mơn học, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của từng bài học trong một khoảng thời gian định trước. Để giúp sinh

viên thực hiện được nhiệm vụ tự học của mình, giảng viên cần giới thiệu đầy đủ các tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo; cách thu thập, tra cứu và xử lý thông tin trong tài liệu. Bên cạnh đó, giảng viên cần tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên xây dựng kế hoạch tự học khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình để đạt được mục đích học tập.

Tuy nhiên, như tác giả đã đề cập trong phần thực trạng xây dựng đề cương mơn học, chính vì trong đề cương khơng thể hiện rõ được việc hướng dẫn cho sinh viên tự học nên ở phần thực hiện dạy học theo đề cương môn học giảng viên cũng sẽ không thực hiện tốt việc hướng dẫn sinh viên tự học theo số tiết cụ thể trong đề cương. Điều này làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến thành tích học tập của người học.

Qua trao đổi với một số sinh viên ở các khóa như: Hồng Thị Kim Oanh lớp CĐ5A5, Trần Thị Kiều Loan lớp CĐ6A1, Nguyễn Thị Thanh Thủy lớp CĐ7A1,.... nhìn chung các em đều cho rằng: Trong đề môn học chưa thể hiện cụ thể việc hướng dẫn chúng em tự học ngoài giờ lên lớp nên khiến chúng em lúng túng khi thực hiện hoạt động tự học. Sinh viên Hoàng Thị Kim Oanh cũng chia sẻ thêm: Ở một số môn, em có mạnh dạn hỏi thầy, cơ thì lúc đó mới được hướng dẫn thêm.

Như vậy, từ kết quả thực tế và nhiệm vụ của nội dung chúng ta nhận thấy thực trạng việc thực hiện hoạt động dạy học theo đề cương môn học của giảng viên chưa thực sự tốt. Nhà trường cần tổ chức những đợt kiểm tra việc thực hiện đề cương của toàn bộ giảng viên trong trường để phù hợp với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, đề cương mơn học phải là công cụ hướng dẫn việc học.

2.2.1.3. Thực trạng triển khai hoạt động giảng dạy của giảng viên

Đối với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, vấn đề thường được giảng viên quan tâm là thời gian lên lớp bị cắt giảm so với hình thức đào tạo theo niên chế. Nhiều giảng viên không khỏi lo lắng khi thấy mơn học của mình giảm đi 1/3 thời lượng lên lớp so với trước kia. Liệu chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ khi sinh viên ra trường có giảm so với trước đây khơng? Qua thực tế đào tạo ở một số

trường, việc thành cơng khi đào tạo theo tín chỉ đã khẳng định rằng đào tạo theo học chế tín chỉ khơng làm giảm mà cịn nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vậy, tại sao số thời gian lên lớp của thầy theo học chế tín chỉ giảm mà chất lượng đào tạo khơng giảm? Vấn đề then chốt ở đây là làm sao cho sinh viên đáp ứng được mục tiêu đào tạo của hình thức học tập mới. Vì vậy, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy là vấn đề phải quan tâm đặc biệt trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Trong q trình đào tạo tại trường cao đẳng, đại học, phương thức “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” càng được thể hiện rõ hơn trong học chế tín chỉ khi thời gian lên lớp của giảng viên bị giảm đi.

Khi dạy học theo học chế tín chỉ, địi hỏi người học phải phát huy cao độ tính tự giác, tích cực và thời gian tự học tăng hơn nhiều so với trước đây. Phương pháp diễn giảng, thuyết trình được hạn chế sử dụng thay vào đó nhiều giảng viên đã áp dụng các phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa người học như khuyến khích tư duy sáng tạo, động viên khích lệ, đặt câu hỏi thảo luận, tạo điều kiện cho sinh viên thể hiện ý kiến cá nhân của mình,... Các phương pháp này giúp sinh viên hứng thú hơn trong học tập, tự giác và chủ động lĩnh hội kiến thức. Cho nên kiến thức mà sinh viên thu được mang tính vững bền hơn và biến kiến thức đó thành tri thức của mình.

Thực tế hiện nay tại Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ, những nội dung nêu trên chưa được giảng viên quan tâm đúng mức. Giảng viên ít đặt câu hỏi thảo luận, nêu vấn đề để sinh viên được thể hiện ý kiến cá nhân của mình. Mặc dù việc xác định tài liệu bắt buộc và tài liệu tham khảo được nêu cụ thể trong đề cương môn học nhưng đa phần giảng viên chưa chỉ dẫn phương pháp nghiên cứu các tài liệu đó sao cho có hiệu quả nhất. Điều này chứng tỏ rằng, một bộ phận giảng viên vẫn chưa thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy để phù hợp với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ.

Trong đào tạo theo học chế tín chỉ giảng viên là người đóng vai trị chỉ huy, dẫn dắt sinh viên để họ tìm ra phương pháp học tập cho mình. Sinh viên phải chủ động, tự tìm một phương pháp học tập phù hợp với điều kiện của bản thân. Nhưng trên thực tế, một số giảng viên chưa thực sự thực hiện tốt điều này, nhất là đối với số ít giảng viên trẻ và một số giảng viên thỉnh giảng.

Tóm lại, đào tạo theo học chế tín chỉ địi hỏi giảng viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng coi trọng việc tự học của sinh viên. Qua thực tế tình hình giảng dạy tại Nhà trường, tác giả nhận thấy việc thay đổi phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa thực sự phù hợp với phương thức đào tạo mới. Điều này đòi hỏi cán bộ quản lý của Nhà trường phải đưa ra các hình thức quản lý tích cực để thay đổi thực trạng hiện nay, từ đó có thể thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ phù hợp phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)