Thực trạng hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả tự học của sinhviên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ phù hợp phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 61 - 63)

2.2. Thực trạng hoạt động tự học tại Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ

2.2.3. Thực trạng hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả tự học của sinhviên

Kiểm tra – đánh giá là một khâu đặc biệt quan trọng trong giáo dục đào tạo nói chung và trong hoạt động dạy học theo học chế tín chỉ nói riêng. Qua thực tế cho thấy, hoạt động kiểm tra – đánh giá có tác động đến hoạt động học tập của sinh viên nhanh và hiệu quả.

Hiện nay, Trường Cao đẳng Dược đã đưa ra các hình thức kiểm tra - đánh giá nhằm đảm bảo quá trình đánh giá thường xuyên và với nhiều hình thức: thi trắc nghiệm, thi vấn đáp, thi thực hành đối với các môn chuyên ngành. Hoạt động kiểm tra – đánh giá được Nhà trường tổ chức công khai đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc tổ chức thi chặt chẽ góp phần đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường, tác động lớn đến quá trình giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên.

Việc tổ chức kiểm tra – đánh giá được thực hiện qua các hoạt động sau: - Mọi hoạt động kiểm tra – đánh giá được thực hiện đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và những nội quy, quy chế của Nhà trường đã ban hành và có sự giám sát của Phịng Thanh tra;

- Mỗi năm học, Nhà trường đều tổ chức lớp tập huấn quy chế thi cho CBGV, đồng thời tuyên truyền giáo dục sinh viên thực hiện thi nghiêm túc;

- Về đề thi sẽ được Phịng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng làm đề và bốc thăm trong số ngân hàng câu hỏi mà giảng viên cung cấp;

- Đối với bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài tập thực hành do giảng viên chủ động ra đề và giao bài tập.

Trên thực tế, một số giảng viên vẫn chưa quen với việc thực hiện kiểm tra – đánh giá theo hình thức đào tạo mới và chưa đưa ra được cách thức kiểm sốt việc sinh viên có làm tốt bài tập nhóm hay khơng, hay chỉ là cá nhân một hai sinh viên làm bài cho cả nhóm.

Qua quan sát thực tế tại Thư viện của Nhà trường tác giả nhận thấy, khi sinh viên được giảng viên giao làm bài tập nhóm thì chỉ có khoảng 2/3 nhóm tham gia tích cực, cịn lại 1/3 là khơng tham gia hoặc có tham gia nhưng đến muộn so với nhóm.

Tác giả cũng tiến hành phỏng vấn với một số bạn là trưởng nhóm của các nhóm được giảng viên giao quản lý nhóm như: Đào Thị Thanh Hằng lớp CĐ7A13,

Đỗ Thị Vui CĐ6A3,.... các em có ý kiến như sau: Làm bài tập nhóm cũng là một cách học hay, giúp chúng em có thể trao đổi và hỗ trợ nhau hiểu hơn vấn đề thầy, cô giao cho chúng em làm. Nhưng ý thức của một số bạn trong nhóm đã làm ảnh hưởng đến tinh thần học tập của cả nhóm.

Qua kết quả đánh giá và thực tế đào tạo, Nhà trường và giảng viên cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa để hình thức kiểm tra – đánh giá là bài tập nhóm đạt kết quả tốt hơn đồng thời nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ phù hợp phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)