Các kỹ năng tự học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ phù hợp phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 30 - 36)

1.3. Lý luận về tự học trong đào tạo theo học chế tín chỉ

1.3.3. Các kỹ năng tự học

Bản thân mỗi cá nhân đều tiềm ẩn một khả năng tự học, khả năng đó được tăng cường hay không là nhờ vào phương pháp dạy của giảng viên và cách thức học tập của họ. Lối học nhồi nhét sẽ làm người học thui chột khả năng tự học; trái lại, lối học tự tìm tịi, nghiên cứu, chú trọng sự phát triển óc tư duy, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống...sẽ tăng cường khả năng tự học.

Với lối dạy – tự học, mức độ, đặc điểm hành động của người học quyết định đến hiệu quả học tập. Hiệu quả của hoạt động tự học cao hay thấp tùy thuộc vào kỹ năng thực hiện hoạt động đó. Vì vậy, việc hình thành kỹ năng tự học có vai trị rất quan trọng trong q trình dạy – tự học. Có các kỹ năng tự học sau:

- Kỹ năng chọn lọc, sử dụng kiến thức đã có để hình thành kiến thức mới; - Kỹ năng đọc sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo;

- Kỹ năng ghi chép trên lớp;

- Kỹ năng khai thác kiến thức từ các phương tiện học tập; - Kỹ năng giải quyết các bài tập nhận thức;

- Kỹ năng hình thành và giải quyết vấn đề; - Kỹ năng lập kế hoạch tự học.

Trên đây là tổng hợp các kỹ năng tự học theo hai hình thức: Tự học có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên và hình thức tự học khơng tiếp xúc với giảng viên. Trong phạm vi đề tài này, tác giả xin tập trung vào các kỹ năng tự học dưới

hình thức sinh viên khơng tiếp xúc trực tiếp với giảng viên. Gồm các nhóm kỹ năng cơ bản sau:

Thứ nhất: Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học

Lập kế hoạch tự học là việc xây dựng kế hoạch cho những hoạt động cụ thể nhằm thực hiện được các nhiệm vụ mà mục tiêu đề ra. Mỗi sinh viên khi xây dựng kế hoạch học tập cụ thể cần phải hiểu rõ mục tiêu và tính tốn trước những bước đi thích hợp. Khi lập kế hoạch cần phải suy nghĩ về những gì sẽ làm, chuẩn bị tốt nhất để đạt được hiệu quả học tập cao nhất và phải đặt câu hỏi là tại sao chúng ta phải làm như thế. Đây chính là q trình lập kế hoạch học tập, là quá trình học cách học, mỗi sinh viên phải tính tốn cách thức và thời gian để hồn thành các cơng việc. Hiện nay, đa số sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập cịn mang tính tùy tiện, gặp đâu học đó, chưa hình dung được tồn bộ cơng việc mình đang và sẽ làm như thế nào. Trong khi đó, một khối lượng cơng việc lớn mà sinh viên phải hoàn thành lại chỉ thực hiện trong một thời gian hạn chế. Vì vậy, người học cần phải sử dụng thời gian một cách tiết kiệm và hiệu quả, bằng cách phân phối công việc một cách khoa học, đặc biệt chú ý đến thời gian tự học ngoài giờ lên lớp.

Ở đây, chúng ta không đề cập đến kế hoạch tự học cho từng học kỳ, từng tháng hay từng tuần mà chỉ chú ý đến kế hoạch tự học cho từng nội dung cụ thể trong một học phần. Để sinh viên có thể lập được kế hoạch học tập cho những hoạt động cụ thể thì giảng viên phải cung cấp một bảng kế hoạch giảng dạy cụ thể cho mỗi học phần. Sinh viên dựa vào đó để định ra các cơng việc mình sẽ làm trong thời gian bao lâu và làm như thế nào. Việc đặt kế hoạch cần chú ý cả những kế hoạch hoạt động trên lớp và cả những hoạt động của sinh viên ngồi lớp. Tác giả có thể đưa ra một mẫu kế hoạch như sau:

Nội dung Mục tiêu Nhiệm vụ/Bài tập Cách thức thực hiện Kết quả cần đạt 1.

2. 3.

Kế hoạch tự học của sinh viên phải thực tế và linh hoạt, không thể lập một kế hoạch mà trong đó mỗi cơng việc đều quy định thời gian cụ thể chi tiết. Vì như vậy, chúng ta có thể gặp những tình huống bất ngờ và kế hoạch bị phá vỡ. Do đó, kế hoạch học tập của sinh viên không phải là cứng nhắc, mà là một kim chỉ nam, một phương hướng có thể điều chỉnh khi điều kiện thay đổi để sinh viên hành động nhằm sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý và hiệu quả, sao cho kế hoạch đó phải ở trong tầm với, phù hợp với điều kiện của mình, có như vậy người học mới làm chủ được quỹ thời gian, không bị động trước nhiều nguồn tư liệu cần phải đọc và các cơng việc phải hồn thành theo yêu cầu và sự hướng dẫn của giảng viên.

Trước hết, người học cần xác định học cái gì, học trong bao lâu và học bao nhiêu(bao nhiêu bài, bao nhiêu chương, bao nhiêu vấn đề,…); sau đó sắp xếp thời gian tự học và phải nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch. Người học nên ấn định cho mình một khoảng thời gian học cụ thể, ví dụ thời gian học hiệu quả thường khoảng 45 phút đến 1 tiếng sau đó nghỉ ngơi thư giãn một chút. Việc xác định thời gian này ngay từ đầu sẽ giúp chúng ta tránh được sự lo lắng, sợ hãi một cách bản năng về những khó khăn, nản chí có thể xảy ra trong q trình học. Bản thân chúng ta sẽ cảm thấy nặng nề khi khơng xác định được mình sẽ tự học trong bao lâu? Ít q thì sợ khơng hiệu quả, mà nhiều q sẽ mệt mỏi. Việc ấn định thời gian sẽ giúp ta làm việc có hiệu quả và tăng năng suất hơn.

Xác định thời điểm học cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần - sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút để thư giãn cũng là điều nên làm. Hiệu suất học buổi trưa cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó. Buổi chiều có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Người học khơng nên thức sau 22 giờ - vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, khơng cịn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, có thể lật qua, lướt mau những dịng đầu của các bài đã ơn để xác định mình đã học được tới đâu, đồng thời gửi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước khi đưa não vào giấc ngủ.

Đã có khẳng định rằng nếu bỏ ra một giờ để lập kế hoạch chúng ta sẽ tiết kiệm được ba giờ khi thực hiện nó. Bởi khi thời gian học tập cũng như thời gian tự học của mình được lên kế hoạch thì chúng ta sẽ thấy nó trở nên ít rắc rối trong thời gian dài.

Tóm lại, kỹ năng này cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin của mơn học; xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học, giữa các môn học, giữa giờ tự học, giờ nghỉ ngơi; thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học như biết cách làm việc độc lập, biết tự kiểm tra, đánh giá.

Thứ hai: Kỹ năng ôn tập (gồm kỹ năng ôn bài và kỹ năng tập luyện)

Kỹ năng ơn bài là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài giảng của thầy. Đó là hoạt động tái nhận bài giảng như xem lại bài ghi, mối quan hệ giữa các đoạn rời rạc, bổ sung bài ghi bằng những thông tin nghiên cứu được ở các tài liệu khác, nhận diện cấu trúc từng phần và toàn bài. Việc tái hiện bài giảng dựa vào những biểu tượng, khái niệm, phán đoán được ghi nhận từ bài giảng của thầy. Từ hoạt động tái hiện bài giảng, dựng lại bài

giảng của thầy bằng ngơn ngữ của chính mình, đó là những mối liên hệ lơgic có thể có cả kiến thức cũ và mới.

Kỹ năng tập luyện có tác dụng trong việc hình thành kỹ năng tương ứng với những tri thức đã học. Từ việc giải bài tập của thầy đến việc sinh viên tự thiết kế những loại bài tập cho mình giải; từ bài tập củng cố đơn vị kiến thức đến bài tập hệ thống hóa bài học, chương học, cũng như những bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Thứ ba: Kỹ năng đọc sách

Phải xác định rõ mục đích đọc sách, chọn cách đọc phù hợp như tìm hiểu nội dung tổng quát của quyển sách, đọc thử một vài đoạn, đọc lướt qua nhưng có trọng điểm, đọc kỹ có phân tích, nhận xét, đánh giá. Khi đọc sách cần phải tập

trung chú ý, tích cực suy nghĩ và kết hợp ghi chép. Vì vậy, việc đọc sách cần

được thực hiện nghiêm túc và tuân theo các yêu cầu sau:

Đọc có suy nghĩ: Muốn hiểu những điều sách viết, người đọc phải hết sức

tập trung tư tưởng khi đọc, nhiều khi cịn phải ngưng lại để ơn những đoạn cần biết, chưa nắm vững, đến khi thông suốt rồi mới đọc tiếp.

Đọc sách để hiểu những điều tác giả nói và cả những điều tác giả khơng nói, mà người đọc tự suy nghĩ, mở rộng đến những điều liên quan mà sách không đề cập đến. Ở mức độ này, người đọc không chỉ tiếp thu kiến thức từ sách mà còn rèn luyện được phương pháp tư duy.

Khi đọc và suy nghĩ mãi nhưng vẫn khơng hiểu được những gì sách viết, thì phải tìm và đọc những sách khác có liên quan. Bởi lẽ, đôi khi cùng một kiến thức với cách diễn giải của tác giả này ta chưa hiểu nhưng với cách trình bày của tác giả khác ở sách khác ta có thể hiểu được. Đọc nhiều sách cũng giống như đàm đạo giúp chúng ta hiểu sâu thêm vấn đề, làm phong phú thêm vốn kiến thức.

Đọc có hệ thống: Khi đọc bất kỳ cuốn sách nào, người ta thường đọc theo

các bước sau:

- Đọc lướt nhanh toàn bộ phần tổng quát của sách để nắm sơ bộ nội dung cuốn sách;

- Đọc kỹ, tùy theo mục đích đọc mà có thể đọc kỹ một lần hoặc nhiều lần. Khi đọc kỹ các lần sau, chỉ cần đọc lại những điều cơ bản hoặc các nội dung mà lần đầu chưa hiểu, chưa nắm vững. Những lần đọc sau sẽ làm người đọc nắm sâu hơn, hiểu kỹ hơn;

- Đọc nhanh, cần tự rèn luyện cách đọc nhanh để tập trung được sự chú ý, sự suy nghĩ diễn ra liên tục và dễ dàng xác lập được mối quan hệ giữa các đoạn với nhau khiến ta dễ nắm được nội dung tài liệu.

Đọc có chọn lọc: Đọc có chọn lọc là đọc để tìm những điểm cốt lõi, chọn

ý tưởng hay nhất, đúng nhất và có ích cho việc học sẽ rèn được tư duy phê phán, làm tiền đề cho năng lực giải quyết vấn đề sau này. Để rèn luyện kỹ năng đọc có chọn lọc, giảng viên nên yêu cầu sinh viên tự đặt câu hỏi cho những nội dung cơ bản của những tài liệu đã đọc; cố gắng tổng hợp và giải thích những gì họ đã đọc. Sinh viên phải hết sức tập trung suy nghĩ và phải tinh lọc được những kiến thức cơ bản cần thiết cho mình, đồng thời nêu được các vấn đề cũng như giải quyết được những vấn đề mà tài liệu đề cập.

Đọc có ghi nhớ:

- Đọc sách là học tập tích cực nên cần kèm theo việc ghi chép để nhớ lâu; - Đọc để tìm tài liệu bổ sung, cần ghi chép phần bổ sung đó ra, đồng thời đánh dấu để tra cứu khi cần thiết;

từ đó có thể suy luận ra các ý khác liên quan. Những phần chưa hiểu hoặc chưa nắm vững cũng cần đánh dấu để tiếp tục suy nghĩ, tìm người giải đáp.

Một biện pháp đọc để nhớ lâu là mơ hình hóa các nội dung đã đọc bằng cách sắp xếp chúng theo bản đồ tư duy. Khi xây dựng được bản đồ tư duy có nghĩa là chúng ta đã hệ thống hóa tồn bộ nội dung đã đọc và giải thích được mối liên hệ giữa chúng với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ phù hợp phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)