1.3. Lý luận về tự học trong đào tạo theo học chế tín chỉ
1.3.4. Các hình thức tự học
Khác với tự học ở phổ thông, ở bậc cao đẳng, đại học sinh viên phải biết lập kế hoạch tự học như: lên thư viện, đọc sách, làm đề cương, làm bài tập, chuẩn bị tham gia xeminar, làm thí nghiệm, xây dựng hồ sơ học tập, chuẩn bị tham gia các hoạt động thực tế, đi thực tập,.... Sinh viên tự học khi khơng tiếp xúc với giảng viên có thể diễn ra với các hình thức sau:
Hình thức thứ nhất: Tự học theo nhu cầu cá nhân (tự học ở mức độ cao).
Hoạt động học hồn tồn mang tính nghiên cứu, khơng có sự hướng dẫn điều khiển của thầy, dạng tự học này dựa trên một nền tảng là niềm khát khao, say mê khám phá tri thức mới đồng thời phải có một vốn kiến thức vừa rộng, vừa sâu nhằm tìm kiếm tri thức thỏa mãn nhu cầu nâng cao sự hiểu biết của bản thân. Đây là một hoạt động giáo dục do cá nhân người học tự đề ra, có mục đích, có cách thức riêng, cụ thể phù hợp với bản thân người học. Thông thường hoạt động này được thực hiện bởi các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, đài truyền hình, internet,... hoặc các nguồn như: sách, báo, thư viện,... và thơng qua q trình giao tiếp hàng ngày. Người học hồn tồn tự chủ động trong việc lựa chọn nội dung, hình thức học tập theo nhu cầu và phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của mình.
Hình thức thứ hai: Tự học dưới sự hướng dẫn, điều khiển, chỉ đạo gián
thủ theo những chỉ dẫn của thầy và người học tự mình sắp xếp kế hoạch, huy động các điều kiện về vật chất, năng lực của cá nhân để ôn tập, củng cố, đào sâu, mở rộng và hoàn chỉnh kiến thức, hoàn thành nhiệm vụ mà giảng viên giao. Đó là tự học ngồi giờ lên lớp, nó có thể diễn ra ở nhà, kí túc xá, thư viện,.... Hình thức này bao gồm:
- Tự học dưới dạng ôn lại bài đã học và vận dụng giải bài tập. Đây là cách tự học mà mọi người học thường thực hiện nhằm tái hiện lại những vấn đề mà giảng viên đã giảng trên lớp. Mục đích của việc ơn bài đã học trên lớp và làm bài tập vận dụng là giúp người học khắc sâu kiến thức và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn để kiến thức trở nên gần gũi, dễ hiểu và nhớ lâu. Việc đọc trước bài hôm sau thầy sẽ giảng giúp người học chủ động trong học tập, hiểu nhanh hơn và nhớ lâu hơn những điều thầy giảng ở trên lớp. Khi đọc chỗ nào chưa hiểu thì đánh dấu lại để khi thầy giảng người học sẽ tập trung chú ý hơn và chuẩn bị những câu hỏi nếu vẫn chưa rõ về nội dung đó.
- Tự học qua hình thức nghiên cứu khoa học (làm tiểu luận, đề án mơn học,...) là một hình thức tự học rất hiệu quả. Mục đích của hình thức tự học này là giúp người học kích thích phát triển trí tuệ, hình thành hứng thú học tập và óc tìm tịi, sáng tạo nhằm giải quyết vấn đề về lý luận hay thực tiễn trong phạm vi hẹp. Sinh viên làm tiểu luận hay đề án mơn học đều có giảng viên hướng dẫn. Chọn đề tài theo yêu cầu của môn học, người học sẽ phải đối diện với một thực tế cơng việc cần nghiên cứu sâu, tìm hiểu kỹ vấn đề. Do vậy, hoạt động tự học trong trường hợp này trở thành một nhu cầu cần thiết và sẽ mạng lại hiệu quả cụ thể, thiết thực.