Khảo nghiệm về tính cần thiết, khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ phù hợp phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 90)

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ, tác giả đưa ra 5 biện pháp quản lý nhằm góp phần thực hiện hiệu quả hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học của sinh viên phù hợp phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn, chưa có điều kiện thực nghiệm kiểm chứng về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Cho nên, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp thơng qua phiếu điều tra lấy ý kiến đánh giá của 40 cán bộ quản lý và giảng viên có kinh nghiệm của Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 3.1 và 3.2

Bảng 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên quản lý hoạt động tự học của sinh viên

Nội dung các biện pháp

Tính cần thiết(%)

Rất cần Cần Ít cần

SL % SL % SL %

Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên, thúc đẩy giảng viên thay đổi phương pháp giảng dạy giúp sinh viên tự học

25 62.5 15 37.5 0 0

Thay đổi nhận thức, xây dựng động cơ và thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên đối với hoạt động tự học

23 57.5 17 42.5 0 0

Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên

26 65 14 35 0 0 Tiếp tục xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ CVHT

có chất lượng hướng dẫn sinh viên tự học có hiệu quả

21 52.5 17 42.5 2 5

Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ tạo điều kiện cho sinh viên tự học

Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên quản lý hoạt động tự học của sinh viên

Nội dung các biện pháp

Tính khả thi(%) Rất khả

thi Khả thi Ít khả thi

SL % SL % SL %

Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên, thúc đẩy GV thay đổi phương pháp giảng dạy giúp sinh viên tự học.

18 45 21 52.5 1 2.5

Thay đổi nhận thức, xây dựng động cơ và thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên đối với hoạt động tự học

18 45 20 50 2 5

Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên

22 55 18 45 0 0

Tiếp tục xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ CVHT có chất lượng hướng dẫn sinh viên tự học có hiệu quả

21 52.5 18 45 1 2.5

Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ tạo điều kiện cho sinh viên tự học

22 55 16 40 2 5

Qua số liệu khảo sát thu được tác giả nhận thấy:

- Về sự cần thiết của các biện pháp: Tất cả đều nhất trí cao về sự cần thiết của các biện pháp, mặc dù được đánh giá ở các mức độ khác nhau. Điều đó cho thấy đây là các biện pháp mang tính cơ bản, cần thiết cho quản lý hoạt động tự học

của sinh viên Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ bởi lẽ những biện pháp này được đề xuất dựa trên thực trạng hiện có của Nhà trường.

- Về tính khả thi của các biện pháp: So với tính cần thiết thì tính khả thi của các biện pháp được đánh giá thấp hơn đôi chút. Điều này cũng là một tất yếu, bởi lẽ giữa sự cần thiết và tính khả thi bao giờ cũng có một khoảng cách nhất định. Đặc biệt là ở giải pháp 2 và 5, cịn có sự nghi ngờ về tính khả thi, bởi trong nội dung những biện pháp này cịn có những ý kiến, quan điểm chưa nhất trí hồn tồn.

Tóm lại, với kết quả khảo sát trên, về cơ bản sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đề xuất để tăng cường quản lý hoạt động tự học của sinh viên nhằm phù hợp với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ là chấp nhận được. Đây là những ý kiến, đề xuất riêng của tác giả, cũng có thể có những ý kiến, biện pháp khác, tác giả sẽ tham khảo thêm trong quá trình triển khai và ứng dụng tại Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ trong thời gian tới.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ những cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự học của sinh viên ở chương 1, kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ ở chương 2, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên nhằm phù hợp phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ.

Khi đề xuất 5 biện pháp trên, tác giả đã tuân thủ theo các nguyên tắc: đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo tính thực tiễn và đảm bảo tính hiệu quả. Mỗi biện pháp được trình bày cụ thể về mục đích, nội dung, cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện biện pháp.

Mỗi biện pháp có ưu điểm và thế mạnh riêng, các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, tác động qua lại lẫn nhau, thực hiện biện pháp này là tiền đề để thực hiện biện pháp khác. Chính vì vậy, khi thực hiện cần tiến hành đồng đều, có sự phối hợp giữa các biện pháp nhằm phát huy hiệu quả của chúng.

Kết quả trưng cầu ý kiến của các cán bộ quản lý, giảng viên có kinh nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy các biện pháp nêu ra đều rất cần thiết và tương đối khả thi. Tuy nhiên, có những biện pháp đề xuất là rất cần thiết xong do yếu tố, điều kiện khách quan nên tính khả thi chưa cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ là rất cần thiết và cấp bách trong bối cảnh Nhà trường mới triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ. Với nhận thức đó đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất những biện pháp có tính khả thi trong cơng tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ.

Về lý luận: Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về dạy học

theo học chế tín chỉ. Đồng thời luận văn cũng tập trung nghiên cứu những nội dung quản lý hoạt động tự học theo học chế tín chỉ. Điều này đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng việc quản lý hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ, từ đó đề ra một số biện pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ.

Về thực trạng: Luận văn đã đánh giá khá đầy đủ về thực trạng quản lý hoạt

động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ. Luận văn đã khảo sát và thu thập ý kiến đánh giá về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động tự học theo học chế tín chỉ. Kết quả khảo sát cho thấy: về cơ bản giảng viên đã nhận thức được vai trị của hình thức đào tạo mới, nhưng ở một số giảng viên chưa đổi mới được phương pháp dạy học phù hợp; nhận thức của sinh viên về hoạt động tự học chưa cao; cán bộ quản lý đã áp dụng những biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học của giảng viên và hoạt động tự học của sinh viên nhưng bên cạnh đó cịn có những biện pháp chưa thật hiệu quả. Chính vì vậy tác giả xin đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động tự học như sau:

Biện pháp 1: Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên, thúc đẩy giảng viên thay đổi phương pháp giảng dạy giúp sinh viên tự học.

Biện pháp 2: Thay đổi nhận thức, xây dựng động cơ và thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên đối với hoạt động tự học.

Biện pháp 3: Đổi mới việc kiểm tra – đánh giá nhằm thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên.

Biện pháp 4: Tiếp tục xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ CVHT có chất lượng hướng dẫn sinh viên tự học có hiệu quả.

Biện pháp 5: Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với đào tạo theo học chế tín chỉ tạo điều kiện cho sinh viên tự học.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ

- Cần quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục nhằm thay đổi nhận thức, xây dựng động cơ và thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên đối với hoạt động học tập nói chung và hoạt động tự học nói riêng.

- Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên đồng thời xây dựng đội ngũ CVHT có chất lượng để hướng dẫn sinh viên tự học có hiệu quả.

- Cần tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ sau một thời gian áp dụng để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm giúp cho cơng tác quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ hồn thiện hơn.

2.2. Đối với giảng viên, CVHT

- Thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học giúp cho người học phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập để hoạt động tự học đạt kết quả tốt nhất.

- Đội ngũ CVHT tự trang bị cho mình những kiến thức về cơng việc mình đảm nhiệm thơng qua những văn bản, quy định của Nhà trường cũng như của Bộ Giáo

2.3. Đối với sinh viên Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ

- Nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động tự học đối với bản thân.

- Nghiên cứu kỹ đề cương và lên kế hoạch học tập cho bản thân một cách khoa học và phù hợp.

- Tham gia nhiệt tình các buổi hội thảo, tọa đàm về đổi mới phương pháp học tập, hoạt động tự học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung Ƣơng(2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp

hành Trung Ương“Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận

tốt nghiệp đại học và cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 04/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/02/1999.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế Học sinh sinh viên các trường Đại học, Cao

đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/8/2007

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo

hệ thống tín chỉ ban hành theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/8/2007

5. Các Mác và Ph. Ăng Ghen tồn tập(1993), tập 23. Nxb. Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

6. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc(2014), Đại cương Khoa học Quản lý.

Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Dạy và học tích cực – Một số phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học(2010). Nxb.

Đại học Sư phạm, Hà Nội.

8. Nghiêm Xuân Đức(2008), Phương pháp dạy học trong các trường Cao đẳng và

Trung cấp y tế. Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

9. Trần Kiểm(2007), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục. Nxb. Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

11. Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức(2006), Lý luận dạy học đại học, Nxb. Đại học

Sư phạm, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Lan Hƣơng(2009), Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Khoa

Ngơn ngữ và Văn hóa Nga Trường Đại học Ngoại ngữ - Đai học Quốc Gia Hà Nội đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ

13. James H. McMillan(2001), Đánh giá lớp học – Những nguyên tắc và thực tiễn

để giảng dạy hiệu quả, Boston.

14. Hồ Chí Minh(1971), Bàn về giáo dục. Nxb. Sự thật, Hà Nội.

15. Hồ Chí Minh tồn tập(2011), Tập 5. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Mỹ Lộc(2015), Quản lý Giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực

tiễn. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Luật giáo dục(2010). Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.

18. Vũ Thị Lý(2014), Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo

học chế tín chỉ tại Trường Đại học Hịa Bình

19. Vũ Văn Tảo(2013), “Vai trị của tự học trong mơ hình giáo dục thế kỷ 21: Học

suốt đời”, Tạp chí Dạy và học ngày nay (5), tr.58-60.

20. Lâm Quang Thiệp(2006), “Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở

Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo: Xây dựng trương trình đào tạo theo tín chỉ có sử dụng

Internet. Viện Nghiên cứu Giáo dục, Hà Nội.

21. Lâm Quang Thiệp (2010), “Về phương pháp dạy, học và đánh giá kết quả học

tập trong hệ thống tín chỉ”, Kỷ yếu hội thảo khoa học tồn quốc: Đổi mới phương

pháp giảng dạy đại học theo tín chỉ, Chun san của Tạp chí Đại học Sài Gịn.

22. Nguyễn Cảnh Toàn (1999), Luận bàn về kinh nghiệm tự học. Nxb. Giáo dục,

Hà Nội.

23. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Tuyển tập tác phẩm tự học – Tự giáo dục – Tự

25. Nguyễn Cảnh Toàn - Nguyễn Kỳ - Nguyễn Khánh Bằng – Vũ Văn Tảo(2004), Học và dạy cách học, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

26. Nguyễn Cảnh Toàn(2015), “Tự học”, Tạp chí Dạy và học ngày nay (8), tr.57-

58.

27. Từ điển Giáo dục học(2001). Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

28. Hoàng Văn Vân, “Phương thức đào tạo theo tín chỉ: lịch sử, bản chất, và

những hàm ý cho phương pháp giảng dạy - học ở bậc đại học”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

29. J. Vial(1993), Lịch sử và thời sự về các phương pháp sư phạm.

30. Phạm Viết Vƣợng (2000), Giáo dục học. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà

Nội.

Phụ lục 1

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

(Dành cho sinh viên)

Một số thông tin cá nhân:

Khoa: Lớp:

Để có được những căn cứ xác thực cho việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ, rất mong bạn vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về các vấn đề sau (đánh dấu x vào ô tương ứng):

TT Thực trạng thực hiện đề cương môn học Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu 1 Đề cương được giới thiệu và phát cho sinh viên trước khi môn

học bắt đầu

2 Giảng viên triển khai nội dung dạy học bám sát đề cương

3 Giảng viên thường xuyên đánh giá và nhận xét quá trình học tập của sinh viên

4 Áp dụng đề cương môn học trong việc dạy học, kiểm tra – đánh giá

5 Hướng dẫn sinh viên tự học theo số tiết được cụ thể trong đề cương môn học

6 Thực hiện giảng dạy đúng lịch trình giảng dạy và đúng đề cương môn học

TT Thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu 1 Giảng viên và sinh viên được thông báo kế hoạch giảng dạy cả

2 Thời khóa biểu được sắp xếp hợp lý và khoa học

3 Giangr viên nhận được danh sách sinh viên (Đã đăng ký trên phần mềm đào tạo) để điểm danh

4 Giảng viên thực hiện đúng và đủ giờ lên lớp như được phân cơng

5 Mức độ truyền tải nội dung chính của bài học

6 Giảng viên khuyến kích sinhviên chủ động, sáng tạo và tích cực học tập

7 Giảng viên động viên, khích lệ đặt câu hỏi thảo luận, nêu vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ phù hợp phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)