2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tự học tại Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả tự học của sinhviên
Trong đào tạo, kiểm tra – đánh giá là công cụ hữu hiệu để nắm bắt được việc học tập của người học và xác định mức độ, kết quả tích lũy kiến thức của người học trong quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên sẽ thúc đẩy, hỗ trợ việc học và tự học. Khảo sát vấn đề này tác giả thu được kết quả như sau:
Bảng 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả tự học của sinh viên
Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá
Mức độ thực hiện
Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
Quản lý việc ra đề thi kết thúc học phần 19 63.3 11 36.7 0 0 0 0
Tổ chức thanh tra, giám sát thi, kiểm tra 18 60 10 33.3 2 6.7 0 0
Quản lý việc chấm bài kiểm tra và thi kết thúc học phần
8 26.7 11 36.7 7 23.3 4 13.3
Quản lý việc lên điểm, xét tốt nghiệp 21 70 9 30 0 0 0 0
Quản lý việc thực hiện tiêu chí đánh giá của các hình thức kiểm tra – đánh giá như trong đề cương
Kiểm tra – đánh giá với vai trò là xác định hiệu quả của hoạt động dạy và học để từ đó cán bộ quản lý có sự điều chỉnh trong quản lý đối với hoạt động này nhằm mục đích đạt hiệu quả cao hơn. Qua bảng 2.4, các nội dung: Quản lý việc ra đề thi kết thúc học phần; Quản lý việc lên điểm, xét tốt nghiệp được các nhà quản lý đánh giá rất cao với tỉ lệ tốt lần lượt đạt 63.3% và 70%, đạt khá 36.7% và 30%.
Công tác tổ chức thanh tra, giám sát thi, kiểm tra cũng được nhà trường thực hiện khá nghiêm túc và chặt chẽ thể hiện ở kết quả khảo sát với tỉ lệ tốt là 60%, khá đạt 33.3% và trung bình đạt 6.7%.
Ngồi việc quản lý khâu ra đề thi thì quản lý việc chấm thi cũng rất quan trọng, chấm thi trong đào tạo theo học chế tín chỉ khác so với chấm thi trong đào tạo theo niên chế. Điểm thi được đánh giá qua nhiều bài kiểm tra, bài thi và điểm chuyên cần, các bài kiểm tra chấm điểm lẻ 0.5. Trên thực tế thì một số giảng viên vẫn chưa quen với hình thức kiểm tra – đánh giá theo hình thức đào tạo mới. Cho nên, ở nội dung này được đánh giá rất thấp với tỉ lệ tốt chỉ đạt 26.7%, khá đạt 36.7%, trung bình đạt 23.3% và yếu đạt 13.3%.
Để thúc đẩy sự nỗ lực tích lũy thường xuyên của sinh viên, giảng viên phải đánh giá q trình theo các tiêu chí được thể hiện trong đề cương mơn học. Song nội dung này chưa được cán bộ quản lý đánh giá cao thể hiện qua kết quả khảo sát với tỉ lệ tốt đạt 16.7%, khá 40%, trung bình là 26.7% và yếu là 16.7%.
Từ thực trạng trên, nhà trường cần phải quan tâm sát sao hơn nữa công tác kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Nếu quản lý tốt hoạt động này sẽ giúp nhà quản lý đánh giá đúng hiệu quả của hoạt động dạy học từ đó đưa ra được những kế hoạch, chiến lược nhằm phát triển đào tạo một cách bền vững.
2.4.4. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ hoạt động dạy học
Trong đào tạo theo học chế tín chỉ thì nội dung và phương pháp dạy học cần phải thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo. Khi nội dung
và phương pháp dạy học thay đổi thì cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học cũng phải trang bị cho phù hợp. Và việc quản lý chúng như thế nào để đảm bảo phục vụ tốt nhất cho hoạt động dạy – học của giảng viên và sinh viên cũng là vấn đề cần quan tâm của cán bộ quản lý. Bảng khảo sát dưới đây sẽ thể hiện thực trạng quản lý cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học của Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ:
Bảng 2.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ hoạt động dạy học hỗ trợ hoạt động dạy học
Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học
Mức độ thực hiện
Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
Xây dựng kế hoạch mua sắm và sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học
13 43.3 12 40 3 10 2 6.7
Đề ra nội quy, quy định về sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học
18 60 9 30 3 10 0 0
Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại
10 33.3 11 36.7 7 23.3 2 6.7
Thường xuyên kiểm tra – đánh giá giảng viên sử dụng hiệu quả phương tiện kỹ thuật dạy học
9 30 10 33.3 9 30 2 6.7
Theo kết quả từ bảng trên ta thấy, các khách thể đánh giá hoạt động quản lý cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học chưa cao. Thể hiện ở hai nội dung: Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại; Thường xuyên kiểm tra – đánh giá giảng viên sử dụng hiệu quả phương tiện kỹ thuật dạy học. Trên thực tế, một số sinh viên là dân tộc thiểu số ở vùng cao chưa có kỹ năng sử dụng các công nghệ hiện đại để khai thác nguồn thông tin và những tiện ích của mạng internet, vì vậy mà các em cần có thời gian rèn luyện kỹ năng để theo kịp được với
phương tiện kỹ thuật dạy học cũng là một việc làm cần thiết nhưng lại được đánh giá thấp nhất trong các nội dung.
Đề ra nội quy, quy định về sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học là một việc làm hết sức quan trọng, nó như một hành lang pháp lý để giảng viên, sinh viên thực hiện. Đây là nội dung được đánh giá cao nhất với tỉ lệ tốt đạt 60%, khá đạt 30% và trung bình là 10%.
Xây dựng kế hoạch mua sắm và sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học cũng là nội dung được đánh giá khá cao. Để chuần bị cho việc chuyển đổi hình thức đào tạo sang học chế tín chỉ, nhà trường đã đầu tư phương tiện kỹ thuật cần thiết để giảng viên và sinh viên được tiếp cận với các phương tiện dạy học hiện đại.
Nhìn chung, nhà trường đã xác định được vai trò của cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học nên đã đầu tư tài chính mua sắm trang thiết bị và xây dựng nên nội quy sử dụng tương đối tốt. Để khai thác tối đa giá trị sử dụng của cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học này thì nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề bồi dưỡng kỹ năng sử dụng chúng và tiến hành kiểm tra – đánh giá thường xuyên việc giảng viên có sử dụng hiệu quả phương tiện kỹ thuật dạy học hay không.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trƣờng Cao đẳng Dƣợc Phú Thọ theo học chế tín chỉ