Yếu tố Giả
thuyết Phát biểu Kết luận
Thái độ H1
Thái độ với thẻ ghi nợ nội địa của Agribank ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của người dân nông thôn tại Agribank Quảng Ngãi
Bác bỏ
Chuẩn chủ
quan H2
Chuẩn chủ quan ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của Agribank Chấp nhận Cảm nhận sử thích thú H3 Cảm nhận sử thích thú có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định của người dân sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ của Agribank
Chấp nhận
Nhận thức về thương hiệu
H4
Nhận thức về thương hiệu ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của Agribank
60 Nhận thức
về chi phí chuyển đổi
H5
Nhận thức về chi phí chuyển đổi của người dân sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ của Agribank ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ của Agribank
Chấp nhận
Nguồn: Phân tích tổng hợp của tác giả Như vậy, sau khi phân tích hồi quy kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu, thông qua các tiêu chuẩn ước lượng trong thống kê xây dựng được thang đo phù hợp với mơ hình lý thuyết chính thức như sau.
Hình 4.4 Mơ hình nghiên cứu chính thức
Nguồn: Mơ hình nghiên cứu của tác giả 4.2.4 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
Yếu tố thứ nhất “Nhận thức về chi phí chuyển đổi” tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của Agribank Quảng Ngãi. Thực tế, trong những năm qua Ngân hàng Agribank Quảng Ngãi đã đưa ra nhiều chính sách thu hút khách hàng mở thẻ ghi nợ nội địa như mở thẻ miễn phí và nhiều ưu đãi trong thanh tốn
Nhận thức về chi phí chuyển đổi Cảm nhận sự thích thú Nhận thức về thương hiệu Ý định sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ
nội địa của người dân nông thôn. Chuẩn chủ quan
β5 = 0,289
β2 = 0,288
β4 = 0,254
61
bằng thẻ giảm phí duy trì thẻ, phí rút tiền ATM, phí chuyển tiền online. Bên cạnh đó cũng có nhiều ưu đãi khác cho khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ, khách hàng được miễn phí nạp, rút, chuyển tiền cùng hệ thống, miễn phí dịch vụ thanh tốn hóa đơn điện nước, truyền hình, internet, đóng học phí…điều này đã làm tăng ý định sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để phục vụ thanh toán của khách hàng. Do đó, đây là cơ sở để lãnh đạo Ngân hàng Agribank Quảng Ngãi cần nâng cao ý định ý định sử dụng thẻ ghi nợ nội địa của khách hàng đối với yếu tố này.
Yếu tố tác động mạnh thứ hai đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của Agribank Quảng Ngãi là “Chuẩn chủ quan”. Người dân nơng thơn có thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán, việc sử dụng thẻ cịn nhiều hạn chế, vì vậy họ thường tham khảo ý kiến của những người xung quanh họ như bạn bè, gia đình, hội đồn thể tại địa phương…về những thuận lợi, khó khăn trong việc dùng thẻ ghi nợ. Nếu có nhiều phàn nàn từ những người đã sử dụng thẻ ghi nợ thì chắc chắn sẽ tác động khơng nhở đến ý định sử dụng thẻ ghi nợ nội địa của khách hàng nơng thơn. Vì vậy, lãnh đạo Ngân hàng Agribank Quảng Ngãi cũng cần nâng cao yếu tố này. Yếu tố “Nhận thức về thương hiệu” có tầm ảnh hưởng thứ ba đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của Agribank Quảng Ngãi. Điều này có nghĩa là ngân hàng Agribank Quảng Ngãi cần phải ln tạo dựng những hình ảnh thương hiệu ấn tượng, uy tín, danh tiếng tốt với khách hàng, mang đến những sản phẩm dịch vụ chất lượng thì ý định sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa sẽ đươc nâng cao.
Yếu tố tác động mạnh thứ tư đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của Agribank Quảng Ngãi là “Cảm nhận sự thích thú”. Điều này cho thấy, ngân hàng luôn phải cải tiến Công nghệ mới, đơn giản các thao tác, tạo cảm giác cho khách hàng sử dụng các giao dịch dễ dàng và thuận lợi thì ý định sử dụng thẻ ghi nợ nội địa của khách hàng sẽ được nâng cao.
62
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trong chương 4, tác giả giới thiệu khái quát về ngân hàng Agribank Quảng Ngãi, phân tích thực trạng hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua. Tiếp theo, kết quả nghiên cứu được trình bày dưới dạng mô tả thống kê, kiểm định các thang đo thông qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Cuối cùng là trình bày kết quả hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu với các giả thuyết đã đưa ra. Kết quả phân tích mơ hình hồi quy cho thấy, có 4 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ ghi nợ nội địa của khách hàng nông thôn theo mức độ giảm dần đó là: Nhận thức về chi phí chuyển đổi, Chuẩn chủ quan, Nhận thức về thương hiệu, Cảm nhận sự thích thú. Như vậy các giả thuyết H2, H3, H4, H5 đều được chấp nhận ở độ tin cậy 95%. Giả thuyết H1 không đạt độ tin cậy bị bác bỏ.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận ở chương 4 là cơ sở để kết luận và đưa ra hàm ý quản trị ở chương tiếp theo.
63
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.1 Kết luận
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ ghi nợ nội địa của người dân nông thôn tại Ngân hàng Agribank Quảng Ngãi. Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, khái quát hóa cơ sở lý luận, lược khảo kế thừa mơ hình thang đo của các nghiên cứu trước đây ở trong nước và ngoài nước. Tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập là: (1) Thái độ với thẻ ghi nợ nội địa; (2) Chuẩn chủ quan; (3) Cảm nhận sử thích thú; (4) Nhận thức về thương hiệu; (5) Nhận thức về chi phí chuyển đổi và 1 biến phụ thuộc là ý định sử dụng thẻ ghi nợ nội địa của người dân nơng thơn.
Để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng trong mơ hình lý thuyết đã đề xuất, tác giả đã tiến hành khảo sát 185 khách hàng (cỡ mẫu n = 185) và phương pháp lấy mẫu thuận tiện khảo sát khách hàng đến giao dịch tại các chi nhánh ngân hàng Agribank Quảng Ngãi. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20 và được kiểm định với mức ý nghĩa 5%. Mơ hình nghiên cứu được kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo đủ độ tin cậy đảm bảo thực hiện cho các bước phân tích tiếp theo. Kết quả phân tích phân tích nhân tố (EFA), đã trích ra được 5 yếu tố mới tác động đến ý định sử dụng thẻ ghi nợ nội địa của người dân nông thôn bao gồm: (1) Thái độ với thẻ ghi nợ nội địa; (2) Chuẩn chủ quan; (3) Cảm nhận sử thích thú; (4) Nhận thức về thương hiệu; (5) Nhận thức về chi phí chuyển đổi phù hợp với mơ hình đề xuất.
Kết quả tra hệ tương quan giữa các biến độc lập với nhau và giữa chúng với biến phụ thuộc bằng phương pháp hệ số tương quan Pearson chứng minh được biến phụ thuộc quyết định đến sự hài lòng của khách hàng và các biến độc lập có mối tương quan với nhau và phân tích hồi quy là phù hợp.
64
Kết quả phân tích mơ hình hồi quy cho thấy ý định sử dụng thẻ ghi nợ nội địa của người dân nông thôn tại ngân hàng Agribank chịu tác động bởi 4 yếu tố lần lược xếp theo thứ tự giảm dần thứ nhất là “Nhận thức về chi phí chuyển đổi” (β5 = 0,289); xếp thứ hai là yếu tố “Chuẩn chủ quan” (β2 = 0,288); tiếp theo là yếu tố “Nhận thức thương hiệu” (β4 = 0,254) và cuối cùng là “Cảm nhận sự thích thú” (β3 = 0,155), riêng yếu tố “Thái độ với thẻ ghi nợ nội địa” có kết quả ước lượng hồi quy với giá trị Sig. = 0,069 > 0,05 không đạt độ tin cậy, do đó biến “Thái độ với thẻ ghi nợ nội địa” không thể chấp nhận. Mơ hình nghiên cứu giải thích được 54,5% biến thiên của mức độ ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ ghi nợ nội địa tại ngân hàng Agribank Quảng Ngãi, còn lại 45,5% do tác động của các yếu tố khác chưa được nghiên cứu trong mơ hình này.
Như vậy, trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng, kiểm định mơ hình lý thuyết đã xác định đuợc các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ ghi nợ nội địa tại ngân hàng Agribank Quảng Ngãi, kết hợp với nguyên nhân hạn chế từ thực trạng tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị sau:
5.2 Đề xuất hàm ý quản trị
5.2.1 Hàm ý quản trị về nhận thức chi phí chuyển đổi
Trong kết quả nghiên cứu thì Nhận thức chi phí chuyển đổi có hệ số beta chuẩn hóa cao nhất là β=0,289, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao Nhận thức chi phí chuyển đổi.
65