Tổng quan về Agribank tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của người dân nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng ngãi (Trang 53)

4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi được thành lập ngày 01/7/1989 trên cơ sở chia tách từ Agribank Chi nhánh Nghĩa Bình đến ngày 15/10/1996 đổi tên thành Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ngãi.

Hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chi nhánh có chức năng hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Agribank Việt Nam; tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Agribank Việt Nam; thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam giao.

Mạng lưới hoạt động đã trải rộng đến hầu hết các địa bàn trong tỉnh Quảng Ngãi, từ địa bàn thành phố đến tận vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo. gồm hội sở chính, 14 chi nhánh loại 2, 10 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại 2, Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi trở thành NHTM có mạng lưới rộng nhất so với các NHTM khác trên địa bàn, có khả năng phục vụ tốt cho nhiều đối tượng khách hàng, nhất là cung cấp các SPDV ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Số lượng thống kê đến cuối năm 2020, lực lượng lao động của chi nhánh đã tăng lên 350 CBVC, đội ngũ nhân sự tại chi nhánh không những luôn được nâng cao về chất lượng mà đảm bảo số lượng nhân lực qua từng năm, từ đó nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu mở rộng mạng lưới và phát triển hoạt động kinh doanh tại đơn vị.

40

4.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi

Bộ máy quản lý của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi được bố trí linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn kinh doanh tại địa phương trong từng thời kỳ đã giúp cho ban giám đốc điều hành tốt hoạt động kinh doanh tại đơn vị.

- Ban giám đốc: Gồm 01 giám đốc và 03 phó giám đốc. Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất; Phó giám đốc là người được giám đốc uỷ quyền và hoàn thành nhiệm vụ mà giám đốc giao phó.

- Phịng Tổng hợp: Sắp xếp hội nghị, tiếp khách, văn thư và báo chí; thực hiện cơng tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đề xuất định mức lao động, khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh trực thuộc...

- Phòng Khách hàng Doanh nghiệp: Cho vay pháp nhân, thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền; thực hiện thẩm định đối với các hồ sơ vượt quyền phán quyết về cho vay pháp nhân do chi nhánh loại 2 trình, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh tốn quốc tế...

- Phịng Hộ sản xuất và cá nhân: Cho vay cá nhân, thực hiện thẩm định đối với các hồ sơ vượt quyền phán quyết về cho vay cá nhân do chi nhánh loại 2 trình,

- Phịng Kế hoạch tổng hợp: Huy động vốn, xây dựng kế hoạch kinh doanh theo định hướng của Agribank.

- Phịng Kiểm tra kiểm sốt nội bộ: Giám sát, kiểm tra, kiểm tốn tồn bộ hoạt động nghiệp vụ trong nội bộ ngân hàng.

- Phịng Kế tốn và Ngân quỹ: Thực hiện tất cả các giao dịch phát sinh (tiền gửi, cho vay, bảo lãnh, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ mặt, thu phí dịch vụ, thẻ, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, thực hiện quy trình nhập, xuất và quản lý tài sản đảm bảo trong kho….), hạch toán thống kê các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh, quản lý mạng lưới tin học của toàn chi nhánh.

41

- Phòng Dịch vụ và Marketing: thực hiện các nghiệp vụ thẻ, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, chính sách khách hàng và tiếp thị thơng tin tun truyền, ATM, đại lý chứng khoán…

- Chi nhánh loại 2: Huy động vốn; cho vay; cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối được Tổng giám đốc Agribank cho phép; thực hiện kiểm tra kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định.

4.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020

Năm 2020, thời gian giãn cách xã hội do 02 đợt dịch bệnh Covid-19 kéo dài; đã làm cho hoạt động của toàn bộ nền kinh tế bị ảnh hưởng trầm trọng; tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, của doanh nghiệp và mọi mặt trong đời sống xã hội.

Tiếp đến, trong những tháng cuối năm 2020 tình hình mưa, bão, lũ, lụt lại diễn ra trên diện rộng trong tồn tỉnh; từ đó mọi hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Tỉnh Quảng Ngãi bị ảnh hưởng; nguồn vốn huy động tuy đạt nhưng giảm so năm 2019, vốn tín dụng ứ đọng, tăng trưởng thấp, khơng đầu tư được; nợ chuyển nhóm tăng dẫn đến tỉ lệ nợ xấu cao; bên cạnh đó các mặt hoạt động kinh doanh khác như thu nợ sau xử lý, thu dịch vụ,… có kết quả đạt với mức tăng trưởng cịn hạn chế. Tuy nhiên với sự điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm được chính xác, kịp thời; bên cạnh đó dưới sự chỉ đạo quyết liệt của BGĐ Agribank Chi nhánh tỉnh cũng như sự đôn đốc sâu sát, cụ thể của BGĐ các chi nhánh trực thuộc, cộng với tinh thần nổ lục, cố gắng, phấn đấu của cán bộ, người lao động trong toàn hệ thống Agribank Chi nhánh tỉnh đã góp phần cho Agribank Chi nhánh tỉnh đã hồn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh năm 2020.

42

Bảng 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

STT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 So với năm 2019

+/- % 1 Nguồn vốn 12.551 14.425 1.873 14,9% 2 Dư nợ 10.889 11.615 726 6,7% Trong đó: Tỷ lệ Nợ xấu/TDN 0,94% 1,13% 0,19% 20,21% 3 Thu dịch vụ 40,7 47,6 6,8 16,8% 4 Kết quả tài chính 285 306 21 7,4%

Nguồn: Ngân hàng Agribank Quảng Ngãi Trong đó thu dịch vụ theo nhóm nhóm sản phẩm:

Bảng 4.2 Kết quả thu dịch vụ năm 2020

Đơn vị tính: Triệu VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 So với năm 2019 +/- %

1 Thu phí dịch vụ thanh tốn trong nước 17.826 16.153 -1.673 -10% 2 Doanh thu phí dịch vụ thanh tốn quốc tế 144 67 -77 -115%

3 Thu phí dịch vụ Kiều hối 239 206 -33 -16%

4 Thu phí dịch vụ thẻ 3.775 4.675 899 19%

5 Thu phí dịch vụ E-Banking 4.495 7.036 2.541 36% 6 Thu phí dịch vụ Ủy thác đại lý -

Bancassurance 6.235 6.248 13 0%

7 Thu phí dịch vụ Ngân quỹ 1.369 1.278 -91 -7% 8 Thu phí dịch vụ khác 6.120 11.499 5.379 47% 9 Thu ròng kinh doanh ngoại hối 512 399 -112 -28%

Tổng doanh thu phí dịch vụ 40.715 47.560 6.846 14%

43 4.2 Kết quả nghiên cứu

4.2.1 Kết quả thống kê mô tả đặc điểm mẫu khảo sát

Tác giả thu thập dữ liệu theo phương pháp thuận tiện, với 200 phiếu điều tra khảo sát được phát ra, thu thập từ 01/3/2021 đến 31/3/2021 tại các chi nhánh cấp huyện của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả thu về 194 phiếu đạt tỷ lệ trả lời 97%. Sau khi loại bỏ các phiếu khơng hợp lệ cịn lại 185 phiếu hợp lệ đạt 95,4% được đưa vào phân tích.

4.2.1.1 Thống kê mẫu theo giới tính

Bảng 4.3 Thống kê mẫu theo giới tính

Giới tính Số lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ % tích lũy

Nam 103 55,7% 55,7%

Nữ 82 44,3% 100%

Tổng cộng 185 100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát, 2021 Theo kết quả thống kê tại bảng 4.3 cho thấy trong 185 người được khảo sát có 103 người nam, chiếm tỷ lệ 55,7% và 82 người là nữ, chiếm tỷ lệ 44,3%. Tỷ lệ nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ giới cho thấy nam giới ở nơng thơn có xu hướng chọn sử dụng thẻ nội thẻ trong thanh toán.

4.2.1.2 Thống kê mẫu theo độ tuổi

Bảng 4.4 Thống kê mẫu theo độ tuổi

Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ % tích lũy

Dưới 22 tuổi 4 2,2% 2,2%

Trên 22 - 35 tuổi 108 58,4% 60,5%

Trên 35 - 55 tuổi 58 31,4% 91,9%

Trên 55 tuổi 15 8,1% 100%

Tổng cộng 185 100%

44

Kết quả thống kê ở bảng 4.4 cho thấy có 108 người là nhóm tuổi từ 22 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 58,4% đây là độ tuổi khách hàng có khả năng sử dụng thẻ địa cao trong giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ. Nhóm tuổi trên 35 đến 55 tuổi chiếm tỷ lệ cao thứ hai là 31,4% đây cũng là nhóm tuổi thích sử dụng thẻ trong thanh toán nhiều hơn là dùng tiền mặt. Tiếp theo là nhóm tuổi trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ 8,1% và cuối cùng là nhóm dưới 22 tuổi chiếm tỷ lệ 2,2%.

4.2.1.3 Thống kê mẫu theo nghề nghiệp

Bảng 4.5 Thống kê mẫu theo nghề nghiệp

Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ % tích lũy

Nơng dân 43 23,2% 49,2% Tự kinh doanh 91 49,2% 72,4% Cán bộ, nhân viên 45 24,3% 96,8% Nội trợ 4 2,2% 98,9% Nghề nghiệp khác 2 1,1% 100% Tổng cộng 185 100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát, 2021 Theo bảng 4.5 kết quả phân tích thống kê theo nghề nghiệp cho thấy, nghề kinh doanh tự do chiếm 49,2%, kế đến lần lượt là cán bộ, nhân viên chiếm 24,3%, nông dân chiếm 23,2%, nội trợ chiếm 2,2% và cuối cùng là nghề nghiệp khác chiếm 1,1%. Kết quả này cũng cho thấy những người làm kinh doanh tự do có nhu cầu dùng thẻ nội địa để phục vụ thanh toán trong kinh doanh là rất cao.

4.2.1.4 Thống kế mẫu theo thu nhập

Kết quả phân tích ở bảng 4.6 cho thấy, thu nhập từ 5 – 10 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,3%, tiếp theo lần lượt là thu nhập trên 10 triệu chiếm tỷ lệ 27,6%, thu nhập từ 3 – 5 triệu chiếm 22,7% và thu nhập dưới 3 triệu đồng chiếm tỷ lệ thấp nhất 12,4%.

45

Bảng 4.6 Thống kê mẫu theo thu nhập

Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ % tích lũy

Dưới 3 triệu 23 12,4% 12,4%

Từ 3 - 5 triệu 42 22,7% 35,1%

Trên 5 - 10 triệu 69 37,3% 72,4%

Trên 10 triệu 51 27,6% 100%

Tổng cộng 185 100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát, 2021 4.2.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo

Phương pháp kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế biến rác trong mơ hình nghiên cứu. Q trình này có thể giúp tránh được các biến rác vì các biến rác này có thể tạo nên nhân tố giả khi phân tích nhân tố khám phá EFA.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo là bước quan trọng nhằm khẳng định độ tin cậy của công cụ đo lường đồng thời khẳng định độ tin cậy của thông tin thu thập được. Kiểm định thang đo chính thức được tiến hành phân tích dữ liệu qua hệ số Cronbach’s Alpha của 6 nhân tố bao gồm cả yếu tố độc lập và yếu tố phụ thuộc. Kết quả phân tích như sau:

Bảng 4.7 Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Thang đo Thái độ: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,883

TD1 10,68 7,381 0,692 0,871

TD2 10,82 6,886 0,765 0,843

TD3 10,76 7,084 0,771 0,840

46

Thang đo Chuẩn chủ quan: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,897

CQ1 10,67 6,744 0,761 0,870

CQ2 10,63 6,864 0,752 0,873

CQ3 10,71 7,206 0,752 0,874

CQ4 10,57 6,345 0,821 0,847

Thang đo Cảm nhận sự thích thú: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,884

CN1 14,43 8,083 0,747 0,853

CN2 14,52 8,240 0,716 0,860

CN3 14,45 8,467 0,685 0,867

CN4 14,48 8,240 0,767 0,849

CN5 14,44 8,519 0,690 0,866

Thang đo Nhận thức về thương hiệu: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,890

TH1 11,50 4,849 0,716 0,876

TH2 11,62 4,508 0,829 0,830

TH3 11,50 4,958 0,791 0,847

TH4 11,57 5,366 0,707 0,877

Thang đo Nhận thức về phí chuyển đổi: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,863

CP1 11,16 5,655 0,737 0,815

CP2 11,23 5,603 0,702 0,829

CP3 11,19 5,081 0,737 0,817

CP4 11,12 6,066 0,680 0,839

Thang đo Ý định sử dụng thẻ ghi nợ nội địa: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,923

YD1 7,36 3,558 0,839 0,894

YD2 7,46 3,739 0,860 0,876

YD3 7,42 3,820 0,833 0,897

Nguồn: Số liệu phân tích từ phần mềm SPSS Theo kết quả ở bảng 4.7 kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha của các thang đo trên ta có nhận xét như sau:

47

- Thang đo “Thái độ” (TD) có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,883 > 0,6 và hệ số tương quan biến – tổng (item-total correlation) của 4 biến thành phần đều lớn hơn 0,3 nên thang đo này đều đạt yêu cầu có thể sử dụng cho các bước phân tích tiếp theo. - Thang đo “Chuẩn chủ quan” (CQ) có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,897 > 0,6 và hệ số tương quan biến – tổng (item-total correlation) của 4 biến thành phần đều lớn hơn 0,3 nên thang đo này đều đạt yêu cầu có thể sử dụng cho các bước phân tích tiếp theo.

- Thang đo “Cảm nhận sự thích thú” (CN) có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,884 > 0,6 và hệ số tương quan biến – tổng (item-total correlation) của 5 biến thành phần đều lớn hơn 0,3 nên thang đo này đều đạt yêu cầu có thể sử dụng cho các bước phân tích tiếp theo.

- Thang đo “Nhận thức thương hiệu” (TH) có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,890 > 0,6 và hệ số tương quan biến – tổng (item-total correlation) của 4 biến thành phần đều lớn hơn 0,3 nên thang đo này đều đạt yêu cầu có thể sử dụng cho các bước phân tích tiếp theo.

- Thang đo “Nhận thức chi phí chuyển đổi” (CP) có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,863 > 0,6 và hệ số tương quan biến – tổng (item-total correlation) của 4 biến thành phần đều lớn hơn 0,3 nên thang đo này đều đạt yêu cầu có thể sử dụng cho các bước phân tích tiếp theo.

- Thang đo “Ý định sử dụng thẻ ghi nợ nội địa” (YD) có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,923 > 0,6 và hệ số tương quan biến – tổng (item-total correlation) của 3 biến thành phần đều lớn hơn 0,3 nên thang đo ý định sử dụng thẻ ghi nợ nội địa của khách hàng đạt độ tin cậy và chấp nhận cho nghiên cứu.

Như vậy, tất cả các thang đo đều có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đều lớn hơn (>0,6). Tất cả các biến quan sát của 6 thang đo đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3 đo đó chúng đều được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA.

48 4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.2.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA các yếu tố ảnh hưởng

Các thang đo được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA bao gồm thang đo TD, CQ, CN, TH, CP. Khi phân tích nhân tố khám phá EFA được cho là phù hợp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Điểm dừng khi trích nhân tố có Eigenvalua ≥ 1 đối với tất cả các biến quan sát đo lường.

- Hệ số tải nhân tố Factor Loading > 0,5 - Trị số KMO trong khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1

- Kiểm định Bartlett’s Test có ý nghĩa thống kê Sig. < 0,05 * Kết quả kiểm định KMO

Bảng 4.8 Kiểm định KMO và Bartlet’s các yếu tố ảnh hưởng

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,863

Kiểm định Bartlet’s của thang đo

Giá trị Chi bình phương 2321,283

Df 210

Sig. ,000

Nguồn: Số liệu phân tích từ phần mềm SPSS Kết quả ở bảng 4.8 Kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích nhân tố khám phá

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của người dân nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng ngãi (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)