Xuất hàm ý quản trị

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của người dân nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng ngãi (Trang 78)

5.2.1 Hàm ý quản trị về nhận thức chi phí chuyển đổi

Trong kết quả nghiên cứu thì Nhận thức chi phí chuyển đổi có hệ số beta chuẩn hóa cao nhất là β=0,289, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao Nhận thức chi phí chuyển đổi.

65

Bảng 5.1 Giá trị trung bình thang đo Nhận thức chi phí chuyển đổi

Ký hiệu Mơ tả Trung bình

(Mean)

Độ lệch chuẩn

CP1 Chi phí phát hành thẻ ghi nợ nội địa Agribank

cho người dân nơng thơn là chi phí thấp nhất. 3,75 0,882 CP2 Các chi phí liên quan đến thẻ ghi nợ nội địa

Agribank của người dân nông thôn là thấp nhất 3,67 0,923 CP3 Người dân nông thôn được sử dụng dịch vụ thẻ

ghi nợ nội địa Agribank với nhiều ưu đãi nhất. 3,71 1,022 CP4 Lãi suất vay thấu chi qua thẻ ghi nợ nội địa

Agribank của người dân nông thôn là thấp 3,78 0,827

CP Nhận thức chi phí chuyển đổi 3,73 0,771

Nguồn: Số liệu phân tích từ phần mềm SPSS Agribank thực hiện chính sách ưu đãi đối với khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của Agribank và Đơn vị chấp nhận thẻ như sau:

- Đối với chủ thẻ:

+ Miễn phí phát hành thẻ lần đầu + Miễn phí quản lý tài khoản năm đầu; + Miễn phí thường niên năm thứ nhất. - Đối với đơn vị chấp nhận thẻ:

+ Miễn phí trang bị POS, lắp đặt đường truyền;

+ Miễn phí chiết khấu cho đơn vị chấp nhận thẻ ghi nợ nội địa tại địa bàn nông thôn;

66

Chủ động cung cấp danh sách, địa chỉ các Đơn vị chấp nhận thẻ trên địa bàn để thuận tiện cho khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa để thanh tốn hàng hóa, dịch vụ.

Xây dựng chính sách bán chéo sản phẩm, biểu phí cho riêng đối tượng khách hàng là nông dân sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của Agribank.

5.2.2 Hàm ý quản trị về Chuẩn chủ quan

Bảng 5.2 Giá trị trung bình thang đo Nhận thức chi phí chuyển đổi

Ký hiệu Mơ tả Trung bình

(Mean)

Độ lệch chuẩn

CQ1 Thẻ ghi nợ nội địa Agribank được người thân

trong gia đình khuyên dùng. 3,52 0,995

CQ2 Thẻ ghi nợ nội địa Agribank được nhiều

người dân tin dùng 3,56 0,977

CQ3 Thẻ ghi nợ nội địa Agribank được bạn bè

khuyên dùng. 3,48 0,903

CQ4

Thẻ ghi nợ nội địa Agribank được giao dịch viên giới thiệu khi tôi đến giao dịch tại quầy Agribank.

3,63 1,030

CQ Chuẩn chủ quan 3,55 0,8539

Nguồn: Số liệu phân tích từ phần mềm SPSS Trong kết quả nghiên cứu thì Chuẩn chủ quan có hệ số beta chuẩn hóa là β = 0,288. Theo bảng 5.1 giá trị trung bình của thang đo chuẩn chủ quan cho thấy mức độ đánh giá của khách hàng về CQ1 “Thẻ ghi nợ nội địa Agribank được người thân trong gia đình khun dùng” có giá trị trung bình 3,52 và CQ3 “Thẻ ghi nợ nội địa Agribank được bạn bè khun dùng” có giá trị trung bình 3,48 thấp hơn giá trị trung bình của cả nhân tố (CQ) là 4,55. Điều này chứng tỏ yếu tố tác động từ người thân và bạn bè

67

đến ý định sử dụng thẻ ghi nợ của khách hàng chưa thuyết phục. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao Chuẩn chủ quan như sau:

- Agribank triển khai đến các Chi nhánh trực thuộc phải tổ chức phổ biến, quán triệt cho cán bộ tại chi nhánh về chủ trương phát hành thẻ ghi nợ nội địa dành cho người dân nông thôn nhằm quảng bá đến khách hàng và người thân trong gia đình.

- Các Agribank chi nhánh trực thuộc phải chủ động và liên hệ làm việc với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cấp Hội tại địa phương về mục đích và ý nghĩa của việc sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của người dân nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi. - Thực hiện tuyên truyền rộng rãi để khách hàng biết và tham gia qua các kênh: Đài truyền thanh, truyền hình địa phương, Ban Tuyên giáo, Tổ vay vốn/Tổ liên kết, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Bảng tin của Agribank đặt tại Ủy ban Nhân dân, v.v... 5.2.3 Hàm ý quản trị về nhận thức thương hiệu

Bảng 5.3 Giá trị trung bình thang đo nhận thức thương hiệu

Ký hiệu Mơ tả Trung bình

(Mean)

Độ lệch chuẩn

TH1 Tôi dễ dàng nhận thức về thương hiệu

Agribank 3,90 0,888

TH2 Agribank là ngân hàng của người dân nông

thôn 3,78 0,891

TH3 Nhân viên của Agribank gần gũi với người

dân nông thôn 3,90 0,804

TH4 Khi hỏi về ngân hàng thì người dân nơng

thơn nghĩ ngay đến Agribank 3,83 0,761

TH Nhận thức thương hiệu 3,85 0,726

68

Trong kết quả nghiên cứu thì Nhận thức thương hiệu có hệ số beta chuẩn hóa là β=0,254. Và kết quả thống kê mô tả các biến nhận thức thương hiệu, cho thấy mức độ đánh giá của khách hàng về TH2 “Agribank là ngân hàng của người dân nơng thơn” có giá trị trung bình 3,78 và TH4 “Khi hỏi về ngân hàng thì người dân nơng thơn nghĩ ngay đến Agribank” có giá trị trung bình 3,83 nhỏ hơn giá trị trung bình của nhân tố (TH) là 3,85. Điều nằng chứng tỏ thương hiệu chưa tác động mạnh đến ý định sử dụng thẻ nội địa. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao Nhận thức thương hiệu:

- Agribank là một ngân hàng có uy tín, và hàng đầu tại Việt Nam, do đó thương hiệu của ngân hàng từ lâu đã khẳng định và có một lượng lớn khách hàng truyền thống. Đây là một thế mạnh lớn mà ngân hàng đã đạt được và cũng là yếu tố ảnh hưởng cực kỳ quan trọng khi đưa ra quyết định sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của người dân nơng thơn tại Agribank. Agribank nói chung hay Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi nói riêng đã ln khơng ngừng nâng cao hình ảnh thương hiệu thông qua việc hoạt động ổn định đối với dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa, hình ảnh gần gũi của giao dịch viên Agribank đối với khách hàng.

- Các chi nhánh trực thuộc xây dựng và tổ chức chương trình quảng bá thương hiệu, hinh ảnh của Agribank trên các phương tiện thông tin đại chúng; Thiết kế Video Clip, tờ rơi, tờ gấp, băng rơn, áp phích để tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm này. - Làm tốt công tác tư vấn, quảng bá, tiếp thị dịch vụ đến đối tượng khách hàng nông dân, đơn vị chấp nhận thẻ.

5.2.4 Hàm ý quản trị về cảm nhận sự thích thú

Trong kết quả nghiên cứu thì Cảm nhận sự thích thú có hệ số beta chuẩn hóa là β=0,155, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao Cảm nhận sự thích thú: Agribank phải triển khai tích cực, đồng bộ, có hiệu quả cơng tác phát triển chủ thẻ và Đơn vị chấp nhận thẻ trên địa bàn nông thôn, đặc biệt là các đơn vị cung ứng dịch vụ công, cung ứng vật tư nông nghiệp, thu mua nơng sản đến tồn bộ chi

69

nhánh, Phòng giao dịch trực thuộc nhằm đạt mục tiêu mỗi chi nhánh huyện tối thiểu phải phát triển thêm 10 Đơn vị chấp nhận thẻ (hoặc 10 thiết bị POS lắp đặt mới) để chủ thẻ sử dụng.

Các chi nhánh chủ động giới thiệu với khách hàng về thấu chi trên tài khoản thanh toán phát hành thẻ ghi nợ nội địa khi khách hàng nào có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện, nhằm sử dụng để thanh tốn hàng hóa, dịch vụ,...

Xây dựng tiêu chí thi đua khen thưởng để động viên, khen thưởng kịp thời cho các chi nhánh, cá nhân thực hiện tốt về chủ trương này.

Bảng 5.4 Giá trị trung bình thang đo cảm nhận sự thích thú

Ký hiệu Mơ tả Trung bình

(Mean)

Độ lệch chuẩn

CN1 Thẻ ghi nợ nội địa Agribank được giao dịch

dễ dàng 3,65 0,884

CN2 Thẻ ghi nợ nội địa Agribank được cấp hạn

mức thấu chi để giao dịch 3,56 0,877

CN3

Thẻ ghi nợ nội địa Agribank thanh tốn dịch vụ điện, nước, nộp học phí cho con, ... tại ATM

3,63 0,857

CN4 Tôi cảm nhận nhiều tiện ích khi sử dụng thẻ

ghi nợ nội địa của Agribank. 3,60 0,835

CN5 Theo tơi, Agribank có số lượng trụ ATM ở

khắp các huyện trên địa bàn tỉnh. 3,64 0,842

CN Cảm nhận sự thích thú 3,62 0,710

70 5.3 Một số kiến nghị

5.3.1 Đối với Ngân hàng nhà nước

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia, hạ tầng Hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ theo hướng cung ứng dịch vụ thanh toán trực tuyến, xử lý tức thời, hoạt động liên tục 24/7 cho mọi đối tượng và người dân; nghiên cứu, ứng dụng những công nghệ mới vào lĩnh vực thanh toán để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ tiện ích, phù hợp với hành vi tiêu dùng ở khu vực nông thôn.

Thứ hai, tăng cường cơng tác đảm bảo an ninh, an tồn trong thanh toán thẻ ATM, triển khai hiệu quả các hệ thống thanh toán quan trọng và hoạt động các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trung quan đảm bảo hoạt động đúng quy định của pháp luật, thơng suốt, an tồn.

Thứ ba, tích cực phối hợp với các cơ quan thơng tấn báo chí đẩy mạnh công tác thơng tin, tun truyền về thanh tốn qua thẻ ghi nợ nội địa, giáo dục tài chính; tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp người tiêu dùng.

5.3.2 Đối với Agribank

Thứ nhất: Tập trung nâng cấp hệ thống cơng nghệ để phát triển các kênh thanh tốn dựa trên nền tảng cơng nghệ số, tích hợp ứng dụng thanh tốn hiện đại, đáp ứng yêu cầu giao dịch 24/7 trong thanh toán liên ngân hàng, thanh toán song phương, bù trù điện tử, thanh toán liên ngân hàng nhanh với Napas qua hệ thống thanh toán tập trung và hệ thống thẻ.

Thứ hai: Tiếp tục mở rộng hợp tác với các Tập đồn, Tổng cơng ty và các trung gian thanh toán để xây dựng hệ sinh thái thanh tốn khép kín phục vụ nhu cầu thanh tốn theo hướng đa dạng hóa và gia tăng tiện ích các dịch vụ thanh tốn đảm bảo an tồn, nhanh chóng, bảo mật thơng tin khách hàng.

71

Thứ ba: Cải tiến quy trình nghiệp vụ thanh tốn theo hướng đơn giản thủ tục hồ sơ, chứng từ giao dịch theo hướng số hóa và tự động hóa để phù hợp với yêu cầu thanh toán ngày càng cao của khách hàng.

Thứ tư: Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, quảng bá rộng rãi các sản phẩm, dịch vụ thanh tốn của Agribank trên phương tiện thơng tin đại chúng, mạng xã hội…để khách hàng tại địa bàn nông nghiệp nông thôn hiểu và sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của Agribank; Ban hành chính sách thu hút khách hàng mở tài khoản và sử dụng các dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa để thanh tốn các hóa đơn thiết yếu như điện, nước, học phí, cước viễn thơng…

Thứ năm: Đổi mới phong cách giao dịch theo hướng tiếp nhận và xử lý thơng tin nhanh chóng, giao tiếp thân thiện, gần gũi với khách hàng theo chuẩn mực văn hóa của Agribank, phù hợp với phong tục tập quán của địa phương.

Thứ sáu: Xây dựng, hồn thiện hạ tầng thanh tốn trực tuyến kết nối liên thông giữa các tổ chức, đơn vị trung gian thanh toán với các dịch vụ ngân hàng.

72

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Trong chương 5, tác giả đã đưa ra kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của người dân nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó. Đối chiếu để xem mức độ hồn thành các mục tiêu đã được đề ra từ ban đầu. Cuối cùng tác giả đã đề xuất ra những hàm ý quản trị cho từng nhóm yếu tố.

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Hà Nam Khánh Giao & Trần Kim Châu. (2020). Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ smartbanking- Nghiên cứu thực nghiệm tại BIDV- Chi nhánh Bắc Sài gịn. Tạp chí khoa học và Đào tạo Ngân hàng, 220, 13-27. 2. Bùi Văn Quang. (2015). Quản trị thương hiệu. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB

Lao động-Xã hội.

3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hà Nội: NXB Thống Kê.

4. Lưu Thị Mỹ Hạnh. (2013). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận và sử dụng dịch vụ thẻ Techcombank tại Thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ tại Đại học Đà Nẵng. Truy xuất từ website:

https://text.123docz.net/document/4629815-nghien-cuu-cac-nhan-to-anh- huong-den-su-chap-nhan-va-su-dung-dich-vu-the-techcombank-tai-tp-da- nang.htm

5. Nguyễn Văn Vẹn và Phạm Tấn Cường. (2020). Đo lường ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử: Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương. Truy xuất từ Tạp chí Cơng thương: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/do-luong-y-dinh-su-dung-dich-vu-ngan- hang-dien-tu-nghien-cuu-tai-ngan-hang-tmcp-dau-tu-va-phat-trien-viet-nam- chi-nhanh-binh-duong-68073.htm

6. Tô Minh Tuấn. (2016). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ ATM của Ngân hàng Đông Á. Luận văn thạc sĩ tại Đại học Đà Nẵng. Truy xuất từ website: https://123docz.net/document/8039132-nghien-cuu- cac-nhan-to-anh-huong-den-y-dinh-su-dung-the-atm-cua-ngan-hang-dong- a.htm

74 TIẾNG ANH

7. Ajzen. (1985). From Intentions to Actions: A Theory of Planned Behavior. Action Control, 11-39.

8. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision, 50(2), 179-211.

9. Ajzen, I,. & Fishbein, M. (1975). Belief, attitude, intention and behavior: an introduction to theory and research. Reading, MA: Addsion-Wesley. 10. Amin, H. (2012). Patronage factors of Malaysian local customers toward

Islamic credit cards. Management Research Review, 35(6), 512-530. 11. Bagozzi, R. P., Davis, F. D., & Warshaw, P. R. (1992). Development and Test

of a Theory of Technological Learning and Usage. Human Relation, 45(7), . 12. Brubaker, R. G., & Fowler, C. (1990). Encouraging College Males to Perform

Testicular Self-Examination: Evaluation of a Persuasive Message Based on the Revised Theory of Reasoned Action. Journal of Applied Social

Psychology, 20(17), 1411-1422.

13. Budd, R. J. (1986). Predicting Cigarette Use: The Need to Incorporate Measures of Salience in the Theory of Reasoned Action. Journal of Applied Social Psychology, 16(8), 663-685.

14. Burnkrant, R. E., & Page, T. J. (1988). The structure and antecedents of the normative and attitudinal components of Fishbein's theory of reasoned action. Journal of Experimental Social Psychology, 24(1), 66-87. 15. Compeau, D. R., & Higgins, C. A. (1995). Computer Self-Efficacy

75

16. Davis, F. D. (1985). A technology acceptance model for empirically testing new end-user information systems: Theory and results. Massachusetts:

Massachusetts Institude of Technology.

17. Davis, F. D. (1989). Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use and User Acceptance of Information Technology. MIS Quarterly, 13(3), 319-339. 18. Fredricks, A. J., & Dosett, D. L. (1983). Attitude-behavior relations: A

comparison of the Fishbein-Ajzen and the Bentler-Speckart models. Journal of Personality and Social Psychology, 45(3), 501-512.

19. Gefen, D., Karahanna, E., & Straub, D. Ư. (2003). Trust and TAM in online Shopping: An Integrated Model. MIS Quarterly, 27(1), 51-90.

20. Hair, J. F., et al. (2009). Multivariate Data Analysis: A Global Perspective. Upper Saddle River: Prentice Hall.

21. Hennig, P., & Knowles, A. (1990). Factors Influencing Women Over 40 Years to Take Precautions Against Cervical Cancer. Journal of Applied Social Psychology, 20(19), 1612-1621.

22. Jeong, B. K., & Yoom, T. E. (2013). An Empirical Investigation on Consumer Acceptance of Mobile Banking Services. Business adn Managerment Research, 2(1), 31-40.

23. Li, Y. H., & Huang, J. W. (2009). Applying Theory of Perceived Risk and Technology Acceptance Model in the Online Shopping Channel. World Academy of Science, Engineering and Technology, 913-919.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của người dân nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng ngãi (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)