Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU TÔM
1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia xuất khẩu tôm và bài học cho Việt Nam
1.4.1. Bài học kinh nghiệm của Ecuador
Ecuador là nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào thị trường EU. Ecuador đã đạt kỷ lục về xuất khẩu tôm trong năm 2021 với 5 tỷ USD và được cho là nước xuất khẩu tôm thành công nhất thế giới năm 2021.
Sự đột phá về doanh thu xuất khẩu tôm của Ecuador năm 2021 là nhờ nhiều yếu tố trong đó phải kể đến các khoản đầu tư lớn cho ngành tôm nước này và việc cơ cấu lại sản phẩm tôm để tăng cường xuất khẩu như tập trung vào sản phẩm tơm cịn vỏ bỏ đầu để cung cấp cho thị trường nước ngoài. Ecuador đã thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng tôm xuất khẩu sang EU:
Về chiến lược phát triển: Khâu sản xuất hoạt động theo mơ hình liên kết dọc,
mật độ nuôi thấp cộng với lợi thế về vận tải và logistics và các khoản đầu tư lớn cho công nghệ chế biến để sản xuất ra các sản phẩm tôm phù hợp với nhu cầu của các khách hàng. Chú trọng việc đầu tư vào các chủng loại tơm có giá trị tăng cao, liên tục mở rộng thị trường xuất khẩu tôm và phản ứng nhanh chóng khi thị trường EU xuất hiện rào cản.
Về nuôi tôm: Tôm Ecuador đang hướng đến khơng chỉ có chất lượng tốt mà
còn được sản xuất bền vững. Nên họ đã điều chỉnh hệ thống sản xuất, cải tiến về dinh dưỡng, quản lý và công nghệ, để không bị ảnh hưởng tới hệ sinh thái xung quanh mà vẫn duy trì được chất lượng tôm. Họ dự định phải phát triển thêm mơ hình ni tơm thâm canh tương tự như tại châu Á, chứ không chỉ tập trung mở rộng diện tích ni.
Về chế biến tơm: Chú trọng đầu tư cho công nghệ chế biến, nhất là đối với mặt
hàng tơm có giá trị gia tăng, các sản phẩm tơm mới, chú trọng an tồn thực phẩm thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn trong chế biến và hệ thống giám sát kiểm tra chất lượng tôm.
Về sản phẩm tôm: Tập trung sản xuất và đa dạng hố các mặt hàng tơm giá trị
gia tăng, không sử dụng kháng sinh trong suốt quá trình sản xuất và có tác động trung tính đến nước sử dụng. Các mặt hàng tơm xuất khẩu chế biến sẵn hoặc đóng
24
túi đều tăng lên, phản ánh rõ xu hướng tăng thêm giá trị cho các sản phẩm tôm của ngành chế biến thủy sản Ecuador.
Về chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế: Nhiều nhà xuất khẩu của Ecuador đang cố
gắng đa dạng hóa thị trường nên việc đạt được chứng nhận là hết sức quan trọng. Điều này dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng các trang trại có chứng nhận BAP, ASC và tăng trưởng nhanh chóng về khối lượng tơm được chứng nhận. Đối tác tôm bền vững SSP của Ecuador là một động lực khác thúc đẩy đất nước này đa dạng hóa thị trường.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là nước xuất khẩu tôm lớn vào thị trường EU. Phần lớn sản lượng tơm của Thái Lan có nguồn gốc từ đánh bắt, nuôi tôm chiếm khoảng 35% tổng sản lượng. Mặc dù sản lượng thấp hơn, nhưng nuôi tôm chiếm ưu thế về giá trị. Về thương mại, Thái Lan đứng trong top 10 quốc gia thương mại thủy sản hàng đầu thế giới, cả về xuất nhập khẩu.
Trong lịch sử, ngành thủy sản của Thái Lan đã phải đối mặt với các vấn đề do đánh bắt quá mức, đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một vấn đề nghiêm trọng ở Thái Lan. Năm 2015, Liên minh châu Âu đã cảnh báo sẽ áp đặt lệnh cấm thương mại nếu chính quyền Thái Lan khơng có hành động chống đánh bắt IUU. EU sau đó đã đưa ra "thẻ vàng", nhấn mạnh rằng Thái Lan đã không thực hiện các bước đầy đủ để chống đánh bắt IUU.
Sau khi cải thiện quy định và thực thi đánh bắt, EU đã gỡ bỏ thẻ vàng. Những cải tiến như vậy sẽ mang lại lợi ích cho tồn ngành và có thể tiếp tục thay đổi động lực thị trường và cải thiện tính bền vững của các lồi bị đe dọa.
Trong hoạt động xuất khẩu tôm sang EU, chiến lược nổi bật nhất của Thái Lan chính là tập trung phát triển một số mặt hàng tơm có thế mạnh, xác định tốt thị trường trọng điểm, tạo lập vị thế lớn trong phân phối một số mặt hàng tôm và ổn định giá tại các thị trường xuất khẩu lớn thuộc EU:
Về quản lí chất lượng thức ăn cho tôm: Thái Lan chủ yếu quan tâm tới việc
quản lí chất lượng thức ăn cho các loại tôm nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Các cơ quan quản lý chất lượng thức ăn của Thái Lan chịu trách nhiệm đảm bảo tất cả các thức ăn lưu hành và buôn bán trên thị trường Thái Lan là an toàn đối với vật ni, an tồn vệ sinh và chất lượng cao, đảm bảo lợi ích cho những người ni tơm. Cục thủy sản chịu trách nhiệm cấp giấy phép chứng nhận đối với tất cả thức ăn nuôi tôm cơng nghiệp. Đồng thời, sẽ thực hiện các chương trình quản lý thanh tra các nhà máy, thường xuyên lấy mẫu thức ăn từ nhà máy và kho hàng để phân tích. Ngồi ra cũng kiểm tra cả thức ăn từ các trại
25
nuôi tôm và cũng lấy mẫu phân tích. Cục thủy sản cũng quy định rằng các thức ăn nuôi tôm chỉ được tiêu thụ trong vòng 3 tháng kể từ ngày sản xuất.
Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế: Thái Lan là nước đi đầu ở Đông Nam Á về áp
dụng các tiêu chuẩn quốc tế như hệ tiêu chuẩn thực tiễn sản xuất tốt và áp dụng hệ thống phân tích rủi ro và điểm kiểm sốt giới hạn (HACCP – Hazard Analysis and Critical Control Points) như một tiêu chuẩn để xuất khẩu. Các trại nuôi tôm ở Thái Lan cũng có trách nhiệm trong việc truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm nuôi tôm. Trách nhiệm của các nhà sản xuất thức ăn ở Thái Lan là phải sử dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như quy tắc ứng xử trong nuôi tôm và thực tiễn nuôi tốt. Trước khi xuất khẩu, đặc biệt đối với mặt hàng tơm biển, theo quy định của chính phủ Thái Lan, phòng kiểm nghiệm trung ương phải chịu trách nghiệm kiểm tra dư lượng các chất bằng việc sử dụng các thiết bị phân tích sinh hóa LC-MSMS.
Nâng cao chất lượng tơm: Chính phủ Thái Lan đã chủ trương cấp quyền sử
dụng mặt nước vùng ven biển trên phạm vi cả nước cho người nuôi tôm. Người nuôi được cung cấp nguồn tài chính thơng qua một tổ chức tiếp thị và tổ chức này sẽ đứng ra tổ chức các hoạt động tiếp thị sản phẩm. Người nông dân sẽ được tiếp cận với kinh nghiệm và kiến thức nuôi tôm đầy đủ cũng như được cung cấp các loại giống tốt đảm bảo cho ra đời những sản phẩm tơm chất lượng cao và an tồn.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam trên thị trường EU cần phải có giải pháp tổng thể và đồng bộ. Các giải pháp đặt ra phải chú trọng ngay từ khâu đánh bắt, ni, chọn giống, kiểm sốt vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện sản xuất, dịch vụ hậu cần, phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường. Ngành tôm Việt Nam cần có một chiến lược chung để tạo ra sự phát triển mang tính bền vững, ổn định và xây dựng một ngành sản xuất, chế biến tôm nắm bắt xu hướng hội nhập, khai thác hiệu quả các lợi thế cạnh tranh, đủ điều kiện cạnh tranh với các mặt hàng tơm của các nước có thế mạnh xuất khẩu tôm như nước ta.
Bài học kinh nghiệm mà tơm Việt Nam có thể tiếp thu và áp dụng từ hai quốc gia Ecuador, Thái Lan trong xuất khẩu tôm là:
Ecuador
Về chiến lược phát triển: Ngành tơm Việt Nam có thể học hỏi từ nước bạn
Ecuador về khâu sản xuất hoạt động theo mơ hình liên kết dọc từ nuôi tôm đến sản phẩm tôm cho người tiêu dùng. Cần đầu tư cho công nghệ chế biến, chú trọng đầu tư vào các chủng loại tơm có giá trị tăng cao.
26
Về nuôi tôm: Tôm Việt Nam cần học hỏi nước bạn về việc nâng cao chất
lượng tốt và sản xuất bền vững. Nên điều chỉnh hệ thống sản xuất, cải tiến về dinh dưỡng, quản lý và công nghệ, để không bị ảnh hưởng tới hệ sinh thái xung quanh mà vẫn duy trì được chất lượng tơm.
Về chế biến tôm: Tôm Việt Nam cần tiếp thu từ nước bạn về đầu tư cho công
nghệ chế biến, nhất là đối với mặt hàng tơm có giá trị gia tăng, các sản phẩm tôm mới, chú trọng an tồn thực phẩm thơng qua việc xây dựng tiêu chuẩn trong chế biến và hệ thống giám sát kiểm tra chất lượng tôm.
Về sản phẩm tôm: Tôm Việt Nam cần tiếp thu từ nước bạn về tập trung sản
xuất và đa dạng hố các mặt hàng tơm giá trị gia tăng, không sử dụng kháng sinh trong suốt q trình sản xuất và có tác động trung tính đến nước sử dụng.
Về chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế: Tôm Việt Nam cần học hỏi nước bạn về
đạt được chứng nhận quốc tế BAP, ASC để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Thái Lan
Về quản lí chất lượng thức ăn cho tơm: Tơm Việt Nam có thể học hỏi từ nước
bạn Thái Lan về việc quản lí chất lượng thức ăn cho các loại tôm nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Nên cấp giấy phép chứng nhận đối với tất cả thức ăn nuôi tôm công nghiệp. Đồng thời, sẽ thực hiện các chương trình quản lý thanh tra các nhà máy, thường xuyên lấy mẫu thức ăn từ nhà máy và kho hàng để phân tích. Ngồi ra cũng kiểm tra cả thức ăn từ các trại ni tơm và cũng lấy mẫu phân tích.
Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế: Tôm Việt Nam có thể học hỏi từ nước bạn về áp
dụng các tiêu chuẩn quốc tế như hệ tiêu chuẩn thực tiễn sản xuất tốt và áp dụng hệ thống phân tích rủi ro và điểm kiểm sốt giới hạn (HACCP – Hazard Analysis and Critical Control Points) như một tiêu chuẩn để xuất khẩu. Các trại nuôi tôm ở Việt Nam cần có trách nhiệm trong việc truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm nuôi tôm. Các nhà sản xuất thức ăn ở Việt Nam cần phải sử dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như quy tắc ứng xử trong nuôi tôm và thực tiễn nuôi tốt.
Nâng cao chất lượng tôm: Tôm Việt Nam có thể học hỏi từ nước bạn về nâng
cao kiến thức cho người nông dân về kinh nghiệm và kiến thức nuôi tôm đầy đủ cũng như được cung cấp các loại giống tốt đảm bảo cho ra đời những sản phẩm tôm chất lượng cao và an toàn.
27
Chương 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TÔM CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH EVFTA