Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU TÔM
2.5. Đánh giá thực trạng xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU trong bố
2.5.1. Kết quả đạt được
Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) được ký kết trên tinh thần hợp tác tồn diện, cân bằng lợi ích giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU). Đây là một trong những FTA thế hệ mới kỳ vọng mang lại lợi ích chiến lược cho Việt Nam thông qua sự phát triển quan hệ thương mại-đầu tư với một trong những đối tác lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam. Việc tham gia EVFTA sẽ mang lại nhiều lợi ích trực tiếp đối với nền kinh tế Việt Nam thông qua tăng trưởng nhanh hơn, tỉ trọng thương mại lớn hơn và giảm nghèo nhanh hơn. Trong bối cảnh Việt Nam đang trong thời kì hội nhập và phát triển kinh tế thì việc kí kết Hiệp định Thương mại tụ do EVFTA đã mở ra cơ hội cho kinh tế Việt Nam nói chung và ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói riêng.
Thứ nhất, thúc đẩy quan hệ của Việt Nam và Liên minh châu Âu đồng thời
EVFTA mang lại nhiều tác động tích cực đến nhiều mặt của nền kinh tế Việt Nam, qua đó đều có tác động đến tăng trưởng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị
57
trường Liên minh châu Âu (EU) như: mở cửa thị trường EU cho hàng hóa tơm Việt Nam; thu hút đầu tư, phát triển sản xuất tôm trong nước; phát triển công nghiệp hỗ trợ; chuyển dịch cơ cấu sản xuất tôm, xuất khẩu tôm; tạo thêm việc làm, nâng cao năng suất lao động,…Đặc biệt EU là thị trường tiêu thụ tơm lớn chính bởi vậy sau khi Hiệp định EVFTA thực thi từ 8/2020, năm 2021 xuất khẩu tôm sang EU đạt hơn 613 triệu USD, tăng 19% so với năm 2020. Trong đó xuất khẩu sang 3 thị trường chính ở EU là Hà Lan, Đức và Bỉ tăng lần lượt 11%, 25% và 19%. Hiện tại, Việt Nam là một trong 7 quốc gia xuất khẩu tôm nhiều nhất vào thị trường EU.
Thứ hai, giúp tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm vào thị trường EU,
cụ thể kim ngạch xuất khẩu tôm sang EU năm 2021 đã tăng 96 triệu USD so với năm 2020, đem la ̣i lợi ích thiết thực cho nông dân và doanh nghiê ̣p. Trước khi hiệp định EVFTA thực thi thì sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm đang giảm dần qua các năm, từ 862.8 triệu USD (2017) xuống còn 517.1 triệu USD (2020), giảm 345.7 triệu USD do Việt Nam đã bị Uỷ ban châu Âu (EC) cảnh cáo thẻ vàng vì khơng tuân thủ Quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) từ tháng 10/2017 và cũng do giá tôm nguyên liệu giảm, trong khi lượng tôm tồn kho tại EU cao, nguồn cung tôm từ các nước đối thủ khác cũng tăng khiến giá tôm nhập hạ thấp. Do vậy xuất khẩu tơm sang EU có xu hướng giảm từ năm 2018-2020. Ngoài ra, đại dịch covid 19 làm nhập khẩu tôm Việt Nam của thị trường EU giảm.
Thứ ba, EVFTA giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu tôm, giúp doanh
nghiệp xuất khẩu tơm có điều kiện thâm nhập, khai thác các thị trường mới, thị trường còn nhiều tiềm năng cho xuất khẩu tơm của Việt Nam. Việc có được FTA với thị trường lớn như Pháp, Đức, Italia… sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tôm. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu tôm được coi như là một chiến lược dài hạn nhằm giúp doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu và cạnh tranh. Đồng thời, giúp doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam cọ xát hơn nữa với thế giới bên ngồi, có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và khẳng định vị thế mới của mình trên trường quốc tế.
Thứ tư, tôm Việt Nam được hưởng các ưu đãi về thuế quan, giá thành sản
phẩm tôm cạnh tranh. Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, hầu hết các mặt hàng tơm của Việt Nam sẽ được giảm thuế ngay hoặc theo lộ trình cụ thể sẽ là yếu tố giúp giá cả tôm Việt Nam sang EU rẻ hơn và chiếm được nhiều thị phần hơn. Trước khi EVFTA đi vào thực thi, Việt Nam đang được hưởng thuế ưu đãi GSP dành cho nhóm các nước đang phát triển (thấp hơn 3,5% so với thuế thông thường), nhưng
58
vẫn là mức tương đối cao. Chính vì mức thuế cao, nên mặt hàng tôm Việt Nam bị giảm tính cạnh tranh về giá khi khách hàng EU có xu hướng chọn sản phẩm từ các nước có mức thuế suất thấp hơn. Việc hiệp định EVFTA sẽ giúp hàng xuất khẩu của Việt Nam có sức cạnh tranh lớn so với hàng hóa cùng chủng loại từ các nước đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và một số nước ASEAN do chênh lệch thuế nhập khẩu từ 10-15% và có thể cạnh tranh bình đẳng về giá với những nước hiện EU không áp dụng thuế quan và hạn ngạch như Campuchia, Myanmar, Bangladesh...