Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU TÔM
2.1. Tổng quan về thị trường tôm EU và các quy định liên quan
2.1.1. Tổng quan về thị trường tôm EU
Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) hiện bao gồm 27 nước thành viên. EU là một thị trường đầy cơ hội cho các nhà xuất khẩu tôm. EU - nhà nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 thế giới - nhập khẩu để tiêu dùng, chế biến thêm và xuất khẩu, đồng thời là nơi có các đầu mối thương mại lớn để phân phối sản phẩm trong khu vực. Trong khi nhu cầu trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống giảm, nhu cầu bán lẻ vẫn mạnh mẽ.
EU là một trong 5 thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Về phía EU, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản đứng thứ hai trong khu vực châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU là rất lớn, trên 50 tỷ USD/năm. Chính vì vậy, tơm là một trong những mặt hàng được quan tâm nhất trong đàm phán Hiệp định EVFTA để giúp thủy sản Việt Nam tận dụng cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi để nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập mạnh vào thị trường EU.
Theo đài quan sát Thị trường châu Âu đối với Khai thác và nuôi trồng thủy sản (EUMOFA), mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người ở EU năm 2020 đạt khoảng 24.3 kg/người/năm, giảm so với mức tiêu thụ bình quân 24.9 kg trong năm 2016. Tổng lượng tiêu thụ thủy sản ở EU lên tới 12.77 triệu tấn/năm. Nguồn cung thủy sản từ ngoài khối EU chủ yếu đến từ các quốc gia đang phát triển, chiếm 73% tổng giá trị nhập khẩu từ bên ngoài EU là các nước Trung Quốc, Ecuador, Việt Nam, Marốc và Ấn Độ. Đa phần người dân EU đều ăn tơm ít nhất 1 lần/tuần. Các tiêu chí lựa chọn sản phẩm tơm tiêu thụ ở EU thường theo thứ tự sau:
Đa số ưu tiên lựa chọn những sản phẩm tơm có xuất xứ ở Châu Âu, sau đó những sản phẩm tơm đảm bảo rõ thơng tin về nguồn gốc của sản phẩm, thân thiện với môi trường, dễ sử dụng, giá của sản phẩm thủy sản đó so với những sản phẩm có tính chất tương đồng trong bữa ăn và địa điểm sử dụng. Người dân EU thường xun ăn tơm tươi sống ở nhà hàng vì họ cho rằng tơm tươi sống sẽ ngon hơn khi biết cách chế biến và các nhà hàng sẽ chế biến tôm tươi sống tốt hơn ở nhà. Trong khi những sản phẩm tôm đông lạnh, sơ chế, dễ chế biến sẽ được dùng nhiều hơn ở nhà, bếp ăn tập thể. Những sản phẩm tơm đóng hộp ln được lựa chọn cho những chuyến du lịch ngắn ngày. Ngoài ra những yếu tố liên quan tới văn hóa, mức thu
28
nhập của người dân từng quốc gia, khu vực sẽ tác động mạnh tới xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu tôm của EU.
Tất cả các nước EU đều nhập khẩu sản phẩm tôm và tùy theo xuất xứ và thị trường có nhiều loại tôm giống như tôm nguyên con (HOSO), tôm vỏ bỏ đầu (HLSO), dễ bóc, tách vỏ, tẩm bột. Hầu hết tôm được nhập khẩu dưới dạng giáp xác đông lạnh (HS0306), và một lượng nhỏ hơn được nhập khẩu dưới loại giáp xác đã sơ chế và bảo quản (HS1605). Tôm nhập khẩu dưới dạng sơ chế và bảo quản phải trải qua ít nhất hai bước xử lý. Ví dụ, sản phẩm được nấu chín và bóc vỏ. Những sản phẩm này thường được gọi là sản phẩm “giá trị gia tăng” và thuộc HS160521 và 29.
Thị phần nhập khẩu chính của các sản phẩm này từ các nước đang phát triển theo mã HS160521/29 là Hà Lan và Đức. Tuy nhiên, phần lớn được xuất khẩu từ Maroc và thực tế bao gồm tôm nâu đã lột vỏ và chế biến (một loại tôm nước lạnh). Nhập khẩu từ Maroc, tiếp theo là Việt Nam và Indonesia, những nước cung cấp tôm nước ấm.