Tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu tôm sang thị trường eu trong bối cảnh thực hiện hiệp định evfta (Trang 50)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU TÔM

2.2.4. Tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị

trường EU

Tác động tích cực

Thứ nhất, Việt Nam có thể tiếp cận một thị trường tiêu thụ tơm khổng lồ. Với

27 nước thành viên, EU là một thị trường lớn và tiềm năng với dân số trên 500 triệu người, tổng GDP trên 15.000 tỷ USD, chiếm khoảng 22% GDP của tồn thế giới.

42

Bình quân thu nhập tính theo đầu người của các quốc gia EU khá cao so với thế giới, lại thích dùng tơm trong nhu cầu ăn uống và bảo vệ sức khỏe do tính ưu việt của sản phẩm này là ngon, bổ. Hằng năm, nhu cầu thủy sản của EU đã đạt mức 22,03 kg/người, cao hơn 5,34 kg/người so với mức trung bình của thế giới.

Những năm gần đây, do nguồn lợi tôm của EU đã nằm dưới giới hạn an toàn sinh học, buộc EU phải áp dụng biện pháp hạn chế khai thác và đánh bắt tôm trong khi nhu cầu tiêu dùng tôm của EU vẫn tăng nhanh. Do vậy, về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn có thể khẳng định, với Việt Nam, EU vẫn là thị trường xuất khẩu tôm tiềm năng lớn nếu sản phẩm tôm Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao về số lượng, chất lượng, cũng như chủng loại từ thị trường EU.

Thứ hai, sau khi FTA giữa Việt Nam và EU được ký kết, mức cắt giảm thuế

về 0% tương ứng với 90% số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này. Việc xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, trong đó có mặt hàng tôm, sẽ tạo lợi thế quan trọng cho Việt Nam khi cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường EU.

Thứ ba, Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi xét từ góc độ nhập khẩu. Việc cắt

giảm thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa chiến lược của EU vào Việt Nam sẽ giúp nâng cao kỹ thuật ngành Cơng nghiệp và từ đó đẩy mạnh hiệu quả sản xuất và xuất khẩu tôm. Điều này sẽ giúp Việt Nam có được những sản phẩm tơm chất lượng cao với chi phí thấp hơn và có nhiều lựa chọn hơn đối với các nhà cung cấp, trong đó có ngành Thủy sản.

Thứ tư, quan hệ giữa Việt Nam với EU, cũng như giữa các doanh nghiệp Việt

Nam với các doanh nghiệp EU, trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, ngày càng tốt đẹp. FTA Việt Nam - EU được ký kết nhằm tạo điều kiện thơng thống cho sự trao đổi hàng hóa giữa hai bên. Trong điều kiện đó, các hàng tơm xuất khẩu của Việt Nam cũng luôn được chú ý và tạo điều kiện.

Thứ năm, Việt Nam đã, đang và sẽ có nhiều chủ trương, chính sách và biện

pháp cụ thể để hỗ trợ và ưu đãi cho các mặt hàng xuất khẩu, nhất là tôm, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng này, duy trì và phát triển thị phần, trong đó các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU là một trong những mặt hàng được ưu đãi.

Từ những nhận định trên có thể khẳng định, Hiệp định EVFTA sẽ tạo cơ hội đối với xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang EU. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội trên, tôm Việt Nam phải chịu nhiều thách thức khi thâm nhập thị trường EU, trong đó đặc biệt là rào cản kỹ thuật thương mại.

43

Một là, EU chủ yếu gồm các quốc gia phát triển có mức sống cao, nhu cầu tiêu

dùng, trong đó đặc biệt là thực phẩm, đang thay đổi mạnh. Hiện tại, tôm Việt Nam đã đáp ứng khá tốt các yêu cầu về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm định vệ sinh động thực vật (SPS) của EU. Tuy nhiên, trong tương lai, EU có thể áp dụng các quy định TBT và SPS mới đối với nguyên liệu thô hoặc các biện pháp hạn chế xuất khẩu. Vì vậy, muốn xuất khẩu vào EU, các doanh nghiệp khơng cịn cách nào khác là phải đáp ứng những yêu cầu mới đó.

Hai là, tơm xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt và khốc liệt

hơn với mặt hàng tôm tại chỗ của các nước mới gia nhập EU và các mặt hàng tôm của các công ty xuất khẩu mạnh và nhiều kinh nghiệm ngoài EU trong việc xuất khẩu, tìm chỗ đứng và duy trì thị phần tại EU.

Ba là, những địi hỏi khắt khe về quy tắc xuất xứ, vấn đề bán phá giá, trợ cấp

và sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại cũng là trở ngại lớn đặt ra cho các doanh nghiệp tôm Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường EU. Một hệ thống quy tắc xuất xứ đơn giản, linh hoạt, phù hợp với tình hình Việt Nam và cho phép Việt Nam được hưởng các lợi ích chính đáng từ EVFTA sẽ là điều kiện tiên quyết cần đảm bảo. Yêu cầu này là hồn tồn hợp lí đứng từ góc độ lợi ích (lợi ích lớn nhất có được từ việc ký kết EVFTA là việc EU cắt giảm thuế quan cho hàng hóa tơm xuất khẩu Việt Nam). Vì vậy, việc chứng minh về nguồn gốc hợp pháp của tôm Việt Nam là một thách thức đối với ngành thủy sản.

Bốn là, ảnh hưởng xấu từ khủng hoảng nợ công của các nước EU đến nhiều

nền kinh tế nhỏ hơn trong khu vực sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu tôm ở thị trường EU. Thực trạng này đã tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu tôm của các nước sang EU, trong đó có Việt Nam.

Năm là, đối với ngành thủy sản, EU vừa ban hành “Thẻ vàng” - cảnh báo việc đánh

bắt cá bất hợp pháp, không quản lý và không khai báo đối với thủy hải sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU, tạo ra môi trường phức tạp hơn khi hai bên đang đẩy mạnh hợp tác thương mại - đầu tư. Hiện, EU tăng cường kiểm soát đối với thủy sản (100% các lô hàng hải sản) với thời gian kiểm tra kéo dài làm tăng rất cao chi phí. Việc này đã tạo ra những rào cản khó khăn trong việc tận dụng cơ hội từ EVFTA.

44

2.3. Quy trình xuất khẩu và hình thức xuất tôm từ Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực hiện hiệp định EVFTA

2.3.1. Quy trình xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU

Sau khi tìm hiểu về nhu cầu tơm tại thị trường châu Âu cũng như đối tác nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam cần chuẩn bị theo các bước sau để việc xuất khẩu tơm được thuận lợi:

1. Tìm hiểu về quy định, yêu cầu nhập khẩu của EU

Có một số quy định của Liên minh Châu Âu khi tiến hành việc xuất nhập khẩu, mua bán hàng hóa:

+ Doanh nghiệp nhập khẩu tơm bắt buộc phải có số EORI. Ở một số nước châu Âu, công ty nhập khẩu tôm bắt buộc phải đăng kí số EORI tại phịng thương mại quốc gia.

+ Hàng hóa tơm nhập khẩu có chịu quy định đặc biệt nào từ EU hay không. Đối với thị trường EU, các chứng chỉ về sức khỏe, kỹ thuật được đòi hỏi rất cao.

+ Thuế nhập khẩu tôm vào EU là bao nhiêu.

+ Lưu ý về Hiệp định thương mại tự do. Đối với tôm xuất khẩu từ Việt Nam xuất sang EU, thì Hiệp định EVFTA đem lại những lợi thế khơng nhỏ. Doanh nghiệp Việt có thể xin cấp CO form EUR.1 để được hưởng thuế ưu đãi.

+ Quy định về tem nhãn mác, đóng gói tơm xuất khẩu.

2. Chuẩn bị hàng hóa tơm và sắp xếp vận chuyển đi Châu Âu

Đến bước này, dựa vào hợp đồng thương mại hay thỏa thuận giữa 2 bên (thông thường là qua Incoterms), trách nhiệm đối với hàng hóa tơm sẽ được quyết định: trách nhiệm về vận chuyển, mua bảo hiểm và quy định điểm chuyển giao hàng hóa tơm ở đâu.

Ngoài ra, việc ai (giữa người mua và người bán) sẽ làm thủ tục hải quan cũng sẽ ảnh hưởng nhiều tới chi phí, tiến độ và độ rủi ro cho chủ hàng.

3. Chuẩn bị chứng từ xuất nhập khẩu

Mỗi bộ chứng từ đều phải có đầy đủ:

+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) + Vận đơn (Bill of Lading)

+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) + Giấy phép nhập khẩu

+ Kết quả kiểm tra và các chứng chỉ khác (Healthy certificate, Giấy kiểm dịch động vật/thực vật…)

45

+ Xin Giấy chứng nhận xuất xứ CO form EUR.1 đi Châu Âu Quy trình xin CO form EUR.1

Bước 1: Khai báo hệ thống trên website của Bộ Công thương: http://ecosys.gov.vn. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có đăng kí thương nhân, cần chuẩn bị hồ sơ thương nhận và xin cấp tải khoản trên hệ thống Ecosys.

Bước 2: Lấy số thứ tự và chờ được gọi tại quầy thích hợp

Bước 3: Nộp hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận. Hồ sơ xin cấp CO sẽ được cán bộ kiểm tra và tư vấn cụ thể

Bước 4: Cấp số C/O, nhận dữ liệu CO từ Website Bước 5: Cán bộ ký duyệt CO

Bước 6: CO được đóng dấu. Cơ quan quản lý lưu một bản, một bản trả CO hợp lệ cho doanh nghiệp xin cấp.

Thời gian có được CO form EUR.1 bản giấy là từ 1-2 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ bộ hồ sơ.

Hồ sơ xin CO form EUR.1 cần những gì ?

Doanh nghiệp xuất khẩu tơm phải nộp đầy đủ bộ hồ sơ như sau tại Phòng quản lý Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương:

– Đơn đề nghị cấp C/O: Xuất từ hệ thống Ecosy – Ecosys/Comis: Xuất từ hệ thống Ecosy

– Tờ khai xuất: Kí và đóng dấu mộc trịn – Mã vạch: Kí và đóng dấu mộc trịn – Invoice: Kí và đóng dấu mộc trịn – Packing List: Kí và đóng dấu mộc trịn – Bill Of Lading: Kí và đóng dấu mộc trịn

– Bảng kê Ngun phụ liệu: Kí và đóng dấu mộc trịn

– Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu: Kí và đóng dấu mộc trịn – Quy trình sản xuất: Kí và đóng dấu mộc trịn

– Tờ khai nhập khẩu và hóa đơn đầu vào: Kí và đóng dấu mộc tròn Một số lưu ý khác khi xuất khẩu tơm vào thị trường EU:

Hàng hóa tơm bắt buộc phải được làm thủ tục hải quan trước khi nhập khẩu vào thị trường châu Âu dựa trên kiểm tra chứng từ hoặc kiểm hóa thực tế. Sau thời hạn 90 ngày mà chưa được thơng quan, hàng hóa tơm tự động bị tiêu hủy hoặc chuyển ngược lại về Việt Nam.

46

Sau khi hàng hóa tơm được thơng quan, sẽ có thể được bán mọi thị trường các nước thuộc Liên minh EU.

Tất cả các nước EU đều áp dụng cùng một mức thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài EU.

4. Làm thủ tục hải quan

Làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa tơm ra nước ngoài là một trong những quy định bắt buộc đối với tất cả các loại hàng hóa. Các bước làm thủ tục hải quan như sau:

Khai báo hải quan: Doanh nghiệp xuất khẩu tơm sang EU có trách nhiệm kê khai đầy đủ và chi tiết về hàng hóa tơm một cách trung thực nhất lên tờ khai hải quan để cơ quan hải quan căn cứ vào đó kiểm tra.

Xuất trình hàng hố tơm: Doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang EU cần sắp xếp hàng hóa tơm theo một trật tự sao cho thuận tiện nhất trong việc kiểm sốt, xuất trình hàng hóa.

Thực hiện các quyết định tiếp theo của cơ quan hải quan.

5. Giao hàng tôm xuất khẩu lên tàu

Nếu làm thủ tục để xuất khẩu hàng hóa tơm ra nước ngoài bằng đường biển, doanh nghiệp cần lưu ý công việc sau:

Dựa vào thông tin chi tiết của hàng hóa, tiến hành lập bản đăng ký hàng chuyên chở, sau đó giao cho nhà vận tải để đổi lấy số xếp hàng.

Trao đổi với bộ phận điều độ của cảng để có thể nắm chính xác thời gian bốc hàng lên tàu.

Sau khi giao hàng lên tàu, doanh nghiệp xuất khẩu tơm nhận biên lai từ thuyền phó để đổi lấy vận đơn đường biển và làm hợp đồng vận chuyển.

Trong trường hợp làm thủ tục để xuất khẩu hàng hóa tơm ra nước ngồi được giao bằng container, doanh nghiệp xuất khẩu tôm cần thuê container và phải lập bảng kê chi tiết hàng hóa tơm trong container nếu số lượng hàng hố khơng đóng hết một container.

Doanh nghiệp cần lập bản “Đăng ký chuyên chở” với công ty vận tải. Sau khi đăng ký được chấp nhận, tiến hành giao hàng cho bên vận tải.

6. Làm thủ tục thanh toán

Làm thủ tục thanh toán là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch trong kinh doanh xuất khẩu tôm sang thị trường EU.

47

2.3.2. Hình thức xuất khẩu tơm Việt Nam sang thị trường EU

Xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang thị trường EU sử dụng chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Trong đó:

Xuất khẩu trực tiếp

Các doanh nghiệp xuất khẩu tơm của Việt Nam kí kết hợp đồng bán hàng cho các đối tác nhập khẩu ở thị trường EU. Sau khi gặp mặt trực tiếp hoặc làm việc qua thư tín, tơm sẽ được cơng ty nước ngồi thu mua, làm thủ tục chứng nhận và chuyển sang thông qua vận chuyển đường biển hoặc vận chuyển đường hàng khơng tùy theo tính chất và thời gian sử dụng của loại mặt hàng đem đi xuất khẩu. Sau đó, tơm được cung cấp cho các nhà chế biến và hệ thống bán lẻ của EU.

Với hình thức này, doanh nghiệp xuất khẩu tơm kiểm sốt cao hơn đối với tất cả các giai đoạn của q trình giao dịch hàng hóa tơm. Làm việc trực tiếp với đối tác nhập khẩu giúp xây dựng lòng trung thành với thương hiệu tơm của mình, khơng cần qua các bên trung gian và lợi nhuận cao hơn. Sở hữu các mối quan hệ khách hàng của mình. Có được trải nghiệm thực tế với nhiều thơng tin chi tiết về thị trường EU để tăng khả năng cạnh tranh.

Tuy nhiên, khá ít doanh nghiệp Việt Nam xuất tơm sang EU chọn hình thức xuất khẩu trực tiếp bởi vì xuất khẩu trực tiếp phù hợp cho các cơng ty lớn có đủ nguồn lực để đầu tư vào đội ngũ chun mơn để thâm nhập thị trường nước ngồi. Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm, nguồn lực, còn hạn chế. Nguồn vốn chưa đủ để thực hiện tất cả các hoạt động xuất khẩu tôm sang thị trường EU. Đặc biệt, xuất khẩu trực tiếp thì sẽ có trách nhiệm sẽ cao với nhiều mức độ rủi ro cao hơn. Vì vậy, đa số các doanh nghiệp xuất khẩu tơm sang EU chọn hình thức xuất khẩu gián tiếp.

Xuất khẩu gián tiếp

Hình thức này áp dụng trong xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang EU chủ yếu thơng qua đại lý hoặc mơi giới. Là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu tôm thực hiện bán hàng cho một công ty hoặc bên thứ ba sau đó bán hàng trực tiếp cho người mua hoặc nhà nhập khẩu quốc tế. Xuất khẩu gián tiếp có liên quan đến bên trung gian để xử lý hầu hết các hoạt động của xuất khẩu tơm nên đây là cách tiếp cận ít tốn kém nhất và nhanh nhất để thâm nhập vào thị trường EU đối với các công ty nhỏ.

Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu tôm sang thị trường EU đều chọn xuất khẩu gián tiếp vì cơng việc được xử lý bởi bên trung gian, từ vận chuyển quốc tế đến các khía cạnh pháp lý và tài chính, vì vậy doanh nghiệp vừa và nhỏ

48

không cần phải lo lắng về điều đó. Hình thức này phù hợp các doanh nghiệp sản xuất, chế biến tơm chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc kiến thức xuất khẩu tôm. Bên trung gian sẽ khai thác các mối quan hệ đối tác hiện có, tìm người mua, giúp mở rộng thị trường nhanh hơn và tăng doanh số bán hàng.

Tuy nhiên, nhược điểm của xuất khẩu gián tiếp là doanh nghiệp chế biến, sản xuất tơm sẽ sở hữu ít lợi nhuận hơn, vì lợi nhuận sẽ được chia cho bên trung gian hoặc các đại lý. Các doanh nghiệp có ít quyền kiểm sốt hơn đối với giá cả tôm và các thương hiệu của sản phẩm tôm. Vẫn phải phụ thuộc quá nhiều vào cam kết với đối tác và nếu người trung gian làm việc kém năng lực hơn, điều đó có thể cản trở hoạt động xuất khẩu tôm và bán hàng nói chung của doanh nghiệp chế biến, sản

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu tôm sang thị trường eu trong bối cảnh thực hiện hiệp định evfta (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)