Các quy định của hiệp định EVFTA liên quan đến mặt hàng tôm

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu tôm sang thị trường eu trong bối cảnh thực hiện hiệp định evfta (Trang 37 - 38)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU TÔM

2.1. Tổng quan về thị trường tôm EU và các quy định liên quan

2.1.2. Các quy định của hiệp định EVFTA liên quan đến mặt hàng tôm

Về thuế quan

Ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế xuất khẩu một số mặt hàng tôm Việt Nam sang EU sẽ về 0%:

- Tôm mã HS 03061100 (tôm hùm xanh ướp đá; tôm sú HOSO, DP đông lạnh; tôm sắt PD tươi đông lạnh; tôm mũ ni vỏ, nguyên con, xẻ đông lạnh…) từ mức hiện tại 12.5%.

- Tôm mã HS 03061710 (tôm sú PD đông lạnh, tôm sú nguyên con HOSO đông lạnh, tôm sú tươi đông lạnh, tôm sú thịt đông lạnh, tôm sú HLSO tươi đông lạnh, tôm sú đông IQF, tôm thẻ thịt đông lạnh…) từ mức hiện tại 20%.

- Tôm mã HS 03061791, 03061792, 03061793, 03061799 từ mức 12% hiện tại. - Sau 5 năm: tôm mã HS 03061794 sẽ giảm về 0% từ 18%.

- Sau 7 năm: tôm mã HS 16052110 (tôm dạng bột nhão) và tôm mã HS 16052190 (tôm khác) sẽ được điều chỉnh từ mức 20% về 0%.

Về phi thuế quan

Xuất xứ

Để được hưởng mức thuế ưu đãi như trong Hiệp định EVFTA đã cam kết, các sản phẩm tôm phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ.

Tiêu chí xuất xứ đối với tơm ngun liệu và tôm chế biến trong EVFTA là xuất xứ thuần túy. Điều này có nghĩa là tôm thô, sơ chế và tôm chế biến xuất khẩu của Việt Nam được coi là có xuất xứ theo Hiệp định EVFTA khi nguyên liệu tôm

29

dùng trong q trình sản xuất có xuất xứ thuần tuý từ Việt Nam (được sinh ra hoặc nuôi dưỡng, đánh bắt và chế biến hồn tồn tại Việt Nam), khơng được phép nhập khẩu từ nước thứ ba ngoài Hiệp định.

Cam kết về TBT, SPS

EVFTA chủ yếu bao gồm các cam kết chung hợp tác, minh bạch hóa trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật (TBT), để có thể xuất khẩu vào EU, hàng hóa tơm phải tuân thủ các nguyên tắc TBT trong quá trình chế biến, đóng gói sản phẩm và bảo vệ mơi trường.

EVFTA bao gồm các cam kết về thực thi các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) đối với hàng hóa tơm, đặc biệt là thực phẩm và các sản phẩm nơng nghiệp. Ngồi ra có thêm cam kết về biện pháp SPS khẩn cấp gắn với các dịch bệnh và cam kết về giới hạn phạm vi địa lý của dịch bệnh.

EVFTA có một Chương riêng về thương mại và phát triển bền vững, với các cam kết về lao động, về môi trường, kinh doanh và quản lý bền vững các nguồn hải sản sống và sản phẩm nuôi tôm; cam kết hợp tác chặt chẽ trong vấn đề IUU; cam kết hợp tác, trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan tới việc kiểm soát, giám sát, thực thi các biện pháp quản lý đánh bắt hải sản.

Như vậy, mặc dù nhiều dòng thuế đối với mặt hàng tôm của Việt Nam về 0%, nhưng việc Việt Nam bị áp dụng thẻ vàng với khai thác hải sản từ năm 2018 cũng có tác động bất lợi đến hoạt động xuất khẩu tôm đánh bắt của Việt Nam.

Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng linh hoạt, trung thực quy tắc xuất xứ, chú trọng quy định, tiêu chuẩn về lao động, môi trường… để thúc đẩy xuất khẩu hàng tôm sang EU.

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu tôm sang thị trường eu trong bối cảnh thực hiện hiệp định evfta (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)