Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu tôm sang thị trường eu trong bối cảnh thực hiện hiệp định evfta (Trang 68 - 71)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU TÔM

2.5. Đánh giá thực trạng xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU trong bố

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, hạn chế trong sản xuất với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán nên khó

đầu tư cơ sở hạ tầng và tổ chức liên kết sản xuất. Nguyên nhân vì nghề ni tơm cho đến hiện nay vẫn chưa thốt khỏi hình bóng của nghề thủ cơng, trình độ sản xuất nhỏ, quy mơ hộ gia đình, phát triển tự phát theo cơ chế thị trường. Ngành tôm vẫn là một ngành khai thác tài nguyên theo kiểu tận thu. Năng lực của ngư dân, nơng dân cịn nhiều hạn chế nên tác động đến nhiều vấn đề: quy mô sản xuất, truy xuất nguồn gốc, sử dụng thuốc và thức ăn bị cấm trong ni chế biến tơm, khó khăn trong việc sản xuất theo chuỗi…

Thứ hai, hạ tầng logistics phục vụ sản xuất, nuôi tơm cịn nhiều bất cập do

chưa khai thác hết được lợi thế địa lý kinh tế và tiềm năng của mỗi địa phương. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động logistics cũng như sự kết nối giữa hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin… cả trong nước và với khu vực còn chưa cao nên hiệu quả hoạt động logistics cịn thấp. Tình trạng thiếu kho lạnh để bảo quản, dự trữ nguồn hàng và nguyên liệu giúp ổn định chuỗi sản xuất và

60

cung ứng do các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư. Đầu tư cho chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cịn hạn chế, dẫn tới lợi nhuận thu được từ sản phẩm tơm chưa cao vì nhiều nguyên nhân như hạn chế về quy mô doanh nghiệp và vốn, khả năng áp dụng cơng nghệ thơng tin cũng như trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động, hạn chế về kết cấu hạ tầng logistics và chi phí vận tải trên đường bộ, phụ phí cảng biển do các chủ tàu nước ngoài áp đặt.

Thứ ba, khó kiểm sốt chất lượng thủy sản với phương pháp nuôi thủ công.

Nguyên nhân do tồn tại trong phương pháp ni tơm cịn q thủ cơng và nhỏ lẻ, cộng thêm cơ chế quản lý còn nhiều hạn chế.

+ Hộ cá nhân nhỏ lẻ thiếu kiến thức nuôi và lạm dụng thuốc kháng sinh: Đối với những mặt hàng tôm doanh nghiệp không thể tự nuôi mà mua lại của các hộ dân, vấn đề kiểm sốt chất lượng rất khó được thực hiện do các hộ ni khơng phân biệt được đâu là thuốc nên và không nên lạm dụng/sử dụng, gây nên tình trạng dư thừa kháng sinh và các chất cấm trong sản phẩm. Việc này cũng dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, khiến cho tôm, cá nuôi chết nhiều, không đáp ứng được yêu cầu cả về chất lượng lẫn số lượng để xuất khẩu.

+ Kiểm soát chất lượng đầu vào, đầu ra một cách ngẫu nhiên: Việc kiểm soát chất lượng đầu vào đối với sản phẩm tôm thu mua từ các hộ cá thể cũng do doanh nghiệp thực hiện ngẫu nhiên. Doanh nghiệp thu mua sẽ kiểm tra ngẫu nhiên sản phẩm thu mua bằng cách đo lường lượng chất trong sản phẩm mẫu, kết quả lại khơng tồn diện và sai số cao nếu số lượng sản phẩm thu mua từ các hộ cá thể lớn.

+ Quy trình quản lý hộ ni chỉ tồn tại trên giấy tờ: Quy trình thu mua, kiểm sốt chất lượng sản phẩm vẫn đang được ghi chép lại trên giấy/chứng từ, hoặc trên phần mềm tạo lập văn bản đơn giản. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp thu mua và hộ nuôi lại chỉ tồn tại dưới hình thức mua đứt bán đoạn, thiếu quy trình giám sát và quản lý chặt chẽ, do đó việc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm tơm càng gặp khó khăn, chưa nói đến việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm tôm do thiếu thông tin.

Thứ tư, EU là thị trường tiêu thụ thủy sản khó tính nhất thế giới với những yêu

cầu cao về nguồn gốc và tính bền vững. Nguyên nhân là các quốc gia thành viên EU áp dụng cùng một chính sách ngoại thương với các nước ngoại khối và thị trường EU có một hệ thống các tiêu chuẩn khắt khe đối với hàng thủy sản như tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn an toàn cho người lao động và tiêu chuẩn về môi trường. Bên cạnh đó, đa số người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn những sản phẩm tơm có xuất xứ ở châu Âu và rất coi trọng thơng tin nhãn mác, bao bì, chất lượng… An tồn thực phẩm và chứng nhận đã trở thành khía cạnh hàng đầu trong thương mại sản phẩm tươi tại EU, xuyên suốt chuỗi cung ứng. Đồng thời, người

61

tiêu dùng EU cũng ngày càng quan tâm đến điều kiện sản xuất và vấn đề môi trường, xã hội. Họ thậm chí sẵn sàng trả giá cao hơn giá thơng thường khoảng 20- 50% cho các sản phẩm có chứng nhận bảo vệ môi trường hay trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững...

Thứ năm, xúc tiến thương mại tại thị trường EU chưa được chú trọng bởi vì

doanh nghiệp xuất khẩu tơm Việt Nam hầu hết đều thiếu các điều kiện cần thiết để làm công tác xúc tiến thương mại như: Thiếu cán bộ có năng lực xúc tiến thương mại, thiếu thông tin thương mại, thiếu nguồn lực tài chính, thiếu mạng lưới bán hàng và các mối quan hệ. So với các nước khác, nguồn kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến thương mại của ta còn rất khiêm tốn. Nhà nước cần thực hiện hỗ trợ về kinh tế, kỹ thuật, xây dựng năng lực, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các đơn vị dịch vụ thông tin một cách chuyên nghiệp.

Thứ sáu, thương hiệu sản phẩm tôm Việt Nam tại thị trường EU còn kém cạnh

tranh so với các nước xuất khẩu khác do trong q trình thâm nhập mặt hàng tơm vào thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng xúc tiến thương mại, là nước đi sau thiếu kinh nghiệm và vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu lớn vào EU, đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc, Ecuador dưới sự hỗ trợ của Chính phủ thực hiện các chương trình quảng cáo tiếp thị, liên kết với các siêu thị tổ chức các đợt khuyến mãi rất có hiệu quả.

62

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU

TÔM VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH EVFTA

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu tôm sang thị trường eu trong bối cảnh thực hiện hiệp định evfta (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)