Yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu tôm sang thị trường eu trong bối cảnh thực hiện hiệp định evfta (Trang 62 - 65)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU TÔM

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU

2.4.2. Yếu tố bên ngoài

Thị trường EU

 Tình hình phát triển kinh tế:

Liên minh châu Âu luôn là khu vực kinh tế lớn thứ 2 sau Mỹ. Tính đến cuối năm 2019, với 27 thị trường thành viên, dân số trên 446 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới gần 14 nghìn tỷ Euro, tổng mức thương mại hàng hóa đạt 4,07 nghìn tỷ Euro (không bao gồm thương mại nội khối), chiếm khoảng 15% thị phần thương mại thế giới và đầu tư trực tiếp nước ngồi hàng năm, có thể nói EU hiện là khu vực thị trường rộng lớn và tiềm năng nhất trong trao đổi thương mại với các quốc gia trên thế giới.

Vì vậy, nhu cầu tơm của thị trường EU là rất lớn, sản xuất nuôi tôm không đủ đáp ứng nhu cầu nên EU cần nhập khẩu một lượng tôm lớn. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu tơm.

 Tình hình chính trị, hợp tác quốc tế:

Liên minh EU thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực. Tất cả thành viên trong liên mình Châu Âu đều sử dụng chung một loại tiền tệ là đồng Euro. Ngoài những ngân hàng các nước thành viên thì ngân

54

hàng trung ương châu Âu (ESCB) là ngân hàng quản lý toàn bộ hoạt động tiền tệ của khối. Tuy vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn và bất ổn nhưng liên minh Châu Âu vẫn là tổ chức kinh tế hàng đầu thế giới vào thời điểm hiện tại.

 Chính sách thương mại:

EU áp dụng chính sách thương mại chung cho tất cả các quốc gia thành viên, trên cấp độ EU chứ khơng phải ở cấp quốc gia. Chính sách thương mại của EU bao gồm thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các phương diện thương mại của sở hữu trí tuệ và mua sắm cơng. Chính sách này được cấu thành bởi ba yếu tố chính: Các hiệp định thương mại với các nước ngoài EU để mở ra thị trường mới và gia tăng cơ hội phát triển thương mại cho các công ty EU; Quy định thương mại nhằm bảo vệ các nhà sản xuất EU trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Quan hệ EU và WTO, nơi đặt ra các quy tắc thương mại quốc tế.

EU đưa ra các chính sách về thương mại với mục đích bảo vệ người dân châu Âu bằng cách đảm bảo rằng các sản phẩm nhập khẩu phải tôn trọng những quy tắc bảo vệ người tiêu dùng. EU cũng sử dụng chính sách thương mại của mình để thúc đẩy vấn đề nhân quyền, các tiêu chuẩn về xã hội và an ninh, tôn trọng môi trường và phát triển bền vững.

Hiện EU sử dụng 3 biện pháp phòng vệ thương mại cơ bản bao gồm: Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Với chính sách thương mại khắc khe như vậy, thị trường EU tạo ra nhiều khó khăn và thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam khi thực hiện xuất khẩu tôm sang thị trường này.

Nhu cầu của thị trường EU

Từ nhiều năm nay, chỉ số tiêu thụ tôm tại thị trường EU tăng cao hơn hẳn so với thịt, do người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang ăn tơm nhiều hơn trong bữa ăn hàng ngày. Tại EU, phần lớn tôm đơng lạnh được dùng tại nhà, phần cịn lại tiêu thụ tại các nhà hàng. Người dân EU thường xuyên ăn tơm tươi sống ở nhà hàng vì họ cho rằng tôm tươi sống sẽ ngon hơn khi biết cách chế biến và các nhà hàng sẽ chế biến tôm tươi sống tốt hơn ở nhà. Trong khi những sản phẩm tôm đông lạnh, sơ chế, dễ chế biến sẽ được dùng nhiều hơn ở nhà. Những sản phẩm tơm đóng hộp ln được lựa chọn cho những chuyến du lịch ngắn ngày.

Đặc điểm về tập quán tiêu dùng của thị trường EU

EU gồm 27 quốc gia, mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng do đó có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hố. Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị trường tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong EU nhưng hầu hết các quốc gia này đều nằm trong khu vực Tây và

55

Bắc Âu nên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hố. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các thành viên là khá đồng đều cho nên người dân thuộc khối EU có đặc điểm chung về sở thích, thói quen tiêu dùng. Tơm được nhập khẩu vào thị trường này phải đảm bảo đầy đủ về chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã, vệ sinh an toàn cao. Người tiêu dùng châu Âu thường có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm tơm có nhãn hiệu nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu nổi tiếng này gắn với chất lượng sảm phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an toàn về chất lượng và an tâm cho người sử dụng.

An toàn thực phẩm và chứng nhận đã trở thành khía cạnh hàng đầu trong thương mại sản phẩm tôm tươi sống tại EU, xuyên suốt chuỗi cung ứng từ “trang trại đến bàn ăn”. Đồng thời, người tiêu dùng EU cũng ngày càng quan tâm đến điều kiện sản xuất và vấn đề môi trường, xã hội. Họ thậm chí sẵn sàng trả giá cao hơn giá thông thường khoảng 20-50% cho các sản phẩm tơm có chứng nhận bảo vệ mơi trường hay trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững.

Quy định pháp luật của thị trường EU

Các quy định pháp luật của thị trường EU ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu tôm. Các công ty xuất khẩu tôm đều phải tuân thủ các quy định của thị trường EU:

 Các qui định của luật pháp EU đối với hoạt động nhập khẩu tôm (thuế, thủ tục qui định về mặt hàng tôm nhập khẩu, quy định quản lý về ngoại tệ…)

 Các vấn đề về pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan đến việc xuất khẩu tôm (công ước viên 1980, Incoterm 2000…)

 Qui định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu tôm, về bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ

 Qui định về lao động, tiền lương, thời gian lao động, nghỉ ngơi, đình cơng, bãi cơng

 Qui định về luật cạnh tranh, về các loại thuế.

 Qui định về vấn đề bảo về môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, giao hàng, thực hiện hợp đồng.

 Qui định về quảng cáo hướng dẫn sử dụng sản phẩm tơm.

Ngồi những vấn đề nói trên nước nhập khẩu còn thực hiện các chính sách ngoại thương khác như: Hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan....

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam có tham gia vào các hoạt động kinh doanh xuất khẩu tôm cần phải lưu ý về luật cạnh tranh.

56

Cạnh tranh quốc tế trên thị trường EU

Tại thị trường EU, Ecuador đang nổi lên là một đối thủ cạnh tranh mạnh với các nguồn cung tơm từ châu Á, trong đó có Việt Nam. Ecuador có lợi thế giá tơm thấp và vận chuyển dễ dàng. Hai năm gần đây, Ecuador thâm nhập thị trường châu Âu bằng các sản phẩm từ tơm bóc vỏ, bỏ chỉ lưng, tơm bóc vỏ bỏ chỉ lưng để đuôi đến các sản phẩm tôm sống và tôm hấp. Các sản phẩm này đều được nuôi tại các trại nuôi được chứng nhận ASC. Ecuador lên kế hoạch định vị sản phẩm tôm chất lượng cao, bền vững tại thị trường châu Âu.

Các nguồn cung tôm tại châu Á cho thị trường EU gồm Ấn Độ, Việt Nam, Bangladesh, Indonesia…Trước năm 2019, Ấn Độ ln dẫn đầu, tiếp đó là Việt Nam và Bangladesh, Indonesia. Đến năm 2020, Việt Nam trở thành nguồn cung tôm tại châu Á lớn nhất cho EU, tiếp đó là Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia.

Ngồi việc phải cạnh tranh cùng với các doanh nghiệp trong nước cùng xuất khẩu tôm sang thị trường nhập khẩu tôm. Doanh nghiệp xuất khẩu tơm cịn phải cạnh tranh từ các công ty quốc tế, là đối thủ khi cùng tham gia vào thị trường EU. Đây cũng là khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu tơm cho mình.

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu tôm sang thị trường eu trong bối cảnh thực hiện hiệp định evfta (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)