Yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu tôm sang thị trường eu trong bối cảnh thực hiện hiệp định evfta (Trang 57 - 62)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU TÔM

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU

2.4.1. Yếu tố bên trong

Điều kiện tự nhiên

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, có đường bờ biển dài hơn 3260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiêng Giang), diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng hơn 226.00 km2, có diện tích vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1.000.000 km2, trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hịn đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác, đánh bắt, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong những chuyến ra khơi.

Biển Việt Nam cịn có nhiều vịnh, đầm phà, cửa sơng và trên 400.000 ha rừng ngập mặn. Đó là tiềm năng để Việt Nam phát triển hoạt động khai thác và ni tơm. Cùng đó trong đất liền cịn có khoảng 7 triệu ha diện tích mặt nước, có thể ni tơm trong đó có 120.000 ha hồ ao nhỏ, mươn vườn, 244.000 ha hồ chứa mặt nước lớn, 446.000 ha ruộng úng trũng, nhiễm mặn, cấy lúa 1 hoặc 2 vụ bấp bệnh, và 635.000 ha vùng triều.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và một số vùng có khí hậu ơn đới. Tài ngun khí hậu đã giúp cho ni tơm phát triển một cách thuận lợi. Chủng loại sinh vật đa dạng và phong phú trong đó có nhiều lồi có giá trị kinh tế cao.

49

Là một trong những nước xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới, Việt Nam có nguồn cung cấp thức ăn cho ngành nuôi tôm rất lớn, sẽ là nguồn cung cấp tôm nguyên liệu trong tương lai.

Tuy nhiên bên cạnh những điều kiện thuận lợi cũng có những khó khăn do điều kiện địa hình và thuỷ vực phức tạp, hàng năm có nhiều mưa bão, lũ, vào mùa khô lại hay vị hạn hán và gây khó khăn và cả những tổn thất to lớn cho nuôi tôm.

Khoa học công nghệ

Ứng dụng cơng nghệ mới vào sản xuất thủy sản nói chung, sản xuất tơm nói riêng đã và đang trở thành xu thế tất yếu hiện nay. Nhờ áp dụng những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi, chế biến tôm đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng yêu cầu, tạo thêm sức cạnh tranh và uy tín của sản phẩm tơm Việt Nam tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Một số tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ trong nuôi tôm như:

Công nghệ sản xuất giống các đối tượng tôm nuôi chủ lực đã được cải thiện, ổn định đáp ứng nhu cầu thị trường. Số lượng, chất lượng con giống cơ bản đã được nâng lên, ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Tỷ trọng giống tôm nước lợ chất lượng được sản xuất trong nước đã tăng đáng kể, kịp thời phục vụ nhu cầu thị trường trong nước. Công nghệ nuôi tiên tiến thế giới như nuôi tuần hồn, ni nước chảy, nuôi trong nhà, kỹ thuật biofloc… được ứng dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả kinh tế cao và phòng chống được một số bệnh trên tôm nuôi, giảm ô nhiễm mơi trường.

Bên cạnh đó, cơng nghệ điều khiển giới tính đã được áp dụng tại Việt Nam. Kỹ thuật sản xuất giống tơm càng xanh tồn đực đang được sử dụng phổ biến ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Hệ thống nuôi tuần hoàn (RAS) đã được áp dụng tại một số cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ của một số đơn vị như: Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, Tập đoàn thủy sản Việt - Úc, Công ty TNHH Hải Thanh... cho kết quả tốt.

Việc nghiên cứu, phân tích dựa trên đặc điểm sinh học, sinh thái học của các đối tượng ni, một số mơ hình ni ghép như: Tơm nước lợ - rong biển hoặc nuôi kết hợp như: tôm - lúa… đã được chuyển giao vào sản xuất. Các mơ hình về ni tơm bền vững theo hình thức ni thâm canh và nuôi theo hướng VietGap được triển khai quy mô nông hộ.

Công nghệ giám sát, quản lý mơi trường vùng ni và phịng trị dịch bệnh trên tôm nuôi đã được cải thiện. Thông qua việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, chi phí sản xuất đã giảm đáng kể, đặc biệt là chi phí thức ăn và hóa chất. Hơn nữa, cơng

50

nghệ nuôi sạch, không sử dụng kháng sinh, chất cấm đã được ứng dụng phổ biến tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn cho người dùng.

Ngoài ra, việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, ứng dụng công nghê chế biến ở trình độ cao đã có bước phát triển vượt bậc. Theo đó, trình độ cơng nghệ chế biến sản phẩm tôm đông lạnh của Việt Nam được đánh giá là tiên tiến so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trình độ cơng nghệ chế biến và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản Việt Nam được nâng cao. Các trang thiết bị máy móc hiện đại, giúp nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an tồn thực phẩm.

Một số cơng trình nghiên cứu Ứng dụng công nghệ về xử lý, sơ chế, bảo quản tôm trên tàu cá, các công nghệ làm lạnh trên biển để bảo quản hải sản, đặc biệt các dụng cụ chứa đựng, bảo quản tôm trên tàu được đầu tư nâng cấp đáng kể, đã góp phần làm giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác tơm, tạo ra nguồn ngun liệu có chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn cho chế biến xuất khẩu.

Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế

Việt Nam phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển có cơng nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Cụ thể hơn trong chiến lược phát triển kinh tế, phát triển ngành thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn đang được nhà nước quan tâm. Trong cơ cấu ngành thủy sản thì tơm chiếm một phần rất lớn.

Trước tiên phải kể đến Quyết định số 4413/QĐ-BNN-TCTS ngày 04/11/2020 của Bộ NN&PTNT ban hành. Kế hoạch hành động của Bộ NN&PTNT thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ ban hành. Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ngồi ra, Việt Nam vẫn đang nỗ lực thực hiện triệt để cam kết chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) với mục tiêu tháo gỡ thẻ vàng EU, vì sự phát triển bền vững của ngành khai thác và chế biến thủy sản. Mới đây, Bộ NN&PTNT đã ban hành Chỉ thị số 49/CT-BNN-TCTS ngày 06/01/2021 về tăng cường công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động và Quyết định số 214/ QĐ-BNN-TCTS ngày 14/01/2021 về Công bố danh sách cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác.

Thêm vào đó, một điểm sáng đối với thương mại Việt Nam nói chung và với ngành thủy sản, trong đó có tơm nói riêng là việc ngày 14/01/2019 và ngày

51

01/8/2020, hai Hiệp định thương mại tự do với quy mơ lớn là CPTPP và EVFTA có hiệu lực hứa hẹn mang đến những cơ hội mới về thuế quan cho sản phẩn tôm xuất khẩu của Việt Nam. Gần đây nhất, vào ngày 15/11/2020, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). RCEP sẽ có hiệu lực trong 2 năm tiếp theo sau khi được phê chuẩn bởi các quốc gia thành viên.

Thơng qua đó, thủy sản Việt Nam, đặc biệt là tơm xuất khẩu có điều kiện củng cố, gia tăng sức mạnh, sức cạnh tranh nhờ sử dụng dịch vụ hỗ trợ sản xuất giá rẻ hơn, mở rộng thị trường cũng như vượt qua một số thách thức về rào cản kỹ thuật, bảo hộ thương mại.

Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước

Mức độ đầu tư vốn vào cơ sở hạ tầng cho sản xuất và xuất khẩu (cụ thể vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc) tác động lên khối lượng xuất khẩu tôm cả trong dài hạn và ngắn hạn.

Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại, một hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển. Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam đa số có quy mơ nhỏ bé, chưa đồng bộ và chưa tạo được sự kết nối liên hoàn, khả năng đáp ứng nhu cầu giao thơng và an tồn giao thơng còn hạn chế. So với một số nước tiên tiến trong khu vực, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Điều này cũng làm hạn chế các dịch vụ vận chuyển hàng hóa tơm xuất khẩu.

Hiện nay, hầu hết các khu công nghiệp ở thành phố và tỉnh thành đều có các hệ thống kho bãi sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lưu kho, bến bãi, vận chuyển hàng hoá cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực trạng kho bãi ở Việt Nam hiện nay gặp tình trạng thiếu kho bãi. Lý do, các khu đất công nghiệp hiện nay vẫn ở với mức cho thuê khá cao bởi nhu cầu thuê hiện nay vẫn tăng mạnh. Các quỹ đất cho thuê tại các khu công nghiệp càng khan hiếm hơn. Ngoài ra, đang thiếu nhân viên có chuyên ngành, các nhân viên khơng có chun mơn và kinh nghiệm dẫn đến quản lí kho bãi gặp nhiều khó khăn. Khó khăn trong quản lí kho bãi cũng làm hạn chế vận chuyển hàng hóa tơm của các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU.

Thông tin liên lạc là một công nghệ không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Là hệ thống gồm nhiều các yếu tố có mối liên quan chặt chẽ với nhau, cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin, dữ liệu, thực hiện cung cấp, phản hồi nhanh chóng và hiệu quả. Trong xuất khẩu tơm Việt Nam sang EU thì thơng tin liên lạc có vai trị quan trọng. Việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông

52

tin, cũng như phần mềm thương mại điện tử của các DN nhỏ và vừa mới đạt ở mức trung bình, vì vậy khả năng giao thương kết nối với DN đối tác nước ngoài về cơ bản chưa cao. Các ứng dụng kết nối với khách hàng, nhà cung cấp và các đối tác cũng ở mức tương đối thấp nên chưa tận dụng được thế mạnh do công nghệ thông tin đem lại trong việc quản lý mối quan hệ bên ngoài DN.

Doanh nghiệp xuất khẩu tơm Việt Nam sang EU

 Trình độ, kĩ năng, quy mơ các doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đặc điểm của các DNNVV trong xuất tôm sang EU là phần lớn được hình thành từ hộ kinh doanh, trình độ học vấn chung của chủ doanh nghiệp tương đối cao và xuất thân đa dạng, các doanh nghiệp sản xuất chế biến tôm phần lớn vẫn quẩn quanh tại thị trường nội địa. Khó khăn của doanh nghiệp là vẫn còn nhiều hạn chế trong nắm bắt cơ hội thị trường, quy mô doanh nghiệp nhỏ, phân tán, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng lực quản lý, kinh doanh còn hạn chế; sức cạnh tranh kém so với các đối thủ quốc tế, chưa tạo dựng được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm tôm xuất khẩu.

 Khả năng tài chính của doanh nghiệp

DNNVV trong xuất khẩu tôm sang EU đã sử dụng hầu hết nguồn lực cho đầu tư nhà xưởng, mặt bằng, trang thiết bị máy móc ban đầu. Do vậy doanh nghiệp khơng cịn rất ít nguồn lực để triển khai những hoạt động khác. Các DNNVV khó tiếp cận các nguồn vốn vay của ngân hàng vì khó đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của ngân hàng. Vì thế họ rất cần sự đầu tư, hỗ trợ từ ngân hàng và các chính sách hỗ trợ từ nhà nước để giúp giảm bớt gánh nặng đầu tư ban đầu, cũng như rất cần những mơ hình nhà xưởng tiêu chuẩn dịch vụ chun biệt để họ yên tâm tập trung sản xuất và vận hành kinh doanh.

 Chiến lược xuất khẩu

EU cũng là thị trường tiêu thụ tơm khó tính nhất thế giới với những u cầu cao về nguồn gốc và tính bền vững. Đa số người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn những sản phẩm tơm có xuất xứ ở châu Âu và rất coi trọng thông tin nhãn mác, bao bì, chất lượng… Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đang thực hiện chiến lược xuất khẩu bằng cách nâng cao chất lượng tôm để vượt qua các rào cản kĩ thuật, đồng thời sản xuất các mặt hàng tơm có giá trị gia tăng, đa dạng hóa sản phẩm tơm nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu thị trường, qua đó tăng cường khả năng chinh phục thị trường nội địa và thị trường EU. Các nước EU có những yêu cầu tiêu chuẩn kĩ thuật và chất lượng, quy định về lao động… rất khắc khe vì vậy

53

các doanh nghiệp xuất khẩu tơm phải thay đổi thì mới cạnh tranh được với các đối thủ quốc tế.

 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp xuất khẩu tơm sang EU đang gặp nhiều khó khăn trong q trình phát triển và chưa có nhiều kinh nghiệm xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nên sức cạnh tranh kém so với các đối thủ quốc tế. Mạng lưới văn phòng đại diện và đại lý phân phối hàng tôm của Việt Nam tại EU cịn mới, nên tơm của Việt Nam chưa xuất khẩu trực tiếp được đến tận tay người tiêu dùng EU mà chủ yếu vẫn phải qua các công ty thương mại bán buôn hoặc các công ty chế biến thủy sản của EU. Hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu nhìn chung chưa bài bản và đồng bộ từ khâu tìm kiếm khách hàng, tiếp thị sản phẩm, thâm nhập thị trường và xây dựng quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác nhập khẩu.

Ngồi ra khó khăn khác mà các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang EU, đối mặt là các vụ việc điều tra phịng vệ thương mại của nước ngồi. Đối với lĩnh vực thuỷ sản, trong đó có tơm thì có rất nhiều u cầu liên quan đến các khâu như nuôi trồng, đánh bắt, chế biến...cũng đã được áp dụng với Việt Nam trong một thời gian khá dài.

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu tôm sang thị trường eu trong bối cảnh thực hiện hiệp định evfta (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)