Vai trò của thi hành án tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật về thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 35)

Việc tiến hành các hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng có nhiều vai trị và ý nghĩa đối với các chủ thể có liên quan. Ngay đối với những chủ thể không liên quan đến thi hành án tín dụng ngân hàng cũng có những sự tác động nhất định. Nghiên cứu cho thấy, thi hành án tín dụng ngân hàng có vai trị cơ bản như sau:

Thứ nhât, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của ngân

hàng và góp phần ổn định sự phát triển của nền kinh tế:

Đối với ngân hàng, hoạt động cấp tín dụng là nguồn thu nhập chủ yếu cho sự tồn tại. Đen khi các khoản cho vay không thể thu hồi đúng hạn, ngân hàng chỉ còn cách khởi kiện và sau đó là chờ đợi vào hoạt động tố chức thi hành án tín dụng ngân hàng. Nên việc tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng chính là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng. Hay nói cách khác, thi hành án tín dụng ngân hàng chính là cách thức xử lý nợ xấu để qua đó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các ngân hàng. Quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng sẽ đuợc thục tế hố thơng qua hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng. Hiệu quả từ hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng thể hiện thơng qua việc thu hồi các khoản nợ cho ngân hàng. Nhờ đó, ngân hàng có thể thu hồi vốn để tiếp tục hoạt động và tồn tại. Thơng qua đó, ngân hàng có thể n tâm duy trì hoạt động vì đuợc pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước mọi giao dịch. Nên nếu như hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng càng hiệu quả bao nhiêu thì quyền, lợi ích hợp pháp của ngân hàng càng được đảm bảo bấy nhiêu và từ

đó, giảm bớt các khoản nợ xâu và đóng góp vào sự phát triển ổn định cúa nền kinh tế Việt Nam.• •

Thứ hai, thi hành án tín dụng ngân hàng góp phần

tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động xét xử, giải quyết tranh chấp về tín dụng ngân hàng:

Thi hành án tín dụng ngân hàng là hoạt động chỉ có thể tiến hành khi đã trải qua giai đoạn xét xử, giải quyết tranh chấp tín dụng ngân hàng. Nói cách khác, giai đoạn xét xử, giải quyết tranh chấp tín dụng ngân hàng là tiền đề hay là cơ sở để tổ chức thi hành bản án, quyết định. Do đó, nếu như hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng diễn ra thuận lợi, hiệu quả thì góp phần quan trọng vào việc tăng cường uy tín, sự tôn nghiêm đối với các bản án, quyết định. Hay đó chính là việc, thi hành án tín dụng ngân hàng đã tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động xét xử, giải quyết tranh chấp về tín dụng ngân hàng. Bởi nếu như việc thi hành án tín dụng ngân hàng khơng hiệu quả thì có lẽ các đương sự sẽ không tin tưởng vào hoạt động xét xử giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân hay Trọng tài thương mại. Vì suy cho cùng, bản án, quyết định chỉ là các phán

trong đó các quyên lợi, nghĩa vụ giữa các bên đương sự. Nên các phán quyết mới chỉ tồn tại về mặt giấy tờ và vẫn

chưa được cụ thể hóa nếu như khơng có giai đoạn thi hành án dân sự. Ngồi ra, q trình tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng còn là giai đoạn chứng minh đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân, Trọng tài thương mại có thật sự chính xác và đúng pháp luật hay khơng? Bởi vì, hiệu quả của việc xét xử chính là cịn thể hiện một phần thơng qua q trình tổ chức thi hành án sau đó. Nên nếu như các vụ việc thi hành án khó khăn, rắc rối, phức tạp như thi hành án tín dụng ngân hàng diễn ra sn sẻ, thuận lợi, dễ dàng thì đó là minh chứng cho việc bản án, quyết định xét xử đã chặt chẽ, chính xác và làm cho các bên tâm phục, khẩu phục. Đồng thời, trong q trình tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng, Chấp hành viên có thể phát hiện những sai lầm, thiếu sót hay những vấn đề chưa thật sự hợp lý của bản án, quyết định được đưa ra thi hành án. Điển hình trong

đó như khơng ít trường hợp bản án, quyết định của Tịa án tun khơng rõ ràng, có sự sai sót... Nên đây cũng chính là cơ sở để cơ quan thi hành án dân sự kịp thời kiến nghị với các chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo các thủ tục

giám đôc thâm hay thủ tục tái thâm đê xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, cơ quan thi hành án dân sự cũng có quyền u cầu Tịa án nhân dân phải giải thích hay sửa chữa đối với những nội dung còn chưa rõ ràng trong bản án, quyết định. Qua đó, Tịa án nhân dân cũng có thể có thêm nguồn thông tin quý giá để nhận diện, nắm bắt những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xét xử của cơ quan mình, để từ đó, ngày càng cải thiện và nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết tranh chấp liên quan đến các án tín dụng ngân hàng.

Thứ ba, thi hành án tín dụng ngân hàng góp phần

nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật, trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội:

Cũng như các hoạt động thi hành án khác, thi hành án tín dụng ngân hàng đều là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định đã có hiệu lực và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội. Nên thi hành án tín dụng ngân hàng là hoạt động thể hiện tính nghiêm minh, khách quan, chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch của pháp luật. Thông qua hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng, cơ

quan thi hành án dân sự đã góp phân tuyên truyên, giáo dục pháp luật đối với những chủ thể liên quan trực tiếp đến quá trình thi hành án và những chủ thể có quan tâm đến hoạt động thi hành án khác. Vì thế, có tác động rất lớn đối với mọi chủ thể trong xã hội. Bởi lẽ, thơng qua q trình thi hành án tín dụng ngân hàng, mọi chủ thể có thể hiểu rõ hơn pháp luật thi hành án dân sự và các lĩnh vực pháp luật khác. Để từ đó, mọi cơng dân trong xã hội đều tăng cường và nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật, cũng như trách nhiệm đối với những quan hệ tín dụng ngân hàng. Trên thực tế, hoạt động giáo dục pháp luật bằng con đường xét xử tại Tịa án hay thơng qua hoạt động thi hành án dân sự đều để lại những suy nghĩ và ảnh hưởng rất lớn đối với những người có liên quan đến q trình xét xử hay thi hành án dân sự. về lâu dài, dần hình thành nên ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật, để từ đó, giảm bớt sự vi phạm pháp

luật nói chung và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng nói riêng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)