* về chủ trương'.
Kể từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (15 - 18/12/1986), chủ trương đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước mới thật sự bắt đầu. Trên tinh thần từ Đại hội VI “Hiến pháp năm 1992 ra đời là hệ quả của công cuộc đổi mới toàn diện, các chế định của Hiến pháp đã có sự thay đổi sâu sắc về “chất”, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [9, tr. 96].
Khác với mơ hình kinh tế tập trung chỉ huy kế hoạch, kinh tế thị trường luôn đề cao nguyên tắc tự do kinh tế. Điều này có nghĩa, chúng ta phải phải xóa bỏ chế độ độc tơn của một hình thức sở hữu và mặt khác phải khuyến khích, phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với sự bình đẳng của chúng trước pháp luật. Như vậy, kinh tế thị
trường với vị trí là “hạ tâng cơ sở” địi hỏi phải có “thượng tầng kiến trúc” - một mơi trường pháp lý an toàn, hiệu quả, linh động và đảm bảo cho tất cả các chủ thể sản xuất, kinh doanh có quyền tự do kinh doanh. Cụ thể hóa chủ trương phát triển kinh tế thị trường của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều bộ luật quan trọng: Luật Công ty (1990), Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990), Luật Doanh nghiệp (1999, 2005, 2014 và 2020)... Nhờ đó, góp phần làm cho nền kinh tế trì trệ, lạc hậu của Việt Nam bắt đầu thay đổi [13, tr.
124]. Cùng với sự phát triển của các công ty, hệ thống pháp luật ngân hàng cũng được quy định rất chặt chẽ với các đạo luật quan trọng như Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010...
Trước xu thế tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng, chúng ta không thể tách biệt khỏi sân
chơi kinh tế toàn cầu. “Một bước ngoặt trong tiến trình hội nhập của Việt Nam: ngày 07 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WT0” [44, tr. 78]. Việc đã cùng tham gia “sân chơi” kinh tế lớn nhất thế giới nên sẽ có nhiều làn sóng đầu tư vào Việt Nam và kéo theo
đó là nhu cầu về vốn. Trong đó, với tư cách là kênh dẫn vốn gián tiếp, các ngân hàng tiếp tục thực hiện sứ mệnh quan trọng là điều tiết luồng tài chính cho những nhà đầu tư cần vốn thông qua các hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, việc có càng nhiều họp đồng tín dụng đồng nghĩa với việc càng có thể dễ dàng phát sinh tranh chấp và kéo theo yêu cầu tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng.
Nhờ nhận bén theo sát và nắm bắt yêu cầu, địi hỏi từ thực tiễn Đảng và Nhà nước ln có những chủ trương theo sát với diễn biết tình hình. Qua đó, điều chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật về tín dụng ngân hàng và thi hành án tín dụng ngân hàng phù hợp.
* về đường lối’.
Kể từ Đại hội Đảng lần VI (12/1986), đường lối xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa luôn được thực hiện nhất quán tại nước ta. Và cũng từ Đại hội Đảng lần VI, tư duy quản lý kinh tế tập trung bao cấp trước đây đã được xóa bỏ triệt để và thay vào đó là tư duy quản lý kinh tế thị trường. Và chỉ có trong nền
kinh tê thị trường, các loại hình ngân hàng thương mại mới có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ.
Sau này, các Đại hội Đảng VII, VIII, IX, X, XI, XII và XIII vẫn khẳng định nhất quán chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường. Do đó, đương nhiên, hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục được củng cố, giữ vững và không ngừng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ trở thành những định chế tài chính quan trọng của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Hiến pháp 2013 cũng khẳng định rất rõ: “Nen kỉnh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kỉnh tế... các thành phần kỉnh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kỉnh tế quốc dân...” [32,
khoản 1 và 2, Điều 51]
Tinh thần của những văn kiện trên đã khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và đồng thời, có thể nhận thấy vai trị đặc biệt quan trọng của hệ thống ngân hàng. Từ đó, Đảng và Nhà nước luôn dành sự
quan tâm đên hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng, bởi đây chính là cơ chế thu hồi và xử lý nợ cho các ngân hàng. Vì chỉ có thể hoạt động kinh doanh thuận lợi khơng bị kẹt vốn vì nợ xấu, ngân hàng mới có thể đóng góp và
thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ của Nhà nước.• • • •