Hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện nay về thi hành án tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật về thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 128 - 146)

nay về thi hành án tín dụng ngân hàng

Thứ nhất, cần xem xét căn cứ hoãn thi hành án liên

quan đến trường hợp đương sự cố tình yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản thế chấp là đối tượng thi hành án để buộc cơ quan thi hành án dân sự phải hoãn thi hành án:

Như đã biết, nguyên tắc pháp định, cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện theo đúng nội dung của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và như vậy, sẽ phải xử lý tài sản bảo đảm. Thế nhưng, với mục đích cố tình kéo dài và trốn tránh nghĩa vụ thi hành án, khơng ít trường hợp, một trong các bên đương sự đã tiếp tục khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản thế chấp. Khi Tòa án thụ lý để giải quyết, đương sự lại lấy do

đó và tiêp tục yêu câu cơ quan thi hành án dân sự phải tạm hoãn thi hành án căn cứ theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 48 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014). Điều đó làm cho q trình tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng bị kéo dài. Có thể nói, sự bất cập này “xuất phát từ việc pháp luật thi hành án dân sự chưa có quy định cụ thể về việc hoãn thi hành án hoặc tiếp tục xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp này” [4]. Trên thực tế, để khắc phục tình trạng cố tình hỗn thi hành án này rất khó, vì quyền u cầu Tịa án giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm hoàn toàn là quyền hợp pháp của đương sự. Có lẽ, cũng chỉ còn cách mở rộng quy định tại khoản 1, Điều 317 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để cho phép Tịa án có thể tiến hành giải quyết tranh chấp

liên quan đến tài sản bảo đảm theo quy trình của thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự. Bởi lẽ, so với thủ tục xét xử thơng thường, thủ tục rút gọn có thể giảm bớt đáng kể thời gian, công sức của tất cả các bên. Thiết nghĩ, đây cũng là một gợi ý để các cơ quan lập pháp và Tòa án xem xét. Bởi trên thực tế, những trường hợp cố tình hỗn trên đang gây khó khăn rất lớn đối với công tác thi hành án dân sự và ảnh

hưởng trực tiêp đên quyên, lợi ích hợp pháp của các ngân hàng.

Thứ hai, về vấn đề thanh toán khoản thuế, phí khi xử

lý tài sản bảo đảm trong thi hành án tín dụng ngân hàng:

Q trình tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng sẽ làm phát sinh các nghĩa vụ về thuế khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ. Theo Công văn số 5477/BTC-TCT ngày 14/5/2019 hướng dẫn về thu thuế theo Nghị quyết

42: “Tổ chức tín dụng thỏa thuận đối với các bên liên quan về cách thức thanh toán các khoản thuế thu nhập cá nhân phát sinh trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm theo nội dung Thơng báo số 106/TB-VPCP ngày 22/3/2019 của Văn phịng Chính phủ”. Thế nhưng, trên thực tế, nếu số tiền bán tài sản bảo đảm không đủ thu hồi nợ cho ngân hàng thì rất

khó có thể thanh tốn nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Ngay cả đối với cơ quan thi hành án dân sự cho dù đã xử lý xong tài

sản bảo đảm nhưng cũng không kết thúc được hồ sơ vụ việc thi hành án. Còn nếu buộc ngân hàng phải nộp thuế đối với Nhà nước thì càng làm giảm số tiền thu hồi nợ của ngân hàng. Nên đây là một trong những khó khăn đã được

đảm thực chât là các tài sản có giá trị cao hơn so với giá trị khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay. Thế nhưng, cũng khơng ít trường hợp, do lỗi cố ý của nhân viên tín dụng ngân hàng đã thẩm định giá trị tài sản bảo đảm với giá trị cao hơn so với giá trị thực tế nên khi ngân hàng cho vay đã cho vay nhiều hơn so với giá trị của một khoản vay được cho là an toàn đối với ngân hàng. Do đó, đến khi tổ

chức bán tài sản bảo đảm thì khơng thể thu hồi được giá trị như mong muốn của tất cả các bên liên quan đến thi hành án. Mặt khác, kể từ khi xét xử đến khi thi hành án, ngân hàng cũng đã phải chịu khá nhiều chi phí trong và ngoài tố tụng. Vậy nên, ngân hàng dù cho có thu hồi được khoản cho vay từ tài sản bảo đảm nhưng cũng không thể đầy đủ bằng số tiền đã cho vay. Hơn nữa, nếu buộc phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế mà ngân hàng chỉ có thể thu hồi được rất ít tài sản từ q trình tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng thì có vẻ chưa cơng bằng đối với ngân hàng. Nên có thể xem xét theo hướng khoản thuế thu nhập chỉ tính khi ngân hàng thu hồi được giá trị đạt bao nhiêu phần trăm so với tổng giá trị tài sản. Hay có thể quy định mức thấp hơn đối với khoản thuế thu nhập đối với tài sản bảo đảm cho

khoản nợ. Có như vậy, ngân hàng mới có thê châp nhận thực hiện nhanh chóng nghĩa vụ thuế và cơ quan thi hành

án dân sự mới có thể kết thúc vụ việc thi hành án.• • •

Thứ ba, về việc xác định rõ ràng quyền xử lý tài sản

thế chấp bảo lãnh khoản vay cho bên thứ ba trong quá trình tố chức thi hành án tín dụng ngân hàng:

Như đã nêu, hiện nay, việc xác định rõ ràng quyền xử lý tài sản thế chấp bảo lãnh khoản vay cho bên thứ ba đang gây ra khá nhiều rắc rối, phức tạp cho các Chấp hành viên. Bởi, có nhiều quan điểm khác nhau như “phải xử lý hết tài sản của người phải thi hành án mới xử lý tài sản thế chấp (tài sản bảo đảm) của bên thứ ba” [4]. Mặt khác, pháp luật hiện nay cũng chưa quy định chi tiết, rõ ràng đối với vấn đề xác định tư cách của người thứ ba thế chấp tài sản. Hay đó là người có nghĩa vụ liên quan hay người phải thi hành án. Do đó, tác giả luận văn cho rằng, cần xem xét lại các quy định hiện nay và nên quy định rõ ràng theo hướng xử lý tài sản bảo đảm khoản vay trước rồi nếu như vẫn không đủ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng thì mới xử lý đến các tài sản khác của người phải thi hành án. Ngoài ra, đối với trường hợp tài sản bảo đảm khoản vay

thuộc một bên thứ ba thì cân xác định tư cách chủ thê này • • • phải là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Bởi lẽ, người phải thi hành án ở đây phải là người được xác định sẽ phải thực hiện nghĩa vụ theo nội dung của bản án, quyết định. Còn tài sản bảo đảm khoản vay có thể là tài sản của một người thứ ba đang trực tiếp quản lý, khai thác, sử dụng thì phải xác định đây là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Có như vậy, mới tháo gõ các khó khăn để cơ quan thi hành án dân sự thực hiện tốt các hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng trong trường họp gặp phải các tình huống trên.

tư, về việc xác định giá trị của tài sản bảo đảm:

Để xác định giá trị của tài sản bảo đảm, Chấp hành viên sẽ phải ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên. Cịn theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Luật Giá năm 2012 thì khơng quy định giới hạn về phạm vi hoạt động thẩm định giá của tổ chức, doanh nghiệp thẩm định giá. Do đó, việc giới hạn tổ chức thẩm định giá của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và Nghị định số 62/2016/NĐ-CP phải nằm trên

địa bàn tỉnh, thành phô đã làm hạn chê rât nhiêu vê cơ hội để có thể lựa chọn được tổ chức định giá có năng lực, uy tín để thực hiện việc định giá tài sản bảo đảm. Bởi lẽ, tại nhiều địa phương, tổ chức thẩm định giá còn khá thiếu và đó là chưa kể đến năng lực của các tổ chức thẩm định giá vẫn còn rất yếu. Từ đó, nếu như chỉ có thể ký kết hợp đồng với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì dẫn đến hiệu quả và chất lượng thẩm định giá chưa cao. Sở dĩ như vậy là vì đối với các loại tài

sản địi hỏi phải có sự hiểu biết hay kiến thức chuyên sâu như các loại dây chuyền sản xuất, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu cơng nghiệp... thì để định giá chính xác cịn cần rất nhiều yếu tố. Bởi vậy, theo tác giả luận văn, cần quy định cho phép Chấp hành viên và các bên đương sự có thể bàn bạc và thống nhất để lựa chọn các tổ chức thẩm định

giá không nhất thiết phải tồn tại trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hay nói cách khác, bất cứ tổ chức thẩm định giá nào đáp ứng các u cầu, địi hỏi thì các đương sự và Chấp hành viên đều có thể lựa chọn để định giá tài sản bảo đảm cho khoản vay là đối tượng thi hành án tín dụng ngân hàng.

Thứ năm, vê chi phí xác minh điêu kiện thi hành án

và xử lý tài sản:

Như đã biết, về các khoản chi phí này cho dù được ngân sách nhà nước tạm ứng cho cơ quan thi hành án dân sự, tuy nhiên, lại xuất hiện những tình trạng “có những đơn vị chỉ đủ tạm ứng cho một vụ việc giá trị lớn, thiếu kinh phí tổ chức thi hành án, cưỡng chế dẫn đến hiệu quả thi hành án chưa cao” [4]. Trên thực tế, những chi phí này rất lớn vì hoạt động xác minh điều kiện thi hành án và xử lý tài sản thi hành án vốn dĩ rất phức tạp và mất nhiều công sức, thời

gian, tiền bạc. Do đó, theo tác giả luận văn, có thể quy định theo hướng buộc người phải thi hành án phải nộp thêm một khoản kinh phí để hồ trợ bước đầu cho công tác xác minh điều kiện thi hành án và xử lý tài sản thi hành án tín dụng ngân hàng. Sau đó, đương nhiên, bên phải thi hành án nếu không tự nguyện thi hành án thì sẽ phải chịu số tiền trên. Như vậy, đây cũng là giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho cơ quan thi hành án dân sự khi tổ chức thi hành án.

3.2,2, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án tin dụng ngân hàng tại Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhât, việc xét xử giải quyêt các vụ án liên quan

đến tín dụng ngân hàng của Tịa án cần phải bám sát với thực tiễn tồn tại của các tài sản bảo đảm:

Như đã biết, từ thực tiễn thi hành án tín dụng ngân hàng cho thấy, “một số trường họp bản án, quyết định của Tòa án không tuyên cụ thể nghĩa vụ đảm bảo của tài sản thế chấp của bên thứ ba trong Hợp đồng tín dụng” [4]. Đồng thời, những sai sót khác của Tịa án như khơng đưa người có quyền lọi, nghĩa vụ liên quan tham gia vào quá trình xét xử. Khi có yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự về việc giải thích những nội dung chưa rõ ràng trong bản án, quyết định thì Tịa án giải thích cịn khá chậm. Hay như việc Tịa

án chưa chú trọng “việc xác minh kiểm tra thực tế tài sản mà xét xử căn cứ họp đồng thế chấp tài sản dẫn đến khó khăn trong quá trình thi hành án” [4]. Nên đây là những khó khăn rất lớn đối với cơ quan thi hành án dân sự khi tiến hành tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng. Bởi lẽ, bản án xét xử lại thiếu tương đồng với thực trạng tồn tại của các tài sản là đối tượng thi hành án. Có thể do Tòa án khi xét xử quá tập trung vào nội dung của hợp đồng tín dụng mà chưa quân tâm đến hiện trạng của tài sản bảo đảm và các khó

khăn có thê sẽ xảy ra cho quá trình tơ chức thi hành án sau đó. Điển hình như việc, Tòa án chỉ xác định giữ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản như ô tô, mô tô, tàu thuyền... nhưng lại không giữ các tài sản này. Điều này có thể dẫn đến hệ quả là bên phải thi hành án có thể cất giấu tài sản gây khó khăn cho q trình tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng. Vì thế, tác giả luận văn cho rằng, có lẽ cần phải xem xét lại q trình xét xử tại Tịa án hiện nay. Bởi

lẽ, việc xét xử không chỉ là nhiệm vụ của Tòa án mà còn phải làm sao có sự phối họp nhịp nhàng, đồng bộ với giai

đoạn thi hành án dân sự sau đó. Nói cách khác, q trình bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của đương sự không chỉ trong hoạt động xét xử mà còn liên quan trực tiếp đến kết quả thi hành án dân sự. Vậy nên, Tòa án cần chú trọng đến hiện trạng của tài sản là đối tượng thế chấp trong quan hệ tín dụng ngân hàng. Khi xét xử, một mặt, Tòa án cần tiến hành hoạt động xác minh đầy đủ, rõ ràng về tất cả những vấn đề liên quan đến tài sản thế chấp. Mặt khác, cần có những biện pháp bảo đảm hiện trạng thực tế của tài sản. Đồng thời, cần rút ra những bài học từ việc xử lý chưa triệt để tài sản thế chấp như chỉ giữ giấy tờ nhưng không tạm

thời tịch thu tài sản đê tránh các hành vi tâu tán của nguời có nghĩa vụ phải thi hành án. Có lẽ, chỉ có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất của tất cả các chủ thể có liên quan đến q trình xét xử và thi hành án tín dụng ngân hàng thì mới có thể bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của những nguời liên quan. Nên việc xét xử của Tòa án cần gắn liền với thực tiễn các khó khăn của quá trình tổ chức thi hành án hơn thì đồng nghĩa, đó cũng là giải pháp hiệu quả để nâng cao hiệu quả thi hành án tín dụng ngân hàng.

Thứ hai, đối với việc lập hồ sơ cho vay của các ngân

hàng:

Đây là khâu đầu tiên trong quy trình cấp tín dụng tại các ngân hàng. Tuy nhiên, từ thực tiễn hoạt động xác minh các tài sản bảo đảm của các nhân viên tín dụng ngân hàng hiện nay cho thấy, khơng ít truờng hợp, khách hàng đã tìm mọi cách mua chuộc, dụ dỗ các nhân viên tín dụng để cố

tình nâng khống giá trị tài sản bảo đảm cho khoản vay ngân hàng. Điều này dẫn đến hệ quả khơng ít nhân viên tín dụng đã rơi vào vịng lao lý vì khơng thể thu hồi khoản vay sau đó. Mặt khác, càng dẫn đến nguy cơ các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng xảy ra nhiều hơn. Bởi vì, bên

vay được tiên với giá trị ngang băng tài sản bảo đảm thì hồn tồn có thể chấp nhận vi phạm nghĩa vụ hoàn trả tiền cho ngân hàng theo hợp đồng tín dụng. Điều này cũng gây nên những khó khăn cho cơng tác thi hành án tín dụng ngân hàng, bởi một mặt, số lượng vụ việc thi hành án nhiều hơn và mặt khác, việc tài sản bảo đảm thấp hơn giá trị thực tế đương nhiên dẫn đến việc bán tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ thi hành án sẽ khơng thực hiện được. Nói cách

khác, từ việc thẩm định giá trị tài sản thế chấp chưa sát với thực tế, ví dụ như diện tích thực tế của thửa đất có sự chênh lệch với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay tài sản thế chấp lại thấp hơn so với nghĩa vụ bảo đảm cho khoản vay

Một phần của tài liệu Pháp luật về thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 128 - 146)